avatart

khach

icon

Chế độ thai sản khi chấm dứt hợp đồng có bị ảnh hưởng không?

Bảo hiểm xã hội

- 23/04/2021

0

Bảo hiểm xã hội

23/04/2021

0

Chế độ thai sản khi chấm dứt hợp đồng là mối quan tâm hàng đầu của nhiều lao động nữ. Tuy nhiên, đây là chế độ do cơ quan BHXH chi trả. Nếu lao động nữ đủ điều kiện thì dù có nghỉ việc vẫn được hưởng chế độ này.

Mục lục [Ẩn]

Hiện nay, tình trạng lao động nữ nghỉ việc trước sinh vì nhiều lý do khác nhau nên họ cũng khá lo lắng về điều kiện hưởng chế độ thai sản. Vậy chế độ thai sản khi chấm dứt hợp đồng có bị ảnh hưởng không?

Chế độ thai sản khi chấm dứt hợp đồng lao động

Chế độ thai sản được giải quyết và chi trả bởi cơ quan Bảo hiểm xã hội, người lao động khi đi làm sẽ nộp hồ sơ trực tiếp cho người sử dụng lao động. Nếu trường hợp nghỉ việc, người lao động nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH để được xử lý.

Tuy nhiên, để hưởng chế độ thai sản, người lao động phải là một trong các đối tượng quy định tại Điều 31 Luật BHXH năm 2014 và đáp ứng đủ điều kiện:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Việc chấm dứt hợp đồng có ảnh hưởng đến chế độ thai sản không

 

Chấm dứt hợp đồng lao động có ảnh hưởng đến chế độ thai sản không?

Đọc thêm: Điều kiện hưởng chế độ thai sản 2021

Trong đó, thời gian 12 tháng trước sinh được xác định theo Điều 9 Thông tư 59/2015-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc:

- Trường hợp bạn sinh con trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

- Trường hợp bạn sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Do vậy, kể cả khi người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động nhưng vẫn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì trực tiếp nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH để được giải quyết.

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Thu sinh con vào tháng 03/2017, nhưng trước đó đã nghỉ việc. Thời gian 12 tháng trước sinh của chị Thu được tính từ tháng 03/2016 đến tháng 02/2017. Trong khoảng thời gian này, chị Thu đã đóng BHXH đủ 06 tháng nên sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Để được hưởng chế độ, chị Thu cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm giấy tờ:

  • Sổ BHXH;
  • Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con.

Khi đi mang theo Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước và sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú để xuất trình. Người lao động mang nộp tại cơ quan BHXH ở nơi cư trú. Cơ quan có trách nhiệm giải quyết trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Trên đây là những giải đáp về chế độ thai sản khi chấm dứt hợp đồng của người lao động. Hy vọng chúng tôi đã đem đến nhiều thông tin hữu ích giúp cho những ai quan tâm hiểu thêm về vấn đề này.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *