Công thức tính lãi suất vay trả góp
Mục lục [Ẩn]
Cho vay trả góp là phương thức vay tiền mà số tiền trả nợ ở các kỳ tương đương với nhau. Trong đó, số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ. Số tiền mỗi kỳ trả nợ bằng nhau theo thỏa thuận hợp đồng còn số lãi tính dựa trên số dư nợ gốc và thời hạn thực tế của kỳ hạn trả nợ đó.
Vay trả góp là một dịch vụ phổ biến hiện nay
Hiện nay các sản phẩm vay trả góp của các ngân hàng được tính lãi suất theo 2 cách như sau:
Cách tính lãi trên số dư nợ gốc
Dư nợ gốc là tổng số tiền mà khách hàng đã vay từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.
Tính lãi trên dư nợ gốc là việc bên vay xác định số tiền lãi dựa trên số tiền khách hàng đã vay ban đầu trong toàn bộ thời hạn vay.
Công thức tính lãi suất theo dư nợ gốc được quy định như sau:
Lãi suất hàng tháng = Lãi suất năm/12 tháng
Tiền lãi phải trả mỗi tháng = Số tiền gốc x Lãi suất tháng
Tổng số tiền phải trả mỗi tháng = Tiền gốc/12 tháng + Tiền lãi phải trả mỗi tháng
Với cách tình này thì số tiền lãi hàng tháng mà khách hàng phải trả hoàn toàn bằng nhau và không thay đổi.
Khi khách hàng đi vay vốn, ngân hàng đó thường tư vấn lãi suất trên dư nợ gốc để khách hàng có thể hiểu ngay và tạm tính được số tiền lãi cùng tổng khoản phải trả hàng tháng một cách dễ dàng nhất.
Ví dụ:
Anh A vay ngân hàng số tiền là 50.000.000 VNĐ (50 triệu đồng) để mua xe máy với lãi suất vay mua xe 12%/năm trong khoảng thời hạn 1 năm (12 tháng). Vậy thì trong suốt 12 tháng đó, tiền lãi anh phải trả đơn vị cho vay luôn được tính trên số tiền nợ gốc là 50.000.000 VNĐ x 12%/12 = 500.000 đồng.
Cách tính lãi trên số dư nợ giảm dần
Dư nợ giảm dần được hiểu là số dư nợ sẽ giảm dần theo thời gian khi người vay trả một phần số tiền gốc ban đầu.
Cách tính lãi trên số dư nợ giảm dần là việc đơn vị cho vay tính số tiền lãi dựa trên số tiền thực tế khách hàng còn nợ sau khi trừ số tiền đã trả hàng tháng.
Cách tính lãi trên dư nợ giảm dần được xác định như sau:
Tiền lãi của tháng đầu tiên = Số tiền vay gốc x Lãi suất cố định mỗi tháng
Tiền lãi của những tháng tiếp theo = Tiền gốc còn lại x Lãi suất vay vốn
Số tiền gốc phải trả mỗi tháng = Số tiền vay gốc/Kỳ hạn vay vốn
Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền gốc trả hàng tháng + Tiền lãi trả mỗi tháng
Mức lãi suất này khi được ngân hàng ký kết với khách hàng trong hợp đồng vay vốn có thể thay đổi trong thời gian vay. Vì vậy khách hàng sẽ phải chịu thêm chi phí phát sinh nếu như mức lãi suất điều chỉnh tăng.
Ví dụ:
Anh A đi vay ngân hàng với số tiền là 50 triệu đồng trong vòng 1 năm thì công thức tính lãi suất vay trên số dư nợ gốc sẽ là:
- Tháng đầu, vay sẽ được tính lãi dư trên 50 triệu đó. Anh A sẽ phải trả bớt nợ gốc là 10 triệu.
- Tháng thứ 2, lãi suất sẽ tính trên 40 triệu đồng và anh A sẽ trả bớt nợ gốc 10 triệu đồng
- Tháng thứ 3, lãi suất chỉ tính trên 30 triệu đồng và anh A cũng trả bớt nợ gốc 10 triệu đồng. Và các tháng tiếp theo lãi sẽ được tính tiếp tục tương tự theo cách này.
Một thực tế là mức lãi suất ngân hàng ký kết với khách hàng trong hợp đồng vay vốn có thể không cố định trong suốt thời gian vay, đồng nghĩa với việc có thể khách hàng sẽ chịu thêm chi phí phát sinh nếu mức lãi suất điều chỉnh tăng. Chính vì vậy để tránh thiệt hại không lường trước, khách hàng cần tìm hiểu kỹ cách tính lãi suất vay ngân hàng khi quyết định vay vốn tín chấp.
Tính lãi trên số dư nợ giảm dần là cách tính phổ biến trong cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại.
Nếu bạn muốn vay trả góp thì trước tiên bạn hãy tìm hiểu về lãi suất và các quy định về công thức tính lãi vay ngân hàng bằng các câu hỏi như:
- Mức lãi suất vay trả góp được xác định như thế nào?
- Lãi suất áp dụng trong thời gian bao lâu và lúc nào mức lãi suất sẽ thay đổi?
- Căn cứ để thay đổi lãi suất cho vay là gì?
- Biên độ dao động lãi suất là bao nhiêu?
- Bảng phương án trả nợ gốc lãi cụ thể thế nào?
- Dựa trên những thông tin ngân hàng cung cấp, khách hàng có thể xác định được mức lãi trả góp trong quá trình vay vốn.
Trên đây là những thông tin về công thức tính LÃI SUẤT VAY TRẢ GÓP và những ví dụ cụ thể về mỗi cách tính lãi để các bạn tham khảo. Hy vọng với bài viết này có thể giúp bạn lựa chọn được khoản vay phù hợp nhất.
Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc, vui lòng đăng ký tư vấn ngay để được giải đáp nhanh nhất.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất