avatart

khach

icon

Quy định mới nhất về kỳ tính lãi và cách tính lãi hiện nay ra sao?

Kiến thức gửi tiết kiệm

- 12/07/2019

0

Kiến thức gửi tiết kiệm

12/07/2019

0

Nhằm thống nhất cách tính lãi tránh tình trạng vướng mắc, dẫn tới các khiếu nại không đáng có giữa khách hàng và tổ chức tài chính, Ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tư 14/2017 quy định về tính lãi và cách tính lãi. Chi tiết vui lòng theo dõi nội dung dưới đây

Mục lục [Ẩn]

Quy định mới nhất về tính lãi và cách tính lãi

Năm 2018 là năm bắt đầu Thông tư số 14/2017 của Ngân hàng nhà nước được áp dụng rộng rãi. Thông tư này quy định về phương pháp tính lãi phát sinh trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng.

Theo như thông tư 14/2017: 

  • Số tiền lãi: Là khoản tiền tổ chức tín dụng phải trả cho khách hàng gửi tiền hoặc khách hàng nhận cấp tín dụng phải trả cho tổ chức tín dụng về việc sử dụng khoản tiền đã nhận.
  • Thời hạn tính lãi: Là toàn bộ khoảng thời gian do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận để tính số tiền lãi của khoản tiền gửi, cấp tín dụng phù hợp với quy định tại Thông tư này.
  • Kỳ tính lãi: Là khoảng thời gian trong thời hạn tính lãi mà tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dùng để tính số tiền lãi. Kỳ tính lãi có thể được xác định bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

Xem thêm: Cập nhật lãi suất gửi tiết kiệm tại các ngân hàng hiện nay

 

Kỳ tính lãi là gì?

Hình 1: Kỳ tính lãi là gì?

Phân biệt kỳ tính lãi và thời hạn tính lãi

Cùng là những chỉ tiêu liên quan tới việc tính lãi nhưng kỳ tính lãi khác với thời hạn tính lãi. Nhiều khách hàng không hiểu rõ hai thuật ngữ này dẫn tới những hiểu lầm không đáng có. Để nắm rõ hơn về hai yếu tố này hãy xem chi tiết bảng sau:

  Thời hạn tính lãi Kỳ tính lãi

Tiêu chí

Là toàn bộ khoảng thời gian mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thỏa thuận để tính số tiền lãi của khoản tiền gửi, cấp tín dụng phù hợp.

Đó là khoảng thời gian tính từ khi nhận tiền gửi hoặc khi giải ngân khoản cấp tín dụng tới khi thanh toán hoàn toàn khoản tiền gửi, khoản cấp tín dụng đó.

Là thời gian ngắn hơn, nằm trong phạm vi thời hạn tính lãi, được thống nhất theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

Cách tính thời hạn tính lãi

Có 2 cách tính thời hạn tính lãi:

  • Cách 1: Phương pháp bỏ ngày đầu, tính ngày cuối tức là thời hạn tính lãi có thể được xác định từ ngày tiếp theo ngay sau khi giải ngân khoản tiền cấp tín dụng hoặc ngày kế tiếp ngay sau ngày nhận tiền gửi cho đến hết ngày tất toán khoản cấp tín dụng hay khoản tiền gửi đó.
  • Cách 2: Tổ chức tín dụng và khách hàng có thể xác định bằng phương pháp tính ngày đầu, bỏ ngày cuối. Nghĩa là thời hạn tính lãi từ ngày giải ngân khoản cấp tín dụng hoặc ngày nhận số tiền gửi cho tới hết ngày liền kề trước ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng, khoản tiền gửi đó.
Kỳ tính lãi có thể được xác định bằng giờ, ngày, tuần, tháng hay năm do hai bên thỏa thuận.

Cùng phân tích một ví dụ sau để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về hai khái niệm này: Khách hàng vay 100 triệu trong 3 năm trả lãi hàng tháng. Thì tại nghiệp vụ này:

  • Kỳ trả lãi sẽ là 1 tháng/lần
  • Thời hạn tính lãi là 3 năm

Nguyên tắc tính lãi

Thông tư nêu rõ nguyên tắc tính lãi như sau:

1. Lãi suất tính lãi được quy đổi theo tỷ lệ %/năm (lãi suất năm); một năm là 365 ngày.

Thời gian sử dụng để quy đổi mức lãi suất tính lãi theo tỷ lệ %/tháng, %/tuần, %/giờ sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày; quy đổi mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/năm và ngược lại được tính như sau:

  • a) Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày;
  • b) Một tháng là ba mươi ngày;
  • c) Một tuần là bảy ngày;
  • d) Một ngày là hai mươi tư giờ.

2. Đối với khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thời hạn từ một ngày trở lên. Tổ chức tín dụng được thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi và thời điểm xác định số dư để tính lãi theo một trong hai cách tính thời hạn tính lãi.

3. Đối với khoản tiền gửi, cấp tín dụng mà thời hạn tính từ khi nhận tiền gửi hoặc từ khi giải ngân khoản cấp tín dụng đến khi thanh toán hết khoản tiền gửi, khoản cấp tín dụng dưới một ngày: Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi được tính từ khi nhận tiền gửi hoặc từ khi giải ngân khoản cấp tín dụng đến khi thanh toán hết khoản tiền gửi, khoản cấp tín dụng, nhưng không được vượt quá một ngày.

4. Tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về mức lãi suất, phương pháp tính lãi phù hợp với quy định của pháp luật về nhận tiền gửi, cấp tín dụng và quy định tại Thông tư này.

Cách tính lãi hiện nay

Cách tính lãi hiện nay

Cách tính lãi hiện nay

Nhằm thống nhất cách tính lãi tránh tình trạng vướng mắc, dẫn tới các khiếu nại không đáng có giữa khách hàng và tổ chức tài chính mà ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tư 14/2017.

Phương pháp tính lãi bao gồm các yếu tố tính lãi và công thức tính lãi. Cụ thể như sau:

Yếu tố tính lãi

  • Thời hạn tính lãi: Được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
  • Số dư thực tế: Là số dư đầu ngày tính lãi của số dư tiền gửi, số dư nợ gốc trong hạn, số dư nợ gốc quá hạn, số dư lãi chậm trả thực tế mà bên nhận tiền gửi, bên nhận cấp tín dụng còn phải trả cho bên gửi tiền, bên cấp tín dụng được sử dụng để tính lãi theo thỏa thuận và quy định của pháp luật về nhận tiền gửi, cấp tín dụng.
  • Số ngày duy trì số dư thực tế: Là số ngày mà số dư thực tế đầu mỗi ngày không thay đổi.
  • Lãi suất tính lãi: Được tính theo tỷ lệ %/năm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nguyên tắc tính lãi đã được nêu ở trên.

Công thức tính lãi

Công thức tính lãi được xác định như sau:

Số tiền lãi ngày = số dư thực tế x lãi suất tính lãi/365
  • Số tiền lãi của kỳ tính lãi = Tổng số tiền lãi ngày của toàn bộ các ngày trong kỳ tính lãi.
  • Thời gian duy trì số dư thực tế nhiều hơn 1 ngày trong kỳ tính lãi thì được sử dụng công thức tính lãi rút gọn sau: Số tiền lãi = Tổng (số dư thực tế x số ngày duy trì số dư thực tế x lãi suất tính lãi)/365.

Xem thêm: Tất toán tiền gửi sớm - Nguy cơ mất trắng tiền lãi chỉ trong tích tắc

Nếu như đến kỳ hạn mà khách hàng không trả lãi khi vay tín dụng cho tổ chức tài chính thì sẽ bị thêm mức lãi phạt nộp chậm. Còn nếu khách hàng gửi tiền, khi qua kỳ hạn thì ngân hàng hay công ty tài chính sẽ tự động tái tục cho khoản tiền gửi này của khách. Hơn nữa, nhiều ngân hàng còn tự động nhập phần lãi của kỳ tính lãi trước vào để làm số tiền dư thực tế của kỳ tiếp theo để tính lãi.

Trên đây là những kiến thức cơ bản và các quy định về tính lãi và cách tính lãi hiện nay. Từ đó, bạn đọc có thể nắm được cơ sở và hiểu được tiền lãi gửi tiết kiệm tại ngân hàng hiện nay dựa theo công thức nào.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *