avatart

khach

icon

[CẬP NHẬT] Các loại thuế phí khi mua bán chứng khoán

Chứng khoán

- 08/05/2024

0

Chứng khoán

08/05/2024

0

Thuế và phí mua bán chứng khoán là hai khoản sẽ do công ty chứng khoán thu dựa trên phần trăm giá trị giao dịch trong ngày của nhà đầu tư. Để hiểu rõ hơn về quy định và cách tính phí mua bán chứng khoán, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Mục lục [Ẩn]

Các loại thuế khi giao dịch chứng khoán 

1.1. Thuế thu nhập khi bán chứng khoán

Khi mua bán hay chuyển nhượng chứng khoán, nhà đầu tư sẽ phải chịu mức thuế là 0,1% - tương ứng lượng chứng khoán bán.

Thuế TNCN chuyển nhượng, giao dịch chứng khoán được tính theo tỷ lệ cố định 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán x Thuế suất 0,1%.

Trong đó:

  • Giá chuyển nhượng chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán hoặc giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá trên sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng.
  • Thuế TNCN sẽ được các công ty chứng khoán khấu trừ trực tiếp khi nhà đầu tư thực hiện thành công giao dịch bán chứng khoán. Khoán thuế TNCN sẽ được nộp cho cơ quan thuế và không được quyết toán thuế hàng năm.

Ví dụ: Nhà đầu tư bán 100 cổ phiếu MBB giá 24.500 VNĐ thì giá trị cổ phiếu bán là: 2.450.000 VNĐ.

Thuế TNCN mà công ty chứng khoán thu và nộp cho cơ quan thuế là: 2.450.000 x 0,1% = 2.450 VNĐ

thebank_thuemuabanchungkhoan_1_1715149197Thuế TNCN phải nộp tương ứng 1% giá trị chứng khoán bán

1.2. Thuế từ cổ tức nhận bằng tiền mặt

Cá nhân phải nộp thuế TNCN theo tỷ lệ 5% trên số tiền cổ tức nhận được từ chứng khoán. Thuế TNCN được khấu trừ trực tiếp từ số tiền cổ tức tiền mặt trả cho người sở hữu chứng khoán bởi tổ chức phát hành chứng khoán. Người sở hữu chứng khoán không cần phải lập tờ khai thuế TNCN cho khoản thu nhập này.

1.3. Thuế từ cổ tức nhận bằng cổ phiếu

Khi nhận cổ tức dưới hình thức cổ phiếu, người cá nhân không phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tại thời điểm nhận cổ tức. Tuy nhiên, khi tiến hành chuyển nhượng số cổ phiếu này, người cá nhân sẽ phải nộp thuế TNCN trên thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán. Quy định cụ thể như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Giá trị cổ tức ghi trên sổ sách kế toán hoặc số lượng cổ phiếu thực nhận x Mệnh giá của cổ phiếu x Thuế suất 0,1%.

Trong trường hợp giá chuyển nhượng cổ phiếu thấp hơn mệnh giá, thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư vốn sẽ được tính dựa trên giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.

Khi cá nhân thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu nhận từ cổ tức, việc kê khai và nộp thuế TNCN cần được thực hiện cho đến khi số lượng cổ phiếu này đã được chuyển nhượng hết.

Các loại phí khi mua bán chứng khoán

2.1. Phí giao dịch

Phí giao dịch là khoản phí mà nhà đầu tư phải chi trả khi thực hiện hoạt động mua hoặc bán chứng khoán thành công. Phí này thu dựa trên phần trăm giá trị mua bán trong ngày. Mức phí hay tỷ lệ phần trăm là do công ty chứng khoán thu trên cơ sở cung cấp dịch vụ cho khách hàng có thể thực hiện được giao dịch thành công.

Tuy nhiên, trong Thông tư 128/2018/TT-BTC cũng nêu rõ, mức phí này không được thu quá 5% giá trị của một lần giao dịch nhưng mức sàn không quy định.

Ví dụ: Bạn mua 1.000 cổ phiếu MBB giá 24.000 VNĐ, các khoản tiền cần đảm bảo:

Số tiền trả cho bên bán là 24.000.000 VNĐ.

Mức phí giao dịch công ty chứng khoán thu là 0,15%: 24.000.000 x 0,15% = 36.000 VNĐ.

thebank_thuemuabanchungkhoan_2_1715148934Phí giao dịch không được vượt quá 5% giá trị giao dịch

2.2. Phí lưu ký chứng khoán

Phí lưu ký chứng khoán là khoản chi phí nộp cho VSD để đảm bảo quyền sở hữu chứng khoán trên tài khoản của khách hàng tại các Công ty chứng khoán.

Loại phí này đã được quy định tại Thông tư 127/2018/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành. Trong đó đã nêu rõ, mức phí lưu ký là 0.3 đồng/cổ phiếu, chứng chỉ quỹ/tháng và 0.2 đồng/trái phiếu/tháng.

Ví dụ: Nhà đầu tư nắm giữ 100 cổ phiếu MBB thì phí lưu ký chứng khoán phải trả hàng tháng là 300 đồng.

Lưu ý: Phí lưu ký chứng khoán sẽ chỉ được tính khi nhà đầu tư thực sự sở hữu cổ phiếu (T+2). 

Biểu phí giao dịch 3 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất Việt Nam

3.1. Biểu phí giao dịch chứng khoán VPS - Thị phần 19,06%

Giao dịch cổ phiếu niêm yết, chứng chỉ quỹ, chứng quyền
Tổng giá trị giao dịch/ngày/tài khoản (triệu đồng) Tại sàn Trực tuyến
<100 0,3% 0,2%



100 - <300 0,27%
300 - <500 0,25%
500 - <1000 0,22%
1000 - <2000 0,2%
>= 2000 0,15%
Giao dịch trái phiếu
Giao dịch trái phiếu 0,1%
Giao dịch lô lớn Theo thỏa thuận
Giao dịch Trái phiếu riêng lẻ 0,02%
Phí nộp rút và thanh toán giao dịch Trái phiếu riêng lẻ qua ngân hàng VCB 11.000 VNĐ / giao dịch
Giao dịch Chứng khoán phái sinh
Phí giao dịch tại VPS Áp dụng đối với KH mở mới
Miễn phí giao dịch: 03 tháng kể từ ngày mở
500 đồng/ 1 HĐTL: 03 tháng kế tiếp.
1.000 đồng/ 1 HĐTL: sau 06 tháng kể từ ngày mở
Áp dụng cho KH thông thường: 1.000 đồng/ 1 HĐTL
Phí giao dịch chứng khoán phái sinh
(phí giao dịch phải trả sở giao dịch
chứng khoán)
HĐTL chỉ số: 2.700 đồng/ 1 HĐTL
HĐTL Trái phiếu chính phủ: 4.500 đồng/ 1 HĐTL
Các khoản phí dịch vụ phải trả VSD

Dịch vụ quản lý vị thế: 2.550 đồng/Hợp đồng/tài
khoản/ngày
Dịch vụ quản lý tài sản ký quỹ
0,0024% giá trị lũy kế số dư tài sản ký quỹ (tiền+giá trị chứng khoán tính theo mệnh giá)/tài khoản/tháng

Tối thiểu 320.000 đồng/tháng.
Tối đa 1.600.000 đồng/tháng.

3.2. Biểu phí giao dịch chứng khoán tại SSI - Thị phần 10,44%

Giao dịch Chứng khoán cơ sở bao gồm: Cổ phiếu/Chứng chỉ quỹ/ETF/Chứng quyền có bảo đảm

Tổng giá trị giao dịch/ngày/tài khoản (triệu đồng)  Đặt lệnh qua kênh khác (nhân viên SSI)  Đặt lệnh online
Có MH tư vấn Chủ động giao dịch
<100  0,35% 0,25%

0,15%

100 - <500  0,3%
>= 500  0,25%
Giao dịch Trái phiếu
Loại giao dịch Mức giá
Giao dịch thông thường 0,05 - 0,1%
Giao dịch repo trái phiếu
Giao dịch Chứng khoán phái sinh
Số lượng giao dịch
HĐTL/ngày/TK
Giá dịch vụ giao dịch trong ngày/qua đêm/đáo hạn (Đơn vị: đồng/HĐ)

Đặt lệnh qua kênh Online Đặt lệnh qua kênh khác
(Qua nhân viên SSI)
<100 2.000 3.000
100 - 300 1.500 2.000
>300 500 1.000

3.3. Biểu phí giao dịch chứng khoán VNDirect - Thị phần 7,01%

Giao dịch Chứng khoán cơ sở bao gồm: Cổ phiếu/Chứng chỉ quỹ/ETF/Chứng quyền có bảo đảm
Tổng giá trị giao dịch/ngày/tài khoản (triệu đồng) KH có chuyên viên môi giới chăm sóc Giao dịch trực tuyến (tài khoản DTA)
<80 0,35% 0,1%
80 - <250 0,3%
250 - <400 0,25%
>=400 0,2%
Giao dịch chứng khoán phái sinh
Phí giao dịch phái sinh (không bao gồm phí trả Sở) Miễn phí
Phí giao dịch phái sinh (trả Sở) HĐTL chỉ số: 2.700 VNĐ/HĐTL
HĐTL trái phiếu chính phủ: 4.500 VNĐ/HĐTL
Phí quản lý vị thế (trả VSD)
(Mức phí/HĐTL/tài khoản/ngày)
2.550 VNĐ
Quản lý tài sản ký quỹ 0,0024% giá trị lũy kế số dư tài sản ký quỹ /tài khoản/tháng
Tối đa: 1.600.000 VNĐ/tài khoản/tháng
Tối thiểu: 100.000 VNĐ/tài khoản/tháng

Trên đây là một số loại thuế phí khi mua bán chứng khoán mà nhà đầu tư cần nắm rõ để quá trình đầu tư được an toàn và minh bạch hơn. Mong rằng nội dung trên có thể mang lại cho các nhà đầu tư nhiều thông tin hữu ích.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

3,5 (3 lượt)

3,5 (3 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn chứng khoán

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *