Bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế

0 bình luận

Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Linh, Khu Quy hoạch Hương Sơ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Năm thành lập: 2014

E: bvphoi@thuathienhue.gov.vn

H: 0234 359.6868

W: https://bvphoi.thuathienhue.gov.vn/

.

  • Giới Thiệu

  • Giờ Làm Việc

  • Khoa Khám Bệnh

  • Bảng Giá Dịch vụ

  • Địa Chỉ

  • Hướng Dẫn

  • FAQ

  • Đăng Ký

  • Đánh Giá

Giới thiệu về Bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế

Bệnh viện Phổi tỉnh Thừa Thiên Huế là một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về lao và bệnh phổi của tỉnh trực thuộc Sở Y tế Thừa Thiên Huế.

Bệnh viện có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị theo chuyên khoa. Bệnh viện nằm trong số những Bệnh viện uy tín ở Thừa Thiên Huế. Với đội ngũ tay nghề cao và chất lượng phục vụ tốt Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Thừa Thiên Huế từ lâu là địa chỉ Bệnh viện tin cậy cho mọi người ở khu vực TP Huế Thừa Thiên Huế

Giờ làm việc tại Bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế

Thời gian làm việc của Bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế như sau:

  • Thứ Hai - Thứ Sáu: 7:30 - 17:30

Lưu ý: Thời gian mở cửa có thể thay đổi vào ngày cuối tuần, Thứ 7 Chủ nhật hoặc ngày lễ tế hoặc theo lịch của bác sĩ. Liên hệ hoặc cập nhật thông tin Bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế để biết lịch làm việc chính xác nhất.

Các khoa khám bệnh tại Bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế

Khoa Khám bệnh - Hồi sức cấp cứu

Khoa khám bệnh - HSCC là khoa chuyên môn kỹ thuật chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động của khoa và các nhiệm vụ được giao.

Chức năng nhiệm vụ

1. Thực hiện chu đáo việc tiếp đón người bệnh đến khám bệnh và điều trị ngoại trú. Bố trí viên chức đưa người bệnh vào điều trị tại bệnh viện đến tận khoa, không được gây phiền hà cho người bệnh.

2. Các thành viên trong khoa thực hiện tốt việc tiếp nhận và cấp cứu người bệnh theo đúng quy chế cấp cứu. Phối hợp với các khoa chuyên môn thực hiện hệ thống cấp cứu trong bệnh viện.

3. Thực hiện công tác khám bệnh kê đơn, chữa bệnh ngoại trú. Theo dõi, đôn đốc điều hòa công việc để người bệnh không phải chờ đợi lâu.

4. Công tác thường trực cấp cứu liên tục 24 giờ luôn sẵn sàng phục vụ người bệnh: tổ chức theo dõi sát những người bệnh nằm lưu tại khoa khám bệnh.

5. Khi khám bệnh nếu phát hiện các trường hợp bệnh dịch phải báo cáo ngay cho Giám đốc và Trưởng phòng KHTH - CĐT; nếu phát hiện những sai sót do tuyến dưới chuyển đến, phải báo cho Phòng KHTH - CĐT để thông báo rút kinh nghiệm tới cơ sở chuyển người bệnh đến.

6. Tổ chức tốt công tác hành chính khoa, đảm bảo ghi chép, cập nhật chính xác số liệu người bệnh đến khám bệnh tại khoa. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ tài liệu theo quy định.

7. Thực hiện quy chế công tác khoa, quy định kỹ thuật bệnh viện, chức trách công tác của các thành viên trong khoa.

8. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho mọi người đến khám bệnh tại khoa.

9. Thực hiện công tác đào tạo, làm nghiên cứu khoa học, tổng kết công tác điều trị và chăm sóc người bệnh.

Khoa Cận lâm sàng

Khoa Cận lâm sàng là khoa chuyên môn kỹ thuật chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động của khoa và các nhiệm vụ được giao.

Chức năng nhiệm vụ

1. Hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa xét nghiệm. Thực hiện các xét nghiệm vi sinh, sinh hóa, huyết học để đáp ứng yêu cầu khám bệnh và chữa bệnh của bệnh viện.

2. Tổ chức tốt công tác lấy và nhận bệnh phẩm, công tác thường trực xét nghiệm cấp cứu và phòng chống dịch (nếu có) liên tục 24 giờ.

3. Định kỳ chuẩn thức các quy định kỹ thuật xét nghiệm để đảm bảo chính xác các xét nghiệm. Sắp xếp các labô của khoa liên hoàn, hợp lý đảm bảo công tác chuyên môn và tránh lây nhiễm.

4. Thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm, chụp X-quang, siêu âm … đảm bảo kết quả chính xác, đúng thời gian.

5. Liên hệ chặt chẽ với các khoa lâm sàng thu nhận và xử lý các thông tin về chuyên môn kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.

6. Có kế hoạch mua các thiết bị xét nghiệm, các hóa chất, thuốc thử và các sinh phẩm để phục vụ cho công tác xét nghiệm. Lĩnh hóa chất, sinh phẩm dụng cụ và nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu xét nghiệm.

7. Đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng, bảo quản thiết bị, thực hiện các chế độ bảo hộ lao động, pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ, kiểm tra liều kế của từng ngày trong khoa theo quy định.

8. Thực hiện công tác bảo quản chất lượng thuốc thử, công tác khử khuẩn, tẩy uế, tiêu độc xử lý các chất thải của khoa theo quy chế công tác xử lý chất thải và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

9. Thực hiện công tác kiểm tra vô khuẩn, khử khuẩn chung trong toàn bệnh viện.

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động của khoa và các nhiệm vụ được giao.

Chức năng nhiệm vụ

1. Đầu mối tham mưu cho Giám đốc về các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Chương II, Thông tư 16/2018/TT-BYT, ngày 20 tháng 7 năm 2018.

2. Tổ chức hoặc phối hợp với các khoa, phòng liên quan triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Chương II 16/2018/TT-BYT, ngày 20 tháng 7 năm 2018.

3. Xây dựng mô tả công việc cho nhân viên y tế của khoa.

4. Xây dựng định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật và đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất liên quan đến hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc sử dụng.

5.  Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn của thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.

6. Tổ chức đào tạo, tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế và học viên.

7. Tổ chức truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.

8. Thực hiện nghiên cứu khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Giám đốc.

Khoa Dược - Vật tư y tế

Khoa Dược - Vật tư, thiết bị y tế của bệnh viện là đơn vị nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác dược, vật tư thiết bị y tế trong bệnh viện.

Chức năng nhiệm vụ

1. Căn cứ kế hoạch chung của bệnh viện lập dự trù, kế hoạch và tổ chức thực hiện cung ứng bảo quản, sử dụng thuốc sinh phẩm, vật tư thiết bị y tế trong bệnh viện trình Giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện việc cung ứng đầy đủ thuốc, thiết bị y tế, vật tư tiêu hao theo kế hoạch được duyệt.

2. Tổ chức xuất, nhập, thống kê, thanh quyết toán và theo dõi quản lý tiêu chuẩn, kinh phí sử dụng thuốc, hóa chất và sinh phẩm đảm bảo chính xác. Tổ chức đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định của Nhà nước.

3. Kiểm tra việc bảo quản xuất nhập thuốc, hóa chất và sinh phẩm đảm bảo chất lượng theo đúng quy chế công tác khoa dược và quy định của Nhà nước. Tổ chức duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế kịp thời.

4. Thông tin kịp thời các loại thuốc, hóa chất và sinh phẩm mới. Hướng dẫn sử dụng an toàn hợp lý, có hiệu quả các loại thuốc, hóa chất và sinh phẩm trong bệnh viện.

5. Lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các loại máy, xây dựng quy trình vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy. Đối với những máy đắt tiền, quý hiếm phải có người trực tiếp bảo quản và sử dụng theo quyết định của Giám đốc bệnh viện.

6. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kỳ và đột xuất việc sử dụng và bảo quản thuốc, vật tư, thiết bị y tế. Mỗi lần kiểm tra phải ghi nhận xét và ký tên vào hồ sơ lý lịch máy.

8. Kiểm tra công tác bảo hộ lao động, đặc biệt đối với các máy tối nguy hiểm theo danh mục quy định của Nhà nước.

9. Định kỳ đánh giá, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng thuốc, vật tư thiết bị y tế trong bệnh viện trình Giám đốc.

10. Tổ chức học tập cho các thành viên trong bệnh viện hoặc các bệnh viện tuyến dưới học tập về bảo quản, sử dụng thuốc, vật tư, sửa chữa thiết bị y tế nhằm nâng cao tay nghề và sử dụng thuốc, vật tư thiết bị y tế có hiệu quả.

11. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế công tác khoa, quy định kỹ thuật bệnh viện, chức trách công tác của các thành viên trong khoa.

Khoa Lâm sàng

Khoa Lâm sàng là khoa chuyên môn kỹ thuật chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động của khoa và các nhiệm vụ được giao.

Chức năng nhiệm vụ

1. Tiếp đón người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh: chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh trong khoa. Có kế hoạch thăm khám, hội chẩn tất cả người bệnh trong khoa, đặc biệt chú ý người bệnh cấp cứu, bệnh nặng để xử lý kịp thời những tình huống bất thường.

2. Khám bệnh, chữa bệnh cho người mắc bệnh truyền nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm và quy chế công tác khoa nội. Sắp xếp các buồng bệnh liên hoàn, hợp lý theo từng chuyên khoa để đảm bảo công tác chuyên môn và tránh lây nhiễm bệnh tật.

3. Theo dõi sát sao và nắm chắc diễn biến bệnh lý của người bệnh trong khoa.

4. Khám lại người bệnh trước khi hội chẩn, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện. Những trường hợp khó phải báo cáo ngay Giám đốc bệnh viện, xin ý kiến giải quyết.

5. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện cận lâm sàng trong chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị.  Theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc cho người bệnh, phát hiện kịp thời những tác dụng phụ và mọi tai biến do dùng thuốc để xử lý kịp thời cho người bệnh và phối hợp báo cáo theo quy định.

6. Thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức.

7. Tổ chức tốt công tác hành chính trong khoa. Đảm bảo chất lượng hồ sơ bệnh án theo quy định cập nhập chính xác mọi số liệu; tài liệu, sổ sách phải được lưu trữ theo quy định.

8. Thực hiện quy chế công tác khoa, quy định kỹ thuật bệnh viện, chức trách công tác của các thành viên trong khoa.

9. Thực hiện công tác đào tạo, làm nghiên cứu khoa học, tổng kết công tác điều trị và chăm sóc người bệnh.

10. Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại khoa.

11. Tổ chức họp hội đồng người bệnh cấp khoa.

12. Có kế hoạch bảo vệ sức khỏe cho các thành viên của khoa.

Khoa Dinh dưỡng

Khoa Dinh dưỡng là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động của khoa và các nhiệm vụ được giao.

Chức năng nhiệm vụ

1. Hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa dinh dưỡng và quy chế kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

2. Tổ chức, sắp xếp nơi làm việc của khoa liên hoàn và hợp lý để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng theo bệnh lý và vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Xây dựng các chế độ ăn uống phù hợp với bệnh lý.

4. Đảm bảo chế độ ăn uống theo bệnh lý và chế độ ăn thường cho người bệnh theo yêu cầu của các khoa lâm sàng.

5. Thực hiện quy định kỹ thuật bệnh viện về chế biến thực phẩm đảm bảo chất lượng và vệ sinh dinh dưỡng.

6. Tuyên truyền giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong bệnh viện.

Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế

Bảng giá một số dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế

Tên dịch vụ GIá dịch vụ
Chụp Xquang cột sống cổ động, nghiêng 3 tư thế 122.000
Rửa dạ dày cấp cứu 119.000
Chọc dò dịch màng phổi 137.000
Chọc hút khí màng phổi 143.000
Chụp Xquang đỉnh phổi ưỡn 56.200
Siêu âm màng phổi 44.000
Thay canuyn mở khí quản 247.000
Vận động trị liệu hô hấp 30.000

Bạn có thể cập nhật bảng giá chi tiết bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế để nắm rõ mức giá dịch vụ khi khám chữa bệnh tại bệnh viện này.

Hệ thống Bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế

Tìm chi nhánh bệnh viện

Hướng dẫn khám chữa bệnh tại BV Phổi TT-Huế và những điều cần lưu ý

Quy trình thăm khám

Quy trình thăm khám tại bệnh viện đơn giản, không khiến bệnh nhân phải đợi quá lâu. Bệnh nhân lưu ý mang theo đầy đủ giấy tờ cá nhân, BHYT và sổ khám bệnh khi đến bệnh viện.

Bước 1: Đến quầy nhận bệnh, khai thông tin, lấy số và chờ gọi tên.

Bước 2: Đi đến phòng khám đã được chỉ định, chờ gọi đến số vào khám.

Bước 3: Thăm khám với bác sĩ. Nhận chẩn đoán, chỉ định thực hiện các xét nghiệm (nếu có).

Bước 4: Di chuyển đến khoa Cận lâm sàng thực hiện các xét nghiệm. Đợi kết quả.

Bước 5: Quay lại phòng khám bệnh, nhận kết luận của bác sĩ. Bác sĩ sẽ hẹn ngày tái khám hoặc quyết định nhập viện (nếu cần)

Bước 6: Lấy thuốc hoặc mua thuốc tại nhà thuốc của bệnh viện.

Câu hỏi thường gặp khi khám chữa bệnh tại BV Phổi TT-Huế

bệnh viện có tốt hay không?

L Ng Minh

Đăng Ký Tư Vấn Bảo Hiểm

Đánh Giá & Bình Luận

Đánh giá về bệnh viện này



Viết bình luận

Nội quy : nhận xét có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu. Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần bị baned nick.

Gửi Nhận Xét
nhận xét
Sắp xếp : Mới nhất
back to top
tìm sản phẩm phù hợp Tìm sản phẩm phù hợp
1900636232 1900 636 232
chat Chat ngay
HOTLINE: 1900 636 232