Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Địa chỉ: Tổ 12- Phường Nguyễn Thị Minh Khai - TP. Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn
Năm thành lập: 1997
E: backan.bvdk@gmail.com
H: 0966631919
W: http://bvdkbackan.com.vn/
.
Giới Thiệu
Giờ Làm Việc
Khoa Khám Bệnh
Bảng Giá Dịch vụ
Địa Chỉ
Hướng Dẫn
FAQ
Đăng Ký
Đánh Giá
Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn là bệnh viện đa khoa hạng II, được thành lập theo Quyết định số 53/QĐ-UB ngày 04/02/1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
Bệnh viện gồm 33 khoa phòng, trong đó có 5 phòng chức năng, 20 khoa lâm sàng trong đó có 01 đơn nguyên sơ sinh, 05 khoa cận lâm sàng và 03 khoa hỗ trợ phục vụ (khoa Dược, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa Dinh dưỡng).
Các công trình kiến trúc của Bệnh viện được sắp xếp nhằm đảm bảo tốt dây truyền hoạt động của Bệnh viện theo 4 khối chức năng: Khối khám, chữa bệnh ngoại trú và hành chính, khối kỹ thuật công nghệ cao, khối điều trị bệnh nhân nội trú, khối hậu cần kỹ thuật.
Đến ngày 15 tháng 11 năm 2019, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn được Ủy ban nhân dân tỉnh giao tiếp nhận toàn bộ cơ sở vật chất của Trường Trung cấp Y tế tỉnh Bắc Kạn. Hiện nay, đơn vị đang xây dựng phương án cải tạo để đưa một số khoa điều trị nội trú vào sử dụng nhằm giải phóng công năng nhà kỹ thuật công nghệ cao phục vụ triển khai dịch vụ kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, chi phí lớn.
Giờ làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Thời gian khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn:
- Thứ 2 - 7: Sáng từ 7h00 đến 11h30; Chiều từ 13h30 đến 17h00
- CN không làm việc
- Cấp cứu 24/7
Các khoa khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Khoa Cấp cứu
Khoa Cấp cứu là khoa lâm sàng trực thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Là đơn vị thường trực cấp cứu 24/24 giờ với tất cả bệnh nhân tự đến và tuyến dưới chuyển đến cấp cứu. Mỗi ngày tiếp nhận trung bình 50 – 120 bệnh nhân thuộc các chuyên khoa khác nhau, đảm bảo cấp cứu kịp thời và hiệu quả. Cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng đáp ứng cấp cứu hàng loạt, cấp cứu trong tình huống thảm họa.
Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Nhân sự và tổ chức khoa
- Nhân lực: Tổng số cán bộ của khoa gồm có 17 cán bộ viên chức (14 cán bộ chính thức, 03 cán bộ hợp đồng)
- 02 Bác sĩ chuyên khoa I (01 đang học CK II)
- 04 Bác sĩ đa khoa (01 Bác sĩ CK định hướng HSCC)
- 01 Cử nhân điều dưỡng
- 04 Điều dưỡng cao đẳng
- 05 Điều dưỡng trung cấp ( 04 đang học đại học)
- 01 Hộ lý
- Khoa Cấp cứu gồm 2 bộ phận: Phòng khám cấp cứu ( tại tầng 1 khu nhà A)– là khu vực tiếp nhận và phân loại bệnh nhân và khu điều trị: quy mô giường bệnh khu điều trị: được giao 25 giường kế hoạch, thực kê 33 giường.
Chức năng nhiệm vụ
a) Tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới bệnh viện.
b) Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu cho đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch sau đó chuyển người bệnh đến các chuyên khoa phù hợp khi điều kiện bệnh nhân cho phép hoặc cho ra viện tại khoa.
c) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy chế chuyên môn trong bệnh viện.
d) Tổ chức dây chuyền cấp cứu cùng với khoa Điều trị tích cực hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện.
e) Nghiên cứu khoa học, tư vấn và tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng.
g) Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ, chỉ đạo tuyến về lĩnh vực cấp cứu cho tuyến dưới.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Khoa được hỗ trợ cung cấp đủ thuốc và dụng cụ đầy đủ dùng trong cấp cứu như: máy thở, máy thở di động, máy sốc điện, máy điện tim, máy monitor theo dõi, máy hút dịch, máy khí máu cầm tay, máy đo đường huyết, bơm tiêm điện, máy truyền dịch,…
Cùng với các phòng chức năng giúp tổ chức quy trình cấp cứu từ tiếp nhận – thăm khám – xử trí cấp cứu – cận lâm sàng được thực hiện nhanh chóng, giảm thiểu thời gian trong chẩn đoán, giúp điều trị cấp cứu nhanh cho người bệnh
Khoa Da liễu
Khoa Da liễu là một khoa lâm sàng được thành lập vào ngày 01 tháng 8 năm 2001 với tổng số biên chế 05 cán bộ trong đó 02 bác sỹ, 02 điều dưỡng, 01 hộ lý với 08 giường bệnh được giao.
Qua 20 năm phát triển hiện tại khoa có 07 biên chế trong đó có 03 Bác sỹ, 03 Điều dưỡng, 01 hộ lý. Trong đó, về trình độ chuyên môn đã có 02 Bác sỹ CKCI về Chuyên ngành Da Liễu và trình độ điều dưỡng từ cao đẳng trở lên. Trong đó chỉ tiêu kế hoạch giường bệnh là 12 giường.
Chức năng nhiệm vụ
- Cấp cứu - Khám và điều trị bệnh nhân ngoại trú, nội trú.
- Đào tạo cán bộ
- Nghiên cứu khoa học.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật.
- Phòng bệnh.
- Quản lý.
Tình hình hoạt động
- Là một khoa lâm sàng thuộc khối chuyên khoa lẻ hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh da và hoa liễu.
- Tập thể khoa luôn đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao cụ thể :
- Bác sỹ được phân công phụ trách công việc cụ thể vì vậy công tác khám chữa bệnh được khẩn trương kịp thời, chẩn đoán chính xác và điều trị theo đúng phác đồ, thực hiện tốt quy chế hồ sơ bệnh án, quy chế hội chẩn và quy chế chuyên môn.
- Điều dưỡng thực hiện chăm sóc theo nhóm nên công tác chăm sóc người bệnh ngày một nâng cao so với những năm trước đây. Cụ thể: Theo dõi sát người bệnh, thực hiện y lệnh của Bác sỹ một cách nhanh nhất, thuốc đến tay người bệnh kịp thời, thực hiện tốt quy chế thường trực, không để xảy ra sai sót chuyên môn.
- Bệnh nhân đến khám, điều trị đạt và vượt kế hoạch.
- Chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt
- Triển khai máy Laser tốt trong điều trị.
Khám da liễu tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Khoa Gây mê hồi sức
Khoa Gây mê hồi sức là khoa lâm sàng được thành lập ngày 01 tháng 10 năm 1980. Trải qua 20 năm, cùng với sự hình thành và phát triển của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn, từ khi thành lập đến nay luôn không ngừng phát triển. Từ ngày thành lập khoa có 3 bàn mổ, đến nay khoa có 06 phòng mổ với nhiều chuyên khoa như : Ngoại – Tổng hợp, Sản, Chấn thương, Tiết Niệu, Gan Mật, Răng hàm mặt, tai mũi họng,…
Chức năng nhiệm vụ
- Có chức năng thực hiện công tác gây mê, gây tê, hồi sức trong, sau phẫu thuật và một số thủ thuật đối với người bệnh theo đúng qui định chuyên môn kỹ thuật. Các kỹ thuật, thủ thuật phải được thực hiện tại các buồng phẫu thuật hoặc khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.
- Gây mê, gây tê là phương pháp giúp người bệnh không đau với mức độ thức tỉnh khác nhau nhằm duy trì ổn định các chức năng sống trong khi thực hiện phẫu thuật (mổ), thủ thuật.
- Gây mê hồi sức là việc thực hiện một số hoặc tất cả hoạt động trong các hoạt động khám trước gây mê, gây mê, hồi tỉnh, hồi sức ngoại khoa và chống đau.
Hoạt động chuyên môn
Đội ngũ cán bộ của khoa Gây Mê Hồi Sức luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Khoa luôn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, 100% cán bộ là lao động giỏi, không có cá nhân yếu kém.
- Gây mê thành công cho nhiều ca phẫu thuật và phẫu thuật nội soi ổ bụng, phẫu thuật lấy thai, các phẫu thuật sản khoa, kết hợp xương, nội soi mũi xoang, nội soi đường hô hấp để chẩn đoán và điều trị...
- Góp phần cấp cứu và cứu sống nhiều bệnh nhân nặng như sốc nhiễm trùng các loại, sản phụ và sơ sinh non yếu do sản giật, chảy máu trong sản khoa, bệnh tim mạch.
- Vô cảm cho các thủ thuật ngoài phòng mổ cho nội soi dạ dày, trực tràng…
- Thực hiện các kỹ thuật vô cảm: gây mê bằng thuốc mê bốc hơi, gây mê tĩnh mạch hoàn toàn, mê Mask thanh quản, đặt nội khí quản chọn lọc, đặt nội khí quản khó, gây tê vùng ….
- Về hậu phẫu: khoa chăm sóc bệnh nhân nặng toàn diện, sử dụng thành thạo máy thở, máy monitor.
- Nhận đào tạo cho các bác sĩ đa khoa, điều dưỡng, kỹ thuật viên ở các bệnh viện tuyến huyện. Tham gia công tác chỉ đạo tuyến theo chương trình công tác chỉ đạo tuyến của Bệnh viện
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào báo cáo thống kê phẫu thuật, thủ thuật, vật tư tiêu hao, và quản lý bệnh.
Phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng - Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Khoa Huyết học – Truyền máu
Khoa Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn được thành lập từ tháng 1 năm 2017. Tiền thân từ khoa xét nghiệm chung (gồm Huyết học – Truyền máu, Sinh hóa và Vi sinh), qua 4 năm hình thành và phát triển, khoa đã trở thành một trong những khoa tương đối hoàn chỉnh trong bệnh viện.
Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của khoa là công tác xét nghiệm huyết học, đông máu, miễn dịch di truyền sinh học phân tử, sản xuất chế phẩm máu và phát máu an toàn nhằm đáp ứng được những yêu cầu về chẩn đoán, theo dõi, điều trị và tiên lượng bệnh của các khoa lâm sàng, đồng thời tiếp nhận và cung cấp máu cho bệnh viện và các trung tâm y tế tuyến huyện trong toàn tỉnh.
Tập thể khoa Huyết học truyền máu - Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Chức năng nhiệm vụ
- Tổ chức thực hiện hội chẩn, tham gia ý kiến điều trị các bệnh nhân liên quan chuyên ngành huyết học – truyền máu
- Tổ chức triển khai và thực hiện các xét nghiệm thuộc chuyên ngành Huyết học – Truyền máu – Miễn dịch – Di truyền sinh học phân tử phục vụ khám, cấp cứu và điều trị trong toàn bệnh viện.
- Tổ chức thực hiện công tác dự trù, bảo quản, cấp phát máu và chế phẩm máu an toàn, kịp thời phục vụ cấp cứu và điều trị bệnh nhân toàn bệnh viện.
- Tổ chức triển khai, thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại về lĩnh vực Huyết học – Truyền máu theo yêu cầu của bệnh viện.
- Tham mưu đề xuất, tư vấn cho giám đốc bệnh viện và các phòng chức năng về các hoạt động liên quan Huyết học – Truyền máu nhằm tăng cường hiệu quả, an toàn, nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bệnh viện phân công và theo quy định của pháp luật.
Hoạt động chuyên môn
- Cùng với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, khoa đã và đang triển khai các kỹ thuật cơ bản và chuyên sâu thuộc chuyên ngành Huyết học – Truyền máu - Miễn dịch – Di truyền – Sinh học phân tử giúp chẩn đoán các bệnh về máu, hệ thống tạo máu và giúp theo dõi điều trị, tiên lượng bệnh.
- Triển khai hiệu quả công tác an toàn truyền máu theo quy định của Bộ y tế, mỗi năm phát trên 3000 đơn vị máu an toàn.
- Tham gia nội kiểm, ngoại kiểm xét nghiệm Huyết học, đông máu, sàng lọc máu nâng cao độ chính xác và tin cậy trước khi trả kết quả cho người bệnh.
- Từng bước thực hiện nâng cao chuyên môn và quản lý chất lượng trong khoa.
- Chuyển giao kỹ thuật và đào tạo, đào tạo lại cho tuyến dưới về lĩnh vực Huyết học – Truyền máu đặc biệt là phát máu an toàn.
- Thực hiện lấy máu, sàng lọc và tách các thành phần máu tạo ra các chế phẩm máu an toàn phục vụ cho nhu cầu của người bệnh. Giúp các bác sĩ lâm sàng triển khai thêm các kỹ thuật chuyên sâu như chạy thận nhân tạo, lọc máu thay huyết tương, các phẫu thuật lớn, các ca chấn thương mất nhiều máu …
- Rửa hồng cầu bằng máy ly tâm lạnh
- Xét nghiệm hòa hợp miễn dịch phát máu trong môi trường nước muối ở điều kiện 22°C và trong môi trường có sử dụng kháng globulin người bằng kỹ thuật Gelcard trên máy tự động.
Khoa Khám bệnh
Khoa Khám bệnh gồm 16 phòng khám với 11 chuyên khoa: 01 phòng khám cấp cứu; 01 phòng khám tự nguyện; 02 phòng khám nội chung; 01 phòng khám Nội tiết; 01 phòng khám Hô hấp; 01 phòng khám Nội thần kinh; 01 phòng khám Ngoại tổng quát; 01 phòng khám Sản - Phụ khoa; 01 phòng khám Da liễu; 01 phòng khám Nhi; 01 phòng khám Ung bướu; 01 phòng khám Đông y; 01 phòng khám Tai mũi họng; 01 phòng khám Mắt; 01 phòng khám Răng hàm mặt.
Phòng khám Quản lý bệnh đái tháo đường - Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Chức năng nhiệm vụ
- Tổ chức và tiếp nhận người bệnh đến cấp cứu.
- Tiếp nhận, khám chữa bệnh cho các đối tượng: BHYT và không BHYT
- Khám bệnh, chọn lọc người bệnh vào điều trị nội trú, thực hiện công tác điều trị ngoại trú hoặc chuyển tuyến, đặc biệt quan tâm đến người bệnh cao tuổi, người bệnh thuộc đối dượng ưu tiên và hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, theo dõi tình hình bệnh tật trong vùng dân cư được phụ trách để có biện pháp ngăn ngừa bệnh tật.
- Tổ chức dây chuyền khám sức khoẻ theo nhiệm vụ được giao:
- Khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các cá nhân và tập thể
- Khám, cấp giấy chứng nhận sức khỏe: cho cơ quan, xí nghiệp, trường học…
Trang thiết bị
Phòng khám cấp cứu ban đầu có xe cáng, máy Mornitoring, giường cấp cứu đa năng hiện đại, có hệ thống oxy và thuốc cấp cứu đầy đủ đảm bảo nhanh chóng thuận tiện cho cấp cứu.
Hệ thống số khám tự động được trang bị tại địa điểm tiếp đón, nơi chờ khám bệnh rộng, thoáng mát đủ chỗ ngồi cho người bệnh đến khám.
Các phòng khám đã được bố trí máy vi tính, máy in đảm bảo trang thiết bị về tin học trong công tác khám bệnh. Các phòng khám chuyên khoa: như phòng khám Mắt ,Tai mũi họng, Răng hàm mặt...có trang bị máy móc và các thiết bị y tế hiện đại
Khoa Mắt
Khoa Mắt được thành lập tháng 10 năm 2005 thuộc khối chuyên khoa, là một chuyên khoa lâm sàng nằm trong tổ chức, biên chế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh.
Chức năng nhiệm vụ
- Khoa Mắt là một khoa lâm sàng của Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn thực hiện khám chữa bệnh bằng phương pháp: nội khoa, ngoại khoa, tư vấn các bệnh lý về mắt phù hợp với nhiệm vụ phân hạng của bệnh viện.
- Khoa được bố trí liên hoàn, hợp lý buồng điều trị người bệnh sau phẫu thuật thoáng mát. Trang bị y tế đúng chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện.
- Chỉ đạo tuyến dưới, đào tạo cán bộ chuyên khoa và tham gia tuyên truyền, giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh mắt tại cộng đồng.
- Khoa Mắt có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc bệnh viện, phối hợp với các phòng chức năng, các khoa lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh viện và các cơ quan liên quan, trực tiếp lập kế hoạch tổ chức, triển khai, giám sát, đánh giá các nhiệm vụ được giao như: cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phẫu thuật đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học về y học, chỉ đạo tuyến, phòng bệnh, hợp tác quốc tế,...cho đồng bào các dân tộc.
- Thu dung và điều trị tất cả các bệnh nhân có bệnh về mắt thuộc các đối tượng của Bệnh viện. Tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và Hợp tác Quốc tế.
Hoạt động chuyên môn
Những kĩ thuật tiên tiến đang thực hiện:
- Phẫu thuật PHACO trong đục thể thuỷ tinh do tuổi già hoặc các bệnh lí khác;
- Phẫu thuật đặt thể thuỷ tinh nhân tạo trong trường hợp dây Zinn yếu hoặc thiếu không đủ để đỡ lấy TTT;
- Chấn thương nhãn cầu;
- Laser điều trị đục TTT thứ phát, điều trị bệnh lí võng mạc, bệnh lí giác mạc, glocom... Tạo hình mắt như tạo nếp mi, tạo hình cùng đồ, khuyết mi, sụp mi.
- Hốc mắt, mi mắt và hệ thống lệ: Chẩn đoán và điều trị các khối u hốc mắt; Các phẫu thuật tạo hình mi, đường lệ.
Phẫu thuật PHACO đục thủy tinh thể - Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Về trang thiết bị: hiện tại khoa có:
- Máy phaco: 02 cái
- Máy shv khám mắt: 02 cái
- Máy shv phẫu thuật: 04 cái ( 01 máy hỏng )
- Máy đo khúc xạ: 01cái
- Máy siêu âm AB: 01cái
- Tủ sấydụng cụ : 01cái
- Nồi hấp dụng cụ: 01cái
- Máy đốt điện : 01 cái
Khoa Ngoại Tổng Hợp
Khoa Ngoại Tổng Hợp được chia tách từ khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn từ ngày 01/8/2007 để thực hiện nhiệm vụ khám và điều trị theo chuyên khoa ngoại tổng hợp như: Phẫu thuật tiêu hóa, phẫu thuật về tiết niệu, phẫu thuật gan mật, các bệnh lý hậu môn trực tràng có tính chất chuyên khoa sâu.
Chức năng nhiệm vụ
- Khoa Ngoại tổng hợp là khoa lâm sàng thực hiện khám bệnh, chữa bệnh chủ yếu bằng các thủ thuật và phẫu thuật.
- Tiếp đón và tổ chức khám, điều trị nội và ngoại trú các bệnh lý ngoại khoa thuộc chuyên ngành Ngoại, đặc biệt là phẫu thuật nội soi như ung thư đường tiêu hóa, ruột thừa, bệnh lý gan-mật-tụy, bệnh lý hậu môn-trực tràng, chấn thương-vết thương bụng, Bướu cổ, Thoát vị bẹn-bụng, các bệnh lý hệ tiết niệu: Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, u phì đại tuyến tiền liệt…
-Theo dõi, điều trị những người bệnh mắc bệnh ngoại khoa chưa có chỉ định phẫu thuật cũng như các bệnh nhân sau mổ ổn định được trả về khoa.
-Triển khai mổ cấp cứu, mổ theo kế hoạch cho người bệnh vào khoa khi có chỉ định phẫu thuật.
-Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người bệnh đang điều trị tại khoa và hướng dẫn người bệnh phòng bệnh, chữa bệnh thông thường và tự chăm sóc sức khỏe.
-Tham gia khám sức khỏe, khám giám định y khoa khi có yêu cầu. Tham gia phòng, chống dịch bệnh.
Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa - Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Tình hình hoạt động
- Mỗi năm điều trị nội trú từ 2500 đến 3000 lượt bệnh nhân
- Tỷ lệ sử dụng giường bệnh đạt > 95 %
- Mỗi năm phẫu thuật từ 1000 đến 1300 ca
- Các phẫu thuật đã triển khai thành thạo:
- Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa,khâu lỗ thủng dạ dày, cắt túi mật, khâu vết thương gan
- Phẫu thuật cắt các khối u ống tiêu hóa, cắt dạ dày, cắt đoạn đại tràng, cắt lách…
- Phẫu thuật điều trị bệnh lý hệ tiết niệu: nội soi tán sỏi niệu quản, sỏi bàng quang ngược dòng bằng laser…
- Phẫu thuật cắt khối u tuyến giáp
- Phẫu thuật điều trị bệnh lý gan-mật-tụy
- Phẫu thuật điều trị bệnh lý hậu môn-trực tràng
Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng
Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Khoa không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn trang thiết bị tất cả nhằm mục tiêu hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Ngoài ra, khoa còn phối hợp với các khoa lâm sàng khác trong bệnh viện trong công tác điều trị.
Điện châm kết hợp điều trị bằng Đèn hồng ngoại cho bệnh nhân đau vai gáy
Chức năng nhiệm vụ
- Là khoa lâm sàng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức thực hiện mọi hoạt động của khoa.
- Căn cứ nhiệm vụ chung của bệnh viện lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được giao tại khoa.
- Là khoa lâm sàng điều trị bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và điều trị phục hồi chức năng trong khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh. Là cầu nối giữa y học hiện đại và y học cổ truyền.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Y học cổ truyền:
- Máy điện châm dùng kim
- Máy điện châm không kim
- Bộ giác hơi không dùng lửa
- Phục hồi chức năng:
- Đèn hồng ngoại: 17 cái
- Máy kéo giãn: 01
- Máy trị liệu sóng ngắn: 01
- Nồi đun Parafin: 01
- Máy nhiệt trị liệu: 01
- Máy điện xung: 01
- Máy vi sóng xung và liên tục: 01
- Máy Gan – va – nic kích thích điện: 01
- .....
Khoa Răng hàm mặt
Khoa Răng hàm mặt tiền thân là khối chuyên khoa lẻ của bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, được tách ra và thành lập khoa Răng hàm mặt vào tháng 02 năm 2003 với hoạt động khám, chữa bệnh độc lập trong lĩnh vực răng hàm mặt với 06 nhân lực ban đầu (02 bác sĩ và 05 điều dưỡng). Hiện tại sau 17 năm phát triển khoa đã triển khai được nhiều kỹ thuật mới và nâng cao trình độ chuyên môn trong khám, chữa bệnh chuyên ngành răng hàm mặt. Hiện nay khoa có tổng số nhân lực: 09 trong đó có 03 bác sĩ và 06 điều dưỡng.
Nhân sự và tổ chức khoa
- Hiện tại khoa răng hàm mặt có 09 nhân lực trong đó có: 03 bác sĩ, 06 điều dưỡng.
- Về quy mô điều trị khoa có 12 giường bệnh và 02 ghế răng để khám và điều trị bệnh nhân.
- Bác sĩ: Phạm Thị Hằng, Nguyễn Công Khánh, Đoàn Mạnh Linh.
- Điều dưỡng: Lường Thị Thập, Nguyễn Thị Tuyết Minh, Đàm Thúy Kiều, La Đình Tuân, Hoàng Thị Linh, Lường Thị Giang.
Chức năng nhiệm vụ
- Thực hiện đón tiếp người bệnh đến khám và chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh.
- Tổ chức sắp xếp các buồng bệnh liên hoàn, hợp lý để phục vụ công tác khám, chữa bệnh.
- Tổ chức thường trực và công tác cấp cứu liên tục 24 giờ, sẵn sàng phục vụ người bệnh khi có yêu cầu.
- Thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật theo chuyên khoa trong khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy chế của công tác ngoại khoa, quy chế công tác phẫu thuật - Gây mê hồi sức.
- Thực hiện tốt công tác hành chính trong khoa. Đảm bảo chất lượng hồ sơ bệnh án theo quy định, cập nhật chính xác mọi số liệu, tài liệu, sổ sách phải được lưu trữ theo quy định.
- Thực hiện công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổng kết điều trị và chăm sóc người bệnh.
- Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại khoa.
Thực hiện khám và điều trị răng hàm mặt tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Khoa Nhi
Khoa Nhi cùng với Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn được thành lập theo quyết định số 53/QĐ - UB ngày 04 tháng 02 năm 1997, trên cơ sở Khoa nội Nhi Bệnh viện B tỉnh Bắc Thái cũ. Lúc đó, Khoa Nhi Là một trong 29 khoa lâm sàng, CLS và phòng chức năng BV; được biên chế 25 giường bệnh và 12 biên chế (3Bs, 9 điều dưỡng).
Tập thể khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Nhân sự khoa
Hiện nay Khoa nhi có tổng số 22 viên chức và hợp đồng lao động, trong đó có 02 Viên chức (Vc) có trình độ trên đại học ( 02 Bs CKI); 08 Vc có trình độ đại học: Gồm 06 Bs (Trong đó có: 03 BsCKĐH, 03 BsĐK - 01 đang học CKI), 02 ĐDĐH, 07 viên chức ( Điều dưỡng) có trình độ Cao đẳng, 03 Vc có trình độ Trung cấp ( trong đó 01 đang học đại học và 02 VC đang học cao đẳng) và 02 Hộ lý.
Biên chế 64 giường bệnh (7 giường bệnh cấp cứu) – Thực kê 90 giường bệnh.
Nhiệm vụ chức năng
Khoa Nhi thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
a) Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của khoa lâm sàng hệ nội, như:
- Là khoa lâm sàng, thực hiện các phương pháp không phẫu thuật để chữa bệnh.
- Trong khám bệnh, chữa bệnh phải kết hợp chặt chẽ lâm sàng, các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và kết hợp với các chuyên khoa.
- Là khoa trọng điểm, có liên quan đến nhiều chuyên khoa trong bệnh viện; khoa phải được bố trí ở trung tâm bệnh viện, thuận tiện cho công tác hồi sức cấp cứu người bệnh, làm các xét nghiệm cận lâm sàng.
- Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới.
b) Một số công tác đặc thù của khoa nhi:
- Khoa nhi là khoa lâm sàng điều trị các bệnh cho trẻ em dưới 15 tuổi.
- Khoa được bố trí theo đơn nguyên, thiết kế riêng phù hợp với sinh lí bệnh và tâm sinh lí của từng lứa tuổi.
- Có chế độ ăn thích hợp với bệnh lí và lứa tuổi của trẻ em.
c) Lập kế hoạch công tác khám chữa bệnh, cấp cứu, tư vấn chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ em trong bệnh viện để trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và thực hiện một số nhiệm vụ khác
Khoa Ngoại Chấn Thương
Khoa Ngoại Chấn Thương được chia tách từ khoa Ngoại chung Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn từ ngày 01/8/2007. Khoa thực hiện nhiệm vụ khám và điều trị theo chuyên khoa ngoại chấn thương như: Phẫu thuật chấn thương nói chung, phẫu thuật chỉnh hình, nắn bó bột, phẫu thuật sọ não, các bệnh về hệ cơ xương khớp tính chất chuyên khoa sâu.
Chức năng nhiệm vụ
- Khoa Ngoại Chấn thương là khoa lâm sàng thực hiện khám bệnh, chữa bệnh chủ yếu bằng các thủ thuật và phẫu thuật.
- Tiếp đón và tổ chức khám, điều trị nội và ngoại trú các bệnh lý ngoại khoa thuộc chuyên ngành Ngoại, chủ yếu là phẫu thuật kết hợp xương bằng dụng cụ kết xương bên trong và ngoài trong chấn thương gãy xương kín, gãy xương hở, nắn bó bột chỉnh hình trong gãy xương có chỉ định bảo tồn…
- Theo dõi, điều trị những người bệnh mắc bệnh ngoại khoa chưa có chỉ định phẫu thuật cũng như các bệnh nhân sau mổ ổn định được trả về khoa.
- Hướng dẫn tập vận động, phục hồi chức năng sau phẫu thuật, nắn bó bột chỉnh hình.
- Triển khai mổ cấp cứu, mổ theo kế hoạch cho người bệnh vào khoa khi có chỉ định phẫu thuật.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người bệnh đang điều trị tại khoa và hướng dẫn người bệnh phòng bệnh, chữa bệnh thông thường và tự chăm sóc sức khỏe.
- Tham gia khám sức khỏe, khám giám định y khoa khi có yêu cầu. Tham gia phòng, chống dịch bệnh.
Kỹ thuật chuyên môn
Các phẫu thuật đã triển khai:
+ Một số kĩ thuật cao như: Thay khớp háng toàn phần và bán phần trong gãy cổ xương đùi, thoái hoá khớp háng, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Cố định nẹp vít cột sống thắt lưng qua cuống trong chấn thương cột sống
+ Phẫu thuật kết hợp xương trên màn tăng sáng Carm.
+ Phẫu thuật nối thông động tĩnh mạch làm cầu tay trong chạy thận nhân tạo.
+ Phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít trong gãy kín nói chung
+ Phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh nội tuỷ xuôi dòng có chốt ngang trong gãy thân xương chi trên và dưới
+ Phẫu thuật điều trị bệnh lý về hệ cơ xương khớp: vẹo khuỷu, ngón tay lò xo, hội chứng ống cổ tay, bàn chân khèo, chân chữ X chữ O, một số các dị tật ở trẻ e, các di chứng sau phẫu thuật như sẹo co dính bàn tay
+ Phẫu thuật vá da tự thân cho trường hợp khuyết hổng da do vết thương, loét lâu liền.
+ ...
Khoa Lao
Khoa Lao thuộc khối lâm sàng, hiện nay với tổng số 06 cán bộ trong đó 02 Bác sỹ, 04 Điều dưỡng, 04 đảng viên (01 nam, 03 nữ)
Trong năm 2020 tập thể khoa đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động và các giải pháp thích hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, toàn thể khoa đoàn kết thống nhất cao để hoàn thành tốt công việc được giao trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Hàng năm khoa đều đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện tốt các quy định của bệnh viện, quy trình, quy chế chuyên môn, 12 điều Y đức, 10 điều dược đức của Bộ Y tế ban hành.
Cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu tổ chức khoa:
- Nhân lực: 06 viên chức: 02 Bác sỹ(02 Bs CKI), 04 Điều dưỡng( 01CNĐD)
- Trình độ đại học: 01, sau đại học: 02; cao đẳng : 2, trung cấp : 1
- Đảng viên: 04
- Giường bệnh được giao: 16, thực kê: 29
Hoạt động chuyên môn
- Thực hiện theo quy chế bệnh viện ban hành kèm theo quyết định số:1985/1997/BYT- QĐ ngày 19 tháng 9 năm 1997
- Thực hiện các phương pháp không phẫu thuật
- Trong khám bệnh,chữa bệnh phải kết hợp chặt chẽ lâm sàng, các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và kết hợp với các chuyên khoa.
- Phải đảm bảo các quy định về cách li, chống lây chéo, có buồng bệnh khép kín, có lối đi riêng cho người bệnh vào khoa điều trị không đi qua các khoa khác.
Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật các kiến thức mới thông qua các lớp tập huấn, đào tạo dài hạn.
- Trong chuyên môn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đồng nghiệp, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, giúp đỡ, nâng cao trách nhiệm trong việc chăm sóc điều trị các loại lao các bệnh về phổi.
Khoa Truyền nhiễm
Khoa Truyền Nhiễm Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn được thành lập từ những ngày đầu tiên khi thành lập Bệnh viện B Bắc Thái (04/02/1997).
Khoa Truyền Nhiễm điều trị các bệnh bản chất là nhiễm khuẩn, các mầm bệnh gây nhiễm khuẩn gồm: Vi rus, vi khuẩn, ký sinh trùng (đơn bào, nấm, giun sán và côn trùng, tiết túc).
Nhân sự và tổ chức khoa
+ Nhân lực: 09 viên chức: 03 bác sỹ (01 bs CKI), 04 điều dưỡng (trong đó có 02 điều dưỡng hợp đồng), 01 hộ lý.
+ Trình độ: Đại học: 04, sau đại học: 01, cao đẳng: 02, trung cấp: 01.
+ Đảng viên: 03
+ Giường bệnh được giao: 20, thực kê: 32
Tập thể cán bộ khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Chức năng nhiệm vụ
- Trong khám bệnh, chữa bệnh phải kết hợp chặt chẽ lâm sàng, các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và kết hợp với các chuyên khoa.
- Thực hiện các phương pháp không phẫu thuật.
- Phải được bố trí thuận tiện cho công tác hồi sức cấp cứu người bệnh, làm các xét nghiệm cận lâm sàng.
- Phải đảm bảo các quy định về cách li, chống lây chéo, có buồng bệnh khép kín, có lối đi riêng cho người bệnh vào khoa điều trị không đi qua các khoa khác.
- Có đủ các điều kiện và phương tiện khử khuẩn đối với người bệnh và người tiếp xúc.
- Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới, tham gia
công tác chống dịch tại cơ sở
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa hàng năm, tham mưu xây dựng Kế hoạch thực hiện phòng chống dịch bệnh.
- Khám bệnh, cấp cứu, điều trị người bệnh (theo dõi sát sao mọi diễn biến của người bệnh trong từng giai đoạn bệnh). Thực hiện các phương pháp không phẫu thuật để chữa bệnh.
Khoa Thận nhân tạo
Đơn nguyên Thận nhân tạo được thành lập năm 2012 là một bộ phận thuộc khoa Hồi sức tích cực và chống độc, ban đầu khoa hoạt động với 6 máy lọc máu, qua quá trình phát triển của bệnh viện cùng nhu cầu cấp thiết của bệnh nhân tỉnh nhà khoa thận nhân tạo được thành lập năm 2016.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Khoa được tổ chức theo mô hình hoàn thiện, khép kín của chuyên ngành lọc máu (cấp cứu + chu kì).
- Phòng thủ thuật thực hiện lọc máu sạch sẽ, ngăn nắp
- Máy lọc máu AK 96 của Thụy Điển (10 máy), máy Surdial Nipro của Nhật (8 máy).
- Hệ thống xử lý nước RO đạt tiêu chuẩn theo quy trình của Bộ y tế.
- Hệ thống rửa quả lọc tự động và thủ công.
- Trang bị đầy đủ các trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ tốt cho công tác điều trị và theo dõi bệnh nhân: Máy monitor; Phương tiện cấp cứu
Hoạt động chuyên môn
Khoa không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tiến hành nghiên cứu, áp dụng phương pháp kĩ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng điều trị:
- Thực hiện đặt catheter tĩnh mạch trung tâm để lọc máu cấp cứu: tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch dưới đòn.
- Hệ thống nước RO đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế
- Cử bác sĩ, điều dưỡng đi học về chuyên ngành lọc máu tại BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Khoa Hóa sinh
Khoa Hóa sinh, bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn được thành lập từ năm 2017. Tiền thân được tách ra từ khoa xét nghiệm. Với cơ sở hạ tầng rộng rãi, trang thiết bị hiện đại được đầu tư theo dự án 500 giường bệnh. Khoa Hóa sinh đã ứng dụng, triển khai rất nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu bằng các thiết bị hiện đại sinh hóa tự động, miễn dịch tự động, Xét nghiệm HbA1c bằng máy sắc ký lỏng cao áp, nước tiểu tự động, điện giải đồ tự động.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Cùng với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, khoa Xét nghiệm Hóa Sinh đóng vai trò quan trọng trong công tác chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh, góp phần trong sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân tỉnh nhà. Khoa Hóa Sinh nằm trong khu nhà B tầng 3 của tòa nhà kỹ thuật cao bao gồm: Labo làm việc rộng khoảng 150 m2. Các trang thiết bị phục vụ trong xét nghiệm, nơi tiếp nhận mẫu, xử lý và kiểm tra chất lượng của mẫu được bố trí gọn gàng, khoa học.
Trang thiết bị y tế của khoa đã được trang bị một số máy mới hiện đại hóa và tự động hóa như: Máy phân tích nước tiểu tự động, máy phân tích sinh hóa tự động, máy miễn dịch tự động, máy điện giải đồ tự động, máy HbA1c sắc ký lỏng cao áp, Máy xét nghiệm khí máu.
Khoa hóa sinh trang bị máy xét nghiệm sinh hóa AU680 hiện đại
Hoạt động chuyên môn
Xét nghiệm phục vụ bệnh nhân trong lĩnh vực Hóa sinh – Miễn dịch, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về số lượng và chất lượng xét nghiệm ngày càng tăng của Bệnh viện. Thực hiện các xét nghiệm phục vụ bệnh nhân cấp cứu 24/24h, 7 ngày trong tuần.
Phát triển khoa học kỹ thuật mới theo danh mục kỹ thuật phân tuyến của Bệnh viện tuyến tỉnh. Kịp thời cập nhật các xét nghiệm mới, kỹ thuật mới, phương pháp mới đảm bảo chất lượng, tính cập nhật của dịch vụ xét nghiệm.
+ Thực hiện các xét nghiệm Sinh hóa máu: đánh giá chức năng tất cả các cơ quan trong cơ thể như gan, thận, tụy, các bệnh lý về tim, xét nghiệm chẩn đoán sớm đái tháo đường, đều được xác định bằng các xét nghiệm Sinh hóa.
+ Thực hiện các xét nghiệm Sinh hóa miễn dịch: các Marker sàng lọc, chẩn đoán sớm và theo dõi điều trị ung thư (ung thư dạ dày, vú, gan, buồng trứng, tử cung, tuyến tiền liệt, đại tràng, phổi…) ; các tuyến nội tiết trong cơ thể: tuyến giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến tụy; bệnh lý tim mạch (nhồi máu cơ tim, suy tim);
+ Thực hiện sinh hóa nước tiểu: thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ban đầu các bệnh lý trong cơ thể: Bệnh thận, đái tháo đường, bệnh gan, bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu …Các xét nghiệm phát hiện các chất gây nghiện: Amphetamin, Cần sa, Mooc phin, Heroin….
+ Xét nghiệm Sinh hóa dịch chọc dò: bao gồm các xét nghiệm định lượng các chất trong dịch: dịch màng não, màng phổi, để chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh.
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc khối cận lâm sàng được thành lập năm 2003, Năm 2012, khoa được đổi tên thành Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định tại Thông tư 18 của Bộ Y tế. Với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ đảm bảo thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và là trung tâm đào tạo, học tập, trao đổi với các khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn tỉnh.
Chức năng nhiệm vụ
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm để trình Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm định trước khi Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ Y tế và trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Đầu mối phối hợp với các khoa, phòng liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm:
- Phát hiện, giám sát và báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Phát hiện, nhận báo cáo các trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ khoa Vi sinh và đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.
- Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện công tác vô khuẩn, bao gồm các quy định kỹ thuật bệnh viện về vô khuẩn, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và y dụng cụ.
- Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động, giáo viên, học sinh, sinh viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thực hiện đúng quy định kiểm soát nhiễm khuẩn trong công tác khám, chữa bệnh.
- Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn, đồ vải cho toàn thể khoa phòng trong toàn bệnh viện.
- Vệ sinh môi trường bệnh viện.
- Xây dựng chương trình và phối hợp tổ chức tập huấn, thông tin và truyền thông nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế bệnh viện;
Khoa Thăm dò chức năng
- Khoa được thành lập từ ngày 01 tháng 10 năm 2005. Ban đầu nhân lực khoa chỉ có 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng, thực hiện chức năng nội soi tiêu hóa trên, điện tim chẩn đoán.
- Cùng với sự phát triển của Bệnh viện trong những năm gần đây khoa từng bước phát triển về cơ về cấu tổ chức, năng lực chuyên môn - ứng dụng các kỹ thuật mới chuyên sâu trong chẩn đoán và can thiệp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Chức năng nhiệm vụ
Theo sự phân công của Ban giám đốc, khoa Thăm dò chức năng thực hiện nhiệm vụ sau:
- Tổ chức, triển khai các kỹ thuật Thăm dò chức năng để khám và điều trị bệnh.
- Tham gia nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến vào công tác chẩn đoán cũng như điều trị, triển khai các đề tài nghiên cứu tại bệnh viện ứng dụng trong công tác chuyên môn hàng ngày.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật: phối hợp với phòng Quản lý chất lượng nhận đào tạo nội soi tiêu hóa, phụ giúp nội soi.
- Tham gia quản lý kinh tế trong Bệnh viện: Thực hành tiết kiệm, quản lý an toàn thiết bị được giao, quản lý có hiệu quả các phương tiện, máy móc.
- Trực tiếp hoặc phối hợp với các bác sĩ lâm sàng thực hiện kỹ thuật, thủ thuật đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Hoạt động chuyên môn
-Thăm dò chức năng (Probe function):
- Điện tâm đồ (ECG): Điện tim thường, điện tim cấp cứu tại giường…
- Điện não đồ (EEG): Ghi điện não đồ người lớn và trẻ em, ghi điện não đồ khi ngủ…
- Lưu huyết não (REG): Đánh giá làm đầy mạch máu lên não, trương lực thành mạch…
- Đo chức năng hô hấp: Đo các chỉ số chức năng hô hấp, test phục hồi phế quản…
- Holter: Theo dõi các chỉ số holter huyết áp trong 24 giờ, holter điện tâm đồ trong 24 giờ.
- Nội soi (Endoscopic): Thực quản dạ dày tá tràng, đại trực tràng, khí phế quản chẩn đoán và điều trị
- Nội soi chẩn đoán: Thực quản dạ dày tá tràng, đại trực tràng, khí phế quản…
- Nội soi can thiệp: Thắt tĩnh mạch thực quản, cắt polyp ống tiêu hóa, tiêm cầm máu, kẹp clip cầm máu, gắp dị vật…
Nội soi dạ dày tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Khoa Vi sinh
Khoa Vi Sinh được tách ra từ khoa xét nghiệm từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Qua hơn 02 năm hoạt động độc lập khoa đã triển khai được nhiều xét nghiệm chuyên sâu đáp ứng kịp thời cho công tác điều trị của các khoa lâm sàng.
Chức năng nhiệm vụ
Nuôi cấy kiểm tra dụng cụ vô khuẩn, nuôi cấy môi trường, nước; nuôi cấy phân lập vi khuẩn; tets nhanh phát hiện vi rút, định lượng vi rút B,C; Soi tươi, nhuộm soi tìm nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng..
Hoạt động chuyên môn
- Khoa làm việc theo lịch phân công hàng tháng. Mỗi thành viên trong khoa đảm nhận một khâu trong chuỗi kỹ thuật chuyên môn, đảm bảo các khâu ăn ý với nhau không bị ách tắc, không bị chồng chéo. Hàng tháng luân phiên thay đổi vị trí đảm bảo tất cả các thành viên trong khoa nắm vững và thao tác thành thạo các kỹ thuật đang được triển khai. Tiếp nhận, triển khai chỉ định xét nghiệm của các khoa lâm sàng nhanh, gọn và có hiệu quả.
- Với nhiều thiết bị mới như hệ thống Real Time PCR, hệ thống định danh và làm kháng sinh đồ (KSĐ) tự động PHOENIX, máy cấy máu Bactec, tủ an toàn sinh học cấp độ II, tủ ấm CO2…Khoa đã triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu như nuôi cấy, phân lập, làm kháng sinh đồ vi khuẩn ái khí và định lượng virus viêm gan B, C….
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
- Khoa chẩn đoán hình ảnh được thành lập từ tiền thân bộ phận Xquang được tách ra từ khoa Ngoại bệnh viện B Bắc thái (năm 1986) với trang bị một máy Xquang (nửa sóng) - Lum 4.
- Năm 1997 đến nay là Khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Là đầu nghành chẩn đoán hình ảnh của tỉnh Bắc Kạn. Cùng với sự phát triển của Bệnh viện trong những năm qua Khoa CĐHA không ngừng phát triển toàn diện cơ cấu tổ chức, năng lực chuyên môn, phát triển, ứng dụng các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong tỉnh. Hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện tuyến dưới trong địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Chức năng nhiệm vụ
- Thực hiện các kỹ thuật tạo ảnh y học bằng các thiết bị X-Quang, siêu âm, cắt lớp, cộng hưởng từ.....
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn đúng chỉ định của bác sĩ lâm sàng, ưu tiên bệnh nhân cấp cứu;
- Khoa chẩn đoán hình ảnh phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về kiểm soát bức xạ. Cán bộ, viên chức của khoa phải có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất của người cán bộ y tế;
- Trực tiếp hoặc phối hợp với các bác sĩ lâm sàng thực hiện kỹ thuật, thủ thuật đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người bệnh;
- Thực hiện các chế độ, quy chế công tác chuyên môn do Bộ Y tế quy định;
- Lưu giữ, bảo quản phim, hình ảnh điển hình phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Hoạt động chuyên môn
- Chụp X quang kỹ thuật số (DR): Chụp X quang nhiều bộ phận cơ thể như đầu, ngực, bụng, cột sống , xương khớp, Niệu đồ tĩnh mạch, răng toàn cảnh, đo độ loãng xương...Chụp X-quang can thiệp
- Siêu âm: Siêu âm bụng tổng quát, Siêu âm khớp. Siêu âm tuyến giáp, Siêu âm tuyến vú, siêu âm phần mềm tại chỗ Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim....
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner): Chụp cắt lớp vi tính khảo sát mạch máu chi, chụp cắt lớp vi tính khảo sát vùng Bụng - Chậu, chụp cắt lớp vi tính khảo sát vùng Ngực, chụp cắt lớp vi tính khảo sát sọ não, chụp cắt lớp vi tính khảo sát cột sống, chụp cắt lớp vi tính khảo sát xương khớp, chụp cắt lớp vi tính nội soi ảo phế quản, chụp cắt lớp vi tính khảo sát xoang...
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp Cộng hưởng từ Não, Chụp Cộng hưởng từ Cột sống, Chụp Cộng hưởng từ Xương khớp, Chụp Cộng hưởng từ Bụng chậu, Chụp Cộng hưởng từ mạch máu MRA,Cộng hưởng từ Chức năng, Cộng hưởng từ tầm soát ung thư toàn thân...
- Chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) và can thiệp mạch đang từng bước triển khai
Chụp CT-scanner - Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Tên dịch vụ | Giá Dịch vụ | Giá Bảo hiểm |
Cắt chỉ sau phẫu thuật sụp mi (lần) | 33.000 | 33.000 |
Chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ không tiêm thuốc cản quang (từ 1-32 dãy) | 522.000 | 522.000 |
Khám sức khỏe toàn diện cho người xuất khẩu lao động | 450.000 | 420.000 |
Nắn bó bột cột sống | 624.000 | 624.000 |
Nội soi đại tràng lấy dị vật | 1.696.000 | 1.696.000 |
Điều trị tủy răng sữa | 382.000 | 382.000 |
Nội soi tai mũi họng | 104.000 | 104.000 |
Bạn có thể cập nhật bảng giá chi tiết dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa Bắc Kạn để nắm rõ mức giá dịch vụ khi khám chữa bệnh tại bệnh viện này.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Tìm chi nhánh bệnh viện
Hướng dẫn khám chữa bệnh tại BVĐK Bắc Kạn và những điều cần lưu ý
Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Bước 1: Người bệnh đến trực tiếp quầy tiếp nhận thông tin, điền đầy đủ thông tin vào phiếu khai thông tin như: tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại liên lạc ,…
Bước 2: Sau khi cung cấp thông tin, lấy số thứ tự của mình và được hướng dẫn ngồi chờ
Bước 3: Bệnh nhân ngồi tại ghế chờ theo số thứ tự.
Bước 4: Nộp phiếu khai thông tin tại quầy đăng nhập để làm hồ sơ khám.
Bước 5: Đợi đến số thứ tự của mình và vào khám
Bước 6: Làm theo chỉ định của bác sĩ: siêu âm, xét nghiệm,… nếu có
Bước 7: Nộp phí siêu âm, xét nghiệm (nếu có)
Bước 8: Lên phòng khám siêu âm, xét nghiệm và đợi kết quả
Bước 9: Lấy kết quả và quay trở lại phòng khám gặp bác sĩ
Bước 10: Lấy toa thuốc và tới nhà thuốc mua thuốc, thanh toán rồi ra về
Câu hỏi thường gặp khi khám chữa bệnh tại BVĐK Bắc Kạn
Đăng Ký Tư Vấn Bảo Hiểm
Viết bình luận
Nội quy : nhận xét có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu. Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần bị baned nick.
Bênh Viện Tương Tự
Có 0 bình luận