Những quy định bảo hiểm thai sản mà các mẹ bầu cần biết
Mục lục [Ẩn]
Khi tham gia bảo hiểm thai sản, khách hàng sẽ được chi trả chi phí khám thai và sinh nở, bao gồm cả sinh thường và sinh mổ và cả các chi phí khác nếu chẳng may gặp rủi ro thai sản. Để hiểu rõ hơn về các quy định cũng như quyền lợi của bảo hiểm này dưới đây là những thông tin khách hàng không thể bỏ lỡ.
Quy định mới nhất về bảo hiểm thai sản
Khi tham gia bảo hiểm thai sản khách hàng cần nắm rõ các quy định sau để bảo về quyền lợi của chính mình một cách tốt nhất.
Quy định về chế độ thai sản trong BHXH
Chế độ bảo hiểm
Chế độ thai sản khi phát hiện có thai:
Theo đó, trong thời gian mang thai bạn được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Thậm chí, với những mẹ bầu ở xa cơ sở y tế hoặc trường hợp mang thai cần chăm sóc đặc biệt sẽ được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
Ngoài ra, nếu trong thời gian mang thai xảy các biến chứng sản khoa như sảy thai, sinh non thai chết lưu… thì bạn sẽ được hưởng chế độ ưu tiên như sau:
- Dưới 1 tháng nếu sảy thai: Nghỉ phép 10 ngày;
- Từ 1 - 3 tháng nếu sảy thai: Nghỉ phép 20 ngày;
- Từ 4 - 5 tháng nếu sảy thai: Nghỉ phép 3 - 6 tháng;
- Từ 6 tháng nếu sảy thai: Nghỉ phép từ 6 tháng trở lên.
Lưu ý: Trong số các ngày này đã tính tổng cộng luôn các ngày nghỉ lễ, và tết và ngày nghỉ hàng tuần.
Chế độ thai sản cho người chồng:
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội: Lúc này nếu vợ sinh con, cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con. Ngoài ra, chồng đóng BHXH khi vợ sinh con thì cũng được nghỉ việc từ 5 đến 14 ngày cho phép theo chế độ thai sản. Cụ thể số ngày nghỉ như sau:
- Nghỉ 5 ngày làm việc nếu mẹ sinh thường;
- Nghỉ 7 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, và con sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Nghỉ 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi. Từ sinh 3 trở đi thì mỗi đứa con cộng thêm 3 ngày làm việc;
- Nghỉ 14 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Chế độ thai sản nếu con mất hoặc mẹ mất sau sinh:
Nếu không may con mất hoặc mẹ mất sau sinh thì luật bảo hiểm xã hội cũng có những quy định riêng về thời gian nghỉ và mức trợ cấp thai sản. Cụ thể:
- Con mất:
- Sinh con xong mà không may con mất thì theo quy định được nghỉ 4 tháng tính từ ngày sinh con. Bên cạnh đó, căn cứ Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (còn áp dụng đến năm 2019), mẹ vẫn sẽ nhận được mức trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở.
- Ngoài ra, sau khi sinh con mà sức khỏe của người mẹ còn yếu thì có thể được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi sinh theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (còn áp dụng đến năm 2019). Cụ thể, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
- Mẹ mất:
- Theo quy định của pháp luật, trường hợp cả bố và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ mất sau khi sinh con thì bổ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản sẽ tính bằng mức bình quân 06 tháng liền kề mức tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người bố. Trường hợp bố mới tham gia BHXH mà chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng sẽ tính trên mức bình quân tiền lương đóng BHXH những tháng đã đóng BHXH của bố.
- Nếu mẹ không đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì bố hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi con đủ 6 tháng tuổi và nếu bố, người trực tiếp nuôi không nghỉ việc thì ngoài tiền lương đó cũng còn được hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của mẹ theo quy định.
Quy định về chế độ thai sản trong BHXH
Chế độ thai sản với người mang thai hộ:
Từ 1/1/2016 khi có Luật BHXH mới thì chính sách cho người mang thai hộ mới bắt đầu được áp dụng. Cụ thể:
- Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản về khám thai, sảy thai hay nạo hút và thai chết lưu… tính từ thời điểm mang thai cho đến thời điểm giao đứa trẻ thì cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng thời gian đó phải không được vượt quá 6 tháng.
- Nếu từ ngày sinh con đến thời điểm giao con mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đầy đủ 60 ngày, trong đó đã bao gồm luôn cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Ngoài ra, người mẹ nhờ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi như những bà mẹ khác.
Chế độ thai sản sau khi nghỉ việc:
Người lao động mang thai chỉ cần đóng đủ và đúng theo quy định thì nghỉ việc hay không thì đều được hưởng quyền lợi thai sản theo quy định là mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.
Thời gian căn cứ để tính mức bình quân chính là 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc.
Mức hưởng
Về cơ bản, chế độ thai sản năm 2019 không thay đổi nhiều so với năm 2018. Tuy nhiên tại Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1.39 triệu đồng/tháng lên 1.49 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2019.
- Tiền trợ cấp thai sản tăng thêm 200.000 đồng
Theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nữ sinh con sẽ được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.39 triệu đồng/tháng, tức tiền trợ cấp thai sản của lao động nữ là 2.78 triệu đồng.
Tuy nhiên, từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở sẽ chính thức tăng lên 1.49 triệu đồng/tháng. Theo đó, kể từ thời điểm này, lao động nữ sinh con sẽ được nhận tiền trợ cấp thai sản là 2.98 triệu đồng/tháng; tăng 200.000 đồng so với hiện nay.
- Tiền dưỡng sức sau sinh tăng thêm 30.000 đồng/ngày
Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 - 10 ngày.
Trong thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, lao động nữ được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
=> Như vậy, khi mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2019 được điều chỉnh tăng lên 1.49 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp dưỡng sức sau sinh của lao động nữ cũng tăng lên đáng kể.
Cụ thể:
- Trước ngày 1/7/2019, tiền dưỡng sức sau sinh bằng 417.000 đồng/ngày;
- Từ ngày 1/7/2019, tiền dưỡng sức sau sinh bằng 447.000 đồng/ngày; Tăng 30.000 đồng/ngày so với trước.
Xem thêm: Những điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản bạn cần nắm chắc
Mức hưởng bảo hiểm thai sản
Quy định về bảo hiểm thai sản tại các công ty bảo hiểm
Đối tượng tham gia
Đối tượng tham gia bảo hiểm thai sản tại các công ty bảo hiểm hiện nay được giới hạn độ tuổi từ 18 - 45, đây là loại bảo hiểm dành riêng cho phụ nữ đang có ý định sinh con.
Thời gian mua bảo hiểm
Theo quy định hiện nay ở các công ty bảo hiểm thì khách hàng là nữ cần mua bảo hiểm thai sản trước khi mang thai.
Quy định về thời gian chờ
Thời gian chờ trong bảo hiểm thai sản là khoảng thời gian mà khách hàng tích lũy thông qua việc đóng bảo hiểm và sau thời gian này thì bảo hiểm mới bắt đầu chi trả quyền lợi cho khách hàng.
Thời gian chờ tối thiểu là từ 210 này cho đến 365 ngày, vì vậy trước khi mua bảo hiểm bạn nên tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn các gói phù hợp với tình hình tài chính của mình.
Lưu ý: Bảo hiểm thai sản chỉ có thời hạn trong vòng một năm, nếu trong thời gian này bạn không sử dụng thì công ty bảo hiểm cũng không hoàn trả lại tiền. Trong trường hợp hết hạn hợp đồng mà khách hàng đang mang thai, khách hàng có thể gia hạn hợp đồng năm tiếp theo. Sau khi gia hạn, công ty bảo hiểm sẽ bỏ thời gian chờ bảo hiểm nên khách hàng sinh lúc nào trong thời gian hiệu lực năm thứ 2 cũng được hưởng quyền lợi.
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thai sản
Với số phí khoảng 3.5 - 4 triệu (tùy vào độ tuổi tham gia, các gói dịch vụ, các hãng bảo hiểm khác nhau) bảo hiểm thai sản sẽ mang đến cho bạn rất nhiều quyền lợi trong suốt quá trình mang thai và sinh con.
- Bảo hiểm thai sản có quyền lợi điều trị nội trú cao lên đến 300 triệu đồng. Với các chi phí khi sinh nở, bảo hiểm thai sản chi trả lên đến 72 triệu đồng. Vậy so với số tiền phí mua bảo hiểm ban đầu, sau 9 tháng 10 ngày, quyền lợi mà bạn nhận được đã tăng rất nhiều lần.
- Khi tham gia bảo hiểm thai sản, bạn sẽ được chi trả chi phí khám thai định kỳ trước khi sinh. Và đặc biệt, những quyền lợi mà bạn được hưởng khi tham gia bảo hiểm thai sản áp dụng cho hầu hết các bệnh viện, phòng khám trên lãnh thổ Việt Nam.
- Với bảo hiểm thai sản khách hàng sẽ được bảo lãnh viện phí tại các bệnh viện liên kết. Khi có chỉ định nhập viện điều trị nội trú, trong vòng 24 giờ kể từ khi nhập viện, khách hàng xuất trình bảo hiểm và chứng minh thư để làm thủ tục bảo lãnh viện phí. Khách hàng sẽ được yêu cầu đóng tạm ứng 2 - 3 triệu đồng, số tiền trên sẽ được các công ty bảo hiểm hoàn trả khi xuất viện. Tuy nhiên, với một số gói bảo hiểm hiện nay như của PVI thì khách hàng không phải trả tiền trước.
- Trong chính sách bảo hiểm thai sản cũng có quy định về vấn đề hỗ trợ sau sinh. Đó là trong vòng 30 ngày tính từ ngày làm việc đầu tiên khi mà người lao động nữ hết kỳ thai sản thì họ có quyền xin nghỉ thêm để phục hồi sức khỏe. Trường hợp này thì lao động nữ sẽ được nhận 30% lương tối thiểu chung/ngày nếu như xin nghỉ tại nhà, và hưởng 40% lương nếu như dưỡng sức tại các cơ sở tập trung khác. Tuy nhiên thời gian nghỉ tối đa là 5 ngày/năm đối với các ca mổ thường, 7 ngày/năm đối với trường hợp là sinh mổ và 10 ngày/năm đối với trường hợp mang đa thai.
4 sản phẩm bảo hiểm thai sản được lựa chọn nhiều nhất
Hiện nay, bảo hiểm thai sản đang trở thành vấn đề được rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm, dưới đây là 4 sản phẩm bảo hiểm thai sản được lựa chọn nhiều nhất:
Bảo Việt | Liberty | PVI | Prevoir | |
Quyền lợi | 10 – 30 triệu/ca sinh | 40 triệu/ca sinh | 10 – 20 triệu/ca sinh | 42 triệu (sinh thường), 72 triệu (sinh mổ) |
Thời gian chờ | 12 tháng trước khi có thai | 12 tháng trước khi sinh | 270 ngày trước khi sinh | 280 ngày trước khi sinh |
Phí | 4.5 – 7 triệu | 2.8 – 3.4 triệu | 3.8 – 7.2 triệu | 3.8 – 4.2 triệu |
Quyền lợi bổ sung | Chi phí chăm sóc bé trong vòng 30 ngày sau sinh | Chí phí chăm sóc bé trong vòng 5 ngày sau sinh |
Xem ngay: Tìm hiểu bảo hiểm thai sản và thời gian chờ của bảo hiểm thai sản
Ngoài việc tham gia bảo hiểm thai sản, thì khi các bà mẹ tham gia bảo hiểm y tế cũng sẽ được thanh toán các chi phí y tế khi chữa bệnh, phẫu thuật, tai nạn, khám sức khỏe định kỳ, thuốc thang…
Như vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ về lợi ích và quy định bảo hiểm thai sản để lập kế hoạch mua bảo hiểm ngay khi bạn có ý định sinh em bé. Việc có ít nhất một loại bảo hiểm thai sản sẽ giúp các mẹ bầu giảm nỗi lo về chi phí khám thai và viện phí khi sinh con, để con bạn sinh ra được hưởng những gì tốt nhất.
Giải đáp nhanh và tư vấn miễn phí!!!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất