Quy định về hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn như thế nào?
Mục lục [Ẩn]
Khái niệm tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi là tất cả các loại tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại tổ chức nhận tiền gửi (không phân biệt mục đích, kỳ hạn, đối tượng).
Tiền gửi có kỳ hạn là sản phẩm tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi.
Đối với hình thức tiền gửi có kỳ hạn, cá nhân có thể gửi tiền bằng tiền Việt Nam đồng (VND), tiền Đô La Mỹ (USD) và đồng Euro (EUR).
Các cá nhân gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng sẽ ký hợp đồng tiền gửi với ngân hàng với kỳ hạn từ 1 tuần trở lên. Phương thức trả lãi suất đối với tiền gửi có kỳ hạn có thể là trả trước, trả sau hoặc trả định kỳ. Mức lãi suất được tính trên cơ sở 1 năm (360 ngày), một tháng (30 ngày).
Xem thêm: Thông tin về quy chế tiền gửi có kỳ hạn khách hàng cần biết
Tiền gửi có kỳ hạn là gì?
Quy định về hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn
Ngân hàng Nhà nước cho biết, quy định này được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động nhận tiền gửi có kỳ hạn bằng VND/ngoại tệ của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước mới chỉ có văn bản hướng dẫn về hoạt động nhận tiền gửi không kỳ hạn (tài khoản thanh toán VND/ngoại tệ) và hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm ngân hàng (quy chế tiền gửi tiết kiệm).
Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Thông tin khách hàng theo quy định tại Điều 6 Thông tư 49/2018/TT-NHNN
- Thông tin tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn với khách hàng:
- Tên giao dịch đầy đủ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Tên chi nhánh/phòng giao dịch của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn với khách hàng, địa chỉ, số điện thoại, số fax;
- Họ và tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn với khách hàng.
- Các thỏa thuận tại Hợp đồng:
- Số tiền, loại tiền, kỳ hạn gửi tiền, ngày gửi tiền, ngày đến hạn, lãi suất;
- Phương thức trả lãi, phương thức thanh toán gốc và lãi;
- Thỏa thuận về rút trước hạn, kéo dài kỳ hạn, phí rút trước hạn (nếu có);
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Quyền và nghĩa vụ của tất cả các cá nhân cùng gửi tiền gửi chung có kỳ hạn (đối với trường hợp tiền gửi chung có kỳ hạn);
- Thời hạn hiệu lực của Hợp đồng;
- Xử lý trong trường hợp mất/thất lạc hợp đồng;
- Chuyển quyền sở hữu/ủy quyền;
- Các thỏa thuận khác giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phù hợp với quy định của
- Thông tư này và quy định khác của pháp luật.
- Số hợp đồng;
- Chữ ký, họ và tên của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn, đóng dấu;
- Chữ ký, họ và tên của khách hàng thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn hoặc của người đại diện hoặc người giám hộ của khách hàng (trường hợp thực hiện giao dịch tiền gửi thông qua người đại diện hoặc người giám hộ); dấu của khách hàng là pháp nhân (nếu có). Trường hợp khoản tiền gửi chung có kỳ hạn thì tất cả các cá nhân đứng tên chung khoản tiền gửi có kỳ hạn phải cùng ký vào Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn.
Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn
Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn
Dự thảo thông tư dự kiến hai nhóm đối tượng được gửi tiền gửi có kỳ hạn, bao gồm:
- Người cư trú là pháp nhân Việt Nam, cá nhân được gửi tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ
- Người không cư trú là pháp nhân nước ngoài, cá nhân có hiện diện tại Việt Nam được gửi tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ.
- Theo Ngân hàng Nhà nước, dự kiến quy định nêu trên nhằm đảm bảo hạn chế các dòng vốn nóng, đầu cơ trên thị trường tiền tệ, đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng là người không cư trú có hiện diện tại Việt Nam. Đồng thời, để đảm bảo quy định rõ ràng, tạo thuận lợi cho các TCTD khi triển khai thực hiện. Điều 4 dự thảo thông tư giải thích theo hướng liệt kê cụ thể các đối tượng là người không cư trú là pháp nhân, cá nhân nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam.
Xem thêm: Những quy định chung về sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn
Phạm vi nhận tiền gửi có kỳ hạn
Dự thảo thông tư đề xuất cụ thể từng loại hình tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ các đối tượng theo phạm vi phù hợp với luật các TCTD năm 2010, cụ thể như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (không bao gồm tổ chức tín dụng phi ngân hàng) được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ pháp nhân, cá nhân. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ pháp nhân. Việc nhận tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của người cư trú, người không cư trú, nhận tiền gửi có kỳ hạn đồng Việt Nam của người cư trú là cá nhân nước ngoài, người không cư trú là pháp nhân, cá nhân chỉ áp dụng đối với tổ chức tín dụng được phép.
Về kỳ hạn gửi tiền, theo dự thảo quy định kỳ hạn gửi tiền thực hiện theo thỏa thuận giữa TCTD và người gửi tại hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn:
- Khi hết kỳ hạn gửi tiền, nếu bạn không tất toán và không có yêu cầu khác thì TCTD kéo dài thêm một kỳ hạn mới theo thỏa thuận tại hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn đã được ký kết với bạn. Bên cạnh đó, dự thảo thông tư dự kiến quy định kỳ hạn gửi tiền đối với đối tượng người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài để đảm bảo sự phù hợp giữa kỳ hạn gửi tiền và thời gian đối tượng đó cư trú tại Việt Nam.
Bạn nên xác định mục đích gửi tiền của mình là gì? là cá nhân hay là doanh nghiệp để chọn lựa hình thức gửi tiền phù hợp với nhu cầu của bạn. Để khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa có nhu cầu dùng đến phát sinh một khoản lời nào đó nhất định. Và nếu đã chọn loại hình nào bạn cũng nên nắm rõ quy định về hợp đồng tiền gửi để tránh trường hợp xấu nhất đến với bạn.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất