avatart

khach

icon

Quy định đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay có gì thay đổi?

Bảo hiểm xã hội

- 17/08/2019

0

Bảo hiểm xã hội

17/08/2019

0

Từ 01/07/2019, với sự điều chỉnh tăng lên của mức lương cơ sở, các quy định đóng bảo hiểm xã hội cũng có nhiều thay đổi trong mức đóng, quyền lợi bảo hiểm xã hội...

Mục lục [Ẩn]

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Theo phương thức quản lý của nhà nước, có 2 loại BHXH:

  • BHXH bắt buộc
  • BHXH tự nguyện

Bạn đọc có thể so sánh 2 hình thức BHXH đó trong bài viết dưới đây:

So sánh bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện.

Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nên thường xuyên cập nhật những quy định mới nhất để đảm bảo quyền lợi của mình.

Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay

Căn cứ Khoản 2, Điều 3, Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

Mặt khác, theo Khoản 3 Điều 89 Luật BHXH 2014 quy định tiền lương tháng tối đa để tính đóng BHXH là:

1.490.000 x 20 = 29.800.000 đồng

Như vậy, số tiền tối đa người lao động đóng BHXH bắt buộc theo quy định nêu trên là:

1.490.000 x 20 x 8% = 2.384.000 đồng/tháng (tăng 60.000 đồng).

Chi tiết cách tính mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 1 tháng, vui lòng tham khảo bài viết sau:

Bảo hiểm xã hội 1 tháng đóng bao nhiêu?

Bảo hiểm xã hội vì hạnh phúc của mọi nhà

Bảo hiểm xã hội vì hạnh phúc của mọi nhà

Tăng trợ cấp bảo hiểm xã hội

Như đã nói ở trên, mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh lên 1.490.000 đồng/tháng từ ngày 01/07/2019. Do đó, hàng loạt khoản trợ cấp BHXH cũng sẽ tăng lên tương ứng. Điển hình như:

  • Trợ cấp thai sản: Tăng từ 2.780.000 đồng/tháng lên 2.980.000 đồng/tháng.
  • Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: Tăng từ 417.000 đồng/ngày lên 447.000 đồng/ngày.
  • Trợ cấp mai táng: Tăng từ 13,9 triệu đồng lên 14,9 triệu đồng.
  • Trợ cấp tuất hàng tháng: Tăng từ 695.000 đồng/tháng lên 745.000 đồng/tháng với mỗi thân nhân, riêng với thân nhân không có người nuôi dưỡng tăng từ 973.000 đồng/tháng lên 1,043 triệu đồng/tháng. 

Điều chỉnh lương hưu với lao động nữ 

Căn cứ Nghị định 153/2018/NĐ-CP thì lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ năm 2018 - 2021 có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 06 tháng sẽ được điều chỉnh lương hưu. Mức điều chỉnh được tính bằng:

Mức lương hưu thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu x Tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng BHXH và thời điểm hưởng lương hưu.

Cụ thể:

  • Nếu nghỉ hưu năm 2019, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 9,23%, thấp nhất là 0,81%
  • Nếu nghỉ hưu năm 2020, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 6,15%, thấp nhất là 0,64%
  • Nếu nghỉ hưu năm 2021, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 3,08%, thấp nhất là 0,27%

Lưu ý: Mức điều chỉnh trên tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH của lao động nữ.

Bạn vẫn còn vướng mắc? Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí NGAY

Đăng ký ngay

Chế độ bảo hiểm xã hội dành cho người lao động

Chế độ bảo hiểm xã hội dành cho người lao động

Thay đổi mức đóng của người sử dụng lao động

Căn cứ Điều 13, Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định mới về chế độ BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Cụ thể như sau:

Điều 13. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

2. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này.

3. Căn cứ vào khả năng cân đối quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ xem xét điều chỉnh mức đóng tại điểm b khoản 1 Điều này từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

4. Người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải đóng theo từng hợp đồng lao động đã giao kết.

Trên đây là những cập nhật mới nhất về chính sách bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay. Người lao động nên cập nhật để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc, vui lòng đăng ký tư vấn ngay để được giải đáp nhanh nhất.

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *