avatart

khach

icon

Chứng khoán nợ là gì? Sự khác biệt giữa chứng khoán nợ và chứng khoán vốn

Chứng khoán

- 30/05/2024

0

Chứng khoán

30/05/2024

0

Chứng khoán nợ đang là kênh huy động vốn hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp, tổ chức lựa chọn để không phải chia cổ phần cho nhà đầu tư. Mặc khác, đây cũng là kênh đầu tư an toàn với mức sinh lời tương đối hấp dẫn. Vậy chi tiết chứng khoán nợ là gì? Chứng khoán nợ và chứng khoán vốn có gì khác nhau? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mục lục [Ẩn]

Chứng khoán nợ là gì?

Chứng khoán nợ là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư. Dễ hình dung, nhà đầu tư nắm giữ loại chứng khoán này là đang cho doanh nghiệp vay tiền và nhận lại mức lãi suất theo thỏa thuận.

Khác với chứng khoán vốn (cổ phiếu), khi phát hành chứng khoán nợ, doanh nghiệp sẽ không phải chia cổ phần cho nhà đầu tư mới và không gây ảnh hưởng đến tỷ lệ cổ phần của các cổ đông đang nắm giữ.

Ví dụ về chứng khoán nợ:

Ngày 05/04/2024, bạn mua chứng khoán nợ là trái phiếu có mệnh giá 10.000.000 VND, kỳ hạn 5 năm đi kèm lãi suất cố định là 8,5%/năm, trả lãi 1 năm một lần.

Qua mỗi năm, tiền lãi bạn nhận được là: 10.000.000 x 8,5% = 850.000 VND/năm. Đến kỳ đáo hạn (ngày 05/04/2029), doanh nghiệp phát hành sẽ thanh toán vốn vay giá 10.000.000 VND. Khi đó, tổng số tiền bạn nhận được là: 10.000.000 + (850.000 x 5) = 14.250.000 VND.

thebank_chungkhoannolagi_4_1717034567Chứng khoán nợ có mức độ rủi ro thấp trên thị trường chứng khoán

Các dạng chứng khoán nợ phổ biến hiện nay

2.1. Trái phiếu

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu với một phần vốn vay nợ của doanh nghiệp phát hành. Mức lợi tức nhà đầu tư nhận được sẽ là khoản cố định, không bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh.

Hiện nay, trái phiếu được chia làm 2 loại chính bao gồm:

Trái phiếu Chính phủ: Đây là trái phiếu do Chính phủ phát hành, nguồn vốn huy động thường được sử dụng để bổ sung vào ngân sách nhà nước hoặc dự án đầu tư quốc gia. Kỳ hạn trái phiếu Chính phủ thường là 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 20 năm,... Bên cạnh đó, mức lợi tức tương ứng mà nhà đầu tư nhận được dao động từ 3,2 - 5,4%/năm.

Trái phiếu doanh nghiệp: Đây là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành nhằm duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh. Kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp thường là 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm,... Đi kèm với đó, mức lợi tức từ trái phiếu doanh nghiệp dao động từ 8 - 12%/năm.

thebank_chungkhoannolagi_2_1717034567Khi nắm giữ trái phiếu nhà đầu tư sẽ được cam kết về mức trái tức nhận được

2.2. Chứng khoán dạng nợ

Bản chất của chứng khoán dạng nợ sẽ tương tự như trái phiếu, tuy nhiên công cụ tài chính này thường được phát hành bởi nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp lớn với các điều khoản về điều kiện đảm bảo đi kèm.

Chứng khoán nợ với điều kiện đảm bảo đi kèm sẽ cam kết thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi và gốc khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật.

thebank_chungkhoannolagi_3_1717034567Chứng khoán dạng nợ có mức độ an toàn cao

2.3. Công cụ thị trường tiền tệ

Công cụ thị trường tiền là công cụ tài chính xác định nghĩa vụ nợ của tổ chức vay với nhà đầu tư. Loại hình trái phiếu này có các đặc điểm nổi bật như: mức độ rủi ro rất thấp, lợi suất ổn định, thời gian đáo hạn ngắn, tính thanh khoản cao.

Công cụ thị trường tiền tệ có các sản phẩm nổi bật như: tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, kỳ phiếu thương mại, khoản vay liên ngân hàng,...

thebank_chungkhoannolagi_1_1717034567

Công cụ thị trường tiền tệ là một loại chứng khoán nợ

Sự khác biệt giữa chứng khoán nợ và chứng khoán vốn

Bảng so sánh chứng khoán vốn và chứng khoán nợ:

Tiêu chí

Chứng khoán vốn

Chứng khoán nợ

Bản chất

Xác nhận vốn góp của nhà đầu tư với doanh nghiệp phát hành

Xác nhận nợ của doanh nghiệp phát hành với nhà đầu tư

Vai trò của nhà đầu tư

Cổ đông

Chủ nợ

Đơn vị phát hành

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp, Chính phủ, Ngân hàng

Pháp lý

Làm tăng vốn điều lệ và làm ảnh hướng đến tỷ lệ cổ phần của cổ đông đang nắm giữ

Làm tăng vốn vay nhưng không ảnh hưởng tới tỷ lệ cổ phần của cổ đông đang nắm giữ

Các loại chứng khoán

Cổ phiếu thường

Cổ phiếu ưu đãi

Trái phiếu

Giấy phép tín dụng

Chứng chỉ tiền gửi

Khả năng tiếp cận vốn

Tiếp cận nguồn vốn dài hạn

Tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn

Thời gian đáo hạn

Không có thời gian đáo hạn

Có thời gian đáo hạn cụ thể (1 tháng, 1 năm, 3 năm, 5 năm,...)

Tính thanh khoản

Cao

Trung bình

Thực tế, việc đầu tư chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn sẽ phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro, mục tiêu tài chính, kinh nghiệm và kiến thức trên thị trường chứng khoán.

Xét tổng quan, chứng khoán vốn có thể mang đến tiềm năng sinh lời cao, tính thanh khoản tốt, tuy nhiên nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với mức độ rủi ro cao. Ngược lại, chứng khoán vốn có tiềm năng sinh lời thấp hơn nhưng nhà đầu tư sẽ không phải đối mặt với nhiều rủi ro về thua lỗ hay mất vốn.

thebank_chungkhoannolagi_5_1717034567

Chứng khoán nợ và chứng khoán vốn đều là kênh đầu tư hấp dẫn trên thị trường chứng khoán

Rủi ro khi đầu tư chứng khoán nợ

4.1. Rủi ro lạm phát

Lợi nhuận nhận được từ chứng khoán nợ là khoản cố định. Do đó trong quá trình nắm giữ loại chứng khoán này, nếu tình hình lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ suất sinh lời chung.

Ví dụ, mức lãi suất từ chứng khoán nợ là 7,8%/năm nhưng nếu mức lạm phát tăng cao khoảng 4,3%/năm, mức lãi suất sau cùng nhà đầu tư nhận được là 7,8 - 4,3 = 3,5%/năm.

4.2. Rủi ro thanh khoản

So với chứng khoán vốn, chứng khoán nợ tính thanh khoản thấp hơn. Mặt khác, thị trường chứng khoán nợ nhỏ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tính thanh khoản.

4.3. Rủi ro lãi suất

Thực tế, trái phiếu đang chiếm thị phần lớn trong chứng khoán nợ. Bởi vậy, đây là công cụ tài chính được nhiều nhà đầu tư lựa chọn cho nhu cầu sinh lời an toàn và dài hạn. Tuy nhiên nếu lãi suất thị trường tăng thì thị giá trái phiếu giảm, nhà đầu tư thường có xu hướng lựa chọn các kênh đầu tư khác như: gửi tiết kiệm, cổ phiếu,...

4.4. Rủi ro tín dụng

Khi doanh nghiệp phát sản, không còn khả năng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì quyền lợi của nhà đầu tư có thể bị đe dọa. Trường hợp này, nhà đầu chỉ có thể thu hồi vốn thông qua thanh lý tài sản đảm bảo của doanh nghiệp, hoặc thực hiện giãn thời gian trả nợ.

Dù vậy, khi doanh nghiệp phát hành phá sản, chứng khoán nợ vẫn được uy tín thanh toán trước sau đó mới đến nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán vốn.

Những câu hỏi thường gặp về chứng khoán nợ

Trái phiếu có phải là chứng khoán nợ không?

Trái phiếu chính là chứng khoán nợ. Nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu sẽ cho doanh nghiệp vay vốn đề phát triển hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ có nghĩa vụ thanh toán vốn vay và lãi suất theo các cam kết được xác định trong hợp đồng.

Thời điểm nào nên đầu tư chứng khoán nợ (trái phiếu)?

Lãi suất thị trường tỷ lệ nghịch với giá trái phiếu. Do đó, khi lãi suất thị trường tăng thì giá cổ phiếu giảm. Nhà đầu tư có thể lựa chọn thời điểm này để mua trái phiếu với mức giá hấp dẫn hơn.

Có những loại thuế nào khi đầu tư trái phiếu?

  • Thuế nhận lãi trái phiếu: 5% lãi trái phiếu.
  • Thuế bán trái phiếu: 0,1% giá bán trái phiếu.

Lưu ý, nếu nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu đến khi đáo hạn thì tiền vốn gốc nhận được sẽ không bị tính thuế TNCN.

Trên thị trường chứng khoán, chứng khoán nợ là kênh đầu tư an toàn và ổn định nhất, nhà đầu tư sẽ không phải đối mặt nhiều với nguy cơ mất vốn hoặc rủi ro lãi suất. Dù vậy, chứng khoán vốn hay chứng khoán nợ cũng đều đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức phát hành. Tùy thuộc vào mục tiêu tài chính và khẩu vị rủi ro mà nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn cho mình kênh đầu tư phù hợp.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4 (2 lượt)

4 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn chứng khoán

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *