Chứng quyền có bảo đảm là gì?
Mục lục [Ẩn]
Chứng quyền có bảo đảm là gì?
Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant – CW) là sản phẩm do công ty chứng khoán phát hành và được niêm yết trên sàn chứng khoán, có mã giao dịch riêng và hoạt động tương tự như chứng khoán cơ sở. Để sở hữu chứng quyền, nhà đầu tư phải trả một khoản phí, được quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền theo mức giá xác định trước.
Các loại chứng quyền
Chứng quyền mua |
Chứng quyền bán |
Là loại chứng quyền mà người sở hữu được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo giá thực hiện, nhận tiền lãi khi chứng khoán cơ sở tăng cao hơn giá thực hiện. | Là loại chứng quyền mà người sở hữu được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo giá thực hiện, nhận tiền lãi khi chứng khoán cơ giảm so với giá thực hiện. |
Chứng quyền quy định tại thị trường Việt Nam là chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu niêm yết, thực hiện quyền kiểu châu Âu với phương thức thanh toán bằng tiền mặt.
Chứng quyền kiểu Châu Âu
|
Chứng quyền kiểu Mỹ |
Chỉ cho phép người sở hữu thực hiện quyền khi đáo hạn. | Cho phép người sở hữu thực hiện quyền vào bất kỳ thời điểm nào, trước hoặc đến khi chứng quyền đáo hạn. |
Đăng ký tư vấn miễn phí
Những thông tin cần nắm rõ về chứng quyền
Giá chứng quyền | Số tiền Nhà đầu tư cần bỏ ra để sở hữu một đơn vị chứng quyền |
Chứng khoán cơ sở | Cổ phiếu làm cơ sở để thực hiện quyền |
Giá thực hiện | Mức giá mà Nhà đầu tư thực hiện quyền khi đáo hạn |
Tỷ lệ chuyển đổi | Tỷ lệ để thực hiện chuyển đổi giữa chứng quyền và chứng khoán cơ sở |
Thời hạn chứng quyền | Thời gian lưu hành của chứng quyền (tối thiểu 3 tháng, tối đa 24 tháng) |
Ngày đáo hạn | Ngày cuối cùng mà người nắm giữ chứng quyền thực hiện chứng quyền |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày giao dịch trước 2 ngày so với ngày đáo hạn và là ngày cuối cùng chứng quyền được giao dịch |
Giá thanh toán | Bình quân giá đóng cửa chứng khoán cơ sở 5 ngày giao dịch liên trước ngày đáo hạn (không bao gồm ngày đáo hạn) |
Giao dịch chứng quyền như nào?
Giống như cổ phiếu thông thường, chứng quyền có bảo đảm có phương thức giao dịch tương tự. Nhà đầu tư có thể mua trên thị trường sơ cấp hoặc thứ cấp. Tại thị trường thứ cấp, chứng quyền được giao dịch bằng chính tài khoản giao dịch chứng khoán của Nhà đầu tư trên sàn.
Một chứng quyền giao dịch dựa trên biên độ giao động giá với đơn vị yết giá là 10 đồng. Tuy nhiên, mức giá sàn/trần được tính dựa trên giá chứng khoán cơ sở theo công thức:
Giá sàn/trần chứng quyền = Giá tham chiếu chứng quyền -/+ Biên độ giao động giá chứng khoán cơ sở/Tỷ lệ chuyển đổi |
Điểm cần lưu ý, mức giá sàn của chứng quyền tối thiểu là 10 đồng.
Ví dụ thực tế về chứng quyền
Tên chứng quyền | Chungquyen.FPT.VND.M.CAT.2019.01 |
Mã chứng quyền | CFPT1901 |
Mã ISIN | VN0CFPT19013 |
Tên mã chứng khoán cơ sở | FPT |
Tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở | Công ty cổ phần FPT |
Loại chứng quyền | Mua |
Kiểu thực hiện | Châu Âu |
Phương thức thực hiện chứng quyền | Bằng tiền |
Thời hạn | 3 tháng |
Ngày đáo hạn | 11/09/2019 |
Tỷ lệ chuyển đổi | 2:1 |
Giá thực hiện | 45.000 đồng |
Giá phát hành | 1.900 đồng/chứng quyền |
Số lượng chứng quyền đăng ký tại VSD | 2.000.000 chứng quyền |
Giá trị chứng quyền đăng ký tại VSD theo giá phát hành | 3.800.000.000 đồng |
Giả sử, nhà đầu tư thực hiện mua 1.000 chứng quyền FPT với các thông tin trên. Tổng số tiền bỏ ra (chưa bao gồm phí mua chứng quyền) là 1.900.000 đồng
Sau 3 tháng, giá thị trường cổ phiếu FPT tăng lên 60.000 đồng/cổ phiếu, giá chứng quyền theo đó tăng lên 6.000 đồng/CW, nhà đầu tư có thể chốt lời bằng cách giao dịch chứng quyền trên sàn với số lãi đạt được là:
Tiền lãi giao dịch chứng quyền = [6.000/2– 1.900]*1.000 = 1.100.000 đồng |
Trường hợp, nhà đầu tư nắm giữ đến đến khi đáo hạn với giá thanh toán là 50.000 đồng/cổ phiếu. Số tiền lãi đạt được là:
Tiền lãi nắm giữ chứng quyền = [(50.000-45.000)/2 – 1.900]*1.000 = 600.000 đồng |
Trường hợp giá chứng quyền thấp hơn giá nhà đầu tư giao dịch mua, việc thua lỗ bằng khoản giảm thiểu từ biến động giảm sau khi thực hiện bán lại chứng quyền trên sàn. Nếu nắm giữ đến khi đáo hạn, nhà đầu tư mất tối đa số tiền bỏ ra khi thực hiện quyền mua nếu giá thanh toán chứng khoán cơ sở nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện (chứng quyền sẽ không thực hiện).
Những lợi ích và rủi ro khi tham gia chứng quyền
Lợi ích
Như ví dụ trên, việc tham gia chứng quyền sẽ giúp nhà đầu tư đạt được tỷ suất sinh lời cao hơn nhờ tính đòn bẩy khi giá chứng quyền nhỏ hơn rất nhiều so với giá chứng khoán cơ sở nhưng giá trị nội tại của chứng quyền thường biến động tương đồng (Với giả định giao dịch chứng quyền của FPT phần trên, tỷ suất sinh lời đạt gần 58% so với hơn 13% nếu dùng số tiền đó thực hiện mua cổ phiếu cơ sở). Thêm nữa, nhà đầu tư có thể xác định rõ việc thua lỗ khi hạn chế tối đa chính bằng số tiền bỏ ra khi thực hiện quyền.
Rủi ro
Ngược lại, tính đòn bẩy cũng là rủi ro cho chứng quyền khi tỷ lệ thua lỗ sẽ cao hơn nếu giá chứng quyền hay giá chứng khoán cơ sở có xu hướng xấu. Bên cạnh đó, một chứng quyền có thời gian giới hạn từ 3 đến 24 tháng khiến nhà đầu tư phải cân nhắc có nên nắm giữ hay không.
Cũng như các loại chứng khoán khác, chứng quyền phụ thuộc vào cung cầu thị trường, thậm chí là hai chiều bao gồm chứng quyền và chứng khoán cơ sở. Điều này khiến việc phân tích phần nào khó khăn hơn.
Nếu còn vấn đề thắc mắc và cần tư vấn miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi theo đường dẫn dưới đây!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất