Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Địa chỉ: 40 Phố Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Năm thành lập: 1902
E: benhvienvietduc.info@gmail.com
H: (024)38.253.531
W: http://benhvienvietduc.org/
.
Giới Thiệu
Giờ Làm Việc
Khoa Khám Bệnh
Bảng Giá Dịch vụ
Địa Chỉ
Hướng Dẫn
FAQ
Đăng Ký
Đánh Giá
Giới thiệu về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có lịch sử trên 100 năm, bề dày truyền thống danh tiếng, là cái nôi của ngành ngoại khoa Việt Nam gắn liền với những thành tựu Y học quan trọng của đất nước.
Bệnh viện Việt Đức là địa chỉ uy tín hàng đầu về ngoại khoa, tiến hành khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chụp chiếu, xét nghiệm, thăm dò chức năng cơ bản và chuyên sâu hàng ngày cho người dân. Trong hơn 100 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã đạt được những thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực chuyên môn sâu.
- Phẫu thuật tim mạch
- Phẫu thuật Thần kinh
- Phẫu thuật Nội soi và nội soi can thiệp
- Phẫu thuật gan mật tuỵ
- Phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình
- Phẫu thuật tiêu hoá
- Các kỹ thuật khác
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có lịch sử hơn 100 năm tuổi
Đội ngũ bác sĩ
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có đội ngũ y bác sĩ hùng hậu, nhiều người kiêm là cán bộ giảng dạy tại Đại học Y khoa Hà Nội hoặc Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong số họ nhiều người là chuyên gia đầu ngành và bác sĩ giàu kinh nghiệm ở các chuyên khoa khác nhau.
- 06 Giáo sư -Tiến sĩ
- 27 Phó Giáo sư -Tiến sĩ
- 37 Tiến sĩ, 06 Bác sĩ CKII
- 184 Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú
- 05 Bác sĩ CKI & 41 bác sĩ đa khoa cùng với gần 600 cán bộ khác có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Chức năng nhiệm vụ
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện chuyên khoa hạng đặc biệt Bộ Y tế giao thực hiện 9 nhiệm vụ chính:
- Khám bệnh, chữa bệnh.
- Nghiên cứu khoa học.
- Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế.
- Chỉ đạo tuyến.
- Hợp tác quốc tế.
- Phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa.
- Quản lý chất lượng bệnh viện.
- Quản lý bệnh viện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ Y tế.
Cơ sở vật chất - Trang thiết bị
Bệnh viện đã được trang bị các thiết bị y tế hiện đại nhất phục vụ công tác khám chữa bệnh:
- các hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh thế hệ mới: Máy chụp cắt lớp vi tính CT Scanner 256 dãy, 512 lát cắt; CT Scanner 64 dãy, Máy cộng hưởng từ 3.0 Tesla, 1.5 Tesla; Máy chụp mạch số hóa xóa nền thế hệ mới nhất, các hệ thống siêu âm màu 3D, 4D; Hệ thống đo độ loãng xương …
- Các hệ thống xét nghiệm hiện đại đảm bảo thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu của các chuyên ngành: xét nghiệm huyết học, sinh hóa, vi sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh phục vụ việc chẩn đoán và điều trị.
- Khu vực Gây mê hồi sức với: 42 bàn mổ và 50 giường hồi sức với các trang thiết bị hiện đại: Hệ thống kính hiển vi phẫu thuật, robot trong mổ, hệ thống phòng mổ ORI, Hybrid, các phương tiện hồi sức đảm bảo việc thực hiện các trường hợp phẫu thuật và hồi sức phức tạp nhất. Trung tâm truyền máu, Ngân hàng mô, Khoa thận nhân tạo cũng được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ chuyên môn.
Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong các chuyên khoa sâu và trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện đã đi sâu trong phát triển kỹ thuật trình độ cao như thành công của việc ghép đa tạng, phẫu thuật thần kinh sọ não, lồng ngực, phẫu thuật nội soi bụng, sọ não, cột sống, khớp, tiết niệu…
Giờ làm việc tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Người bệnh có thể đăng kí khám với các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vào các ngày trong tuần từ thứ 2 - thứ 7, trong giờ hành chính
- Sáng: 7h00 - 12h00
- Chiều: 13h30 - 16h30
Thông thường, Bệnh viện tiếp nhận đông bệnh nhân đến khám vào đầu giờ sáng, người bệnh nên đến đăng kí khám sau 9h00 sáng để giảm thiểu được thời gian chờ đợi.
Các khoa khám bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoa Phẫu thuật thần kinh 1
Năm 1956 do nhu cầu điều trị bệnh nhân và được sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài, bệnh viện Việt Đức thành lập khoa phẫu thuật thần kinh (1A) do GS Nguyễn Thường Xuân là trưởng khoa với 30 giường bệnh. Kể từ năm 2015, được sự đồng ý của Bộ Y tế, Đảng uỷ, lãnh đạo bệnh viện đã thành lập trung tâm phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đứng đầu là Giám đốc trung tâm PGS.TS Đồng Văn Hệ. Trung tâm được tổ chức thành 3 khoa: Phẫu thuật thần kinh 1, Phẫu thuật Thần kinh 2 và khoa Nội – hồi sức thần kinh.
Hoạt động chuyên môn
- Khoa là nơi khám chữa bệnh ngoại khoa, nội khoa thần kinh trong chấn thương thần kinh, bệnh lý sọ não (u não, bệnh lý mạch máu não, động kinh, bệnh lý thần kinh chức năng, bệnh lý bất thường bẩm sinh hệ thần kinh…), tuỷ sống, bệnh lý thần kinh ngoại vi.
- Phẫu thuật nội soi não bắt đầu sử dụng từ 2003. Ngày nay đã ứng dụng nội soi trong phẫu thuật não úng thủy, u não, u nền sọ, phẫu thuật thần kinh chức năng, phẫu thuật phình mạch não. Thực hiện thành công đề tài cấp nhà nước (đã nghiệm thu) về phẫu thuật nội soi các bệnh lý sọ não.
- Phẫu thuật thần kinh chức năng trong điều trị động kinh, điều trị đau dây thần kinh số V.
- Phẫu thuật u nền sọ như u vùng rãnh trượt, u màng não vùng rãnh trượt, u thân não, u vùng tuyến tùng, u não thất, u vùng hố yên.
- Phẫu thuật nội soi thần kinh, bệnh lý tuyến yên, u sọ hầu, phẫu thuật ít xâm lấn, phẫu thuật thần kinh chức năng, phẫu thuật nền sọ, bệnh lý góc cầu tiểu não, điều dưỡng thần kinh…
- Tham gia giúp đỡ chuyên môn, chỉ đạo tuyến nhiều khoa phẫu thuật thần kinh và khoa chấn thương ở miền Bắc.
Tổ chức nhân sự khoa
Lãnh đạo đương nhiệm:
- Trưởng khoa: PGS.TS Đồng Văn Hệ
- Phó trưởng khoa: PGS.TS Dương Đại Hà; Ths.Bs Nguyễn Thanh Xuân
- Điều dưỡng trưởng: CN Nguyễn Thị Ngân
Số lượng cán bộ trong khoa: 12 Bác sỹ (2 PGS.TS, 2 TS, 8 Th.s), 40 Điều dưỡng, 4 Trợ giúp CS
Bác sĩ thăm khám bệnh nhân sau phẫu thuật
Khoa Phẫu thuật thần kinh 2
Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và cấp cứu ngoại khoa thần kinh, Khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện Việt Đức đã được thành lập vào năm 1966. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, khoa Phẫu thuật thần kinh đã ngày càng lớn mạnh cả vể lượng và về chất, từng bước mở rộng quy mô cũng như nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Trải qua nhiều giai đoạn, đến nay khoa Phẫu thuật thần kinh đã trở thành trung tâm ngoại khoa hàng đầu trong nước và khu vực trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý về sọ não và tuỷ sống.
Trong suốt quá trình phát triển, đáp ứng tốt hơn nữa chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao chất lượng điều trị, phát triển các lĩnh vực chuyên sâu và củng cố quản lý, đào tạo luôn là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Từ những yêu cầu bức thiết đó, cùng với quy mô ngày càng mở rộng của khoa Phẫu thuật thần kinh, tháng 11 năm 2015 thực hiện quyết định của Đảng uỷ, Ban giám đốc bệnh viện, khoa Phẫu thuật thần kinh 2 được thành lập, trên cơ sở chia tách từ khoa Phẫu thuật thần kinh (1A). Hoạt động trực thuộc Trung tâm phẫu thuật thần kinh - Bệnh viện Việt Đức và do Ts.Bs Lê Hồng Nhân - Phó giám đốc trung tâm làm chủ nhiệm khoa.
Hoạt động chuyên môn
- Khám, tư vấn và điều trị cho tất cả các bệnh nhân có bệnh lý Phẫu thuật sọ não và cột sống.
- Phát triển các chuyên ngành mũi nhọn: Mở rộng và đi sâu trong nghiên cứu, áp dụng các phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thần kinh, tuỷ sống.
- Bước đầu áp dụng và triển khai những kỹ thuật cao về phẫu thuật sọ não, tuỷ sống ứng dụng những công nghệ hiện đại trong chẩn đoán và điều trị: Phẫu thuật nội soi, phẫu thuật thần kinh chức năng, phẫu thuật ít xâm lấn, phẫu thuật mạch máu, phẫu thuật thần kinh trẻ em.
Tổ chức nhân sự khoa
Lãnh đạo đương nhiệm:
- Trưởng khoa: TS Lê Hồng Nhân
- Phó trưởng khoa: TS. Ngô Mạnh Hùng; TS Nguyễn Duy Tuyển
- Điều dưỡng trưởng: Ths Hoàng Thị Hoa
- Cố vấn chuyên môn: BSCK II. Lý Ngọc Liên và PGS.TS Hà Kim Trung
Số lượng cán bộ trong khoa: 12 Bác sỹ, 44 Điều dưỡng
Bác sĩ Khoa Phẫu thuật thần kinh 2, BV Việt Đức, thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật
Khoa Nội – Hồi sức Thần kinh
Khoa Nội – Hồi sức Thần kinh là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, đi vào hoạt động từ ngày 01/8/2016 dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh và Ban Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Khoa được chia làm 3 đơn nguyên gồm Khu điều trị các bệnh lý Nội thần kinh với 17 giường, khu Hồi sức thần kinh với 16 giường, khu phòng khám và thăm dò chức năng thần kinh.
Hoạt động chuyên môn
- Khám, chẩn đoán và điều trị cho các bệnh nhân có bệnh lý thần kinh
- Phối hợp hoạt động giữa khoa Nội – Hồi sức Thần Kinh với các khoa thuộc trung tâm PTTK và các viện, trung tâm, khoa của BV Việt Đức để đảm bảo bệnh nhân được điều trị khép kín từ khâu chẩn đoán, chỉ định phẫu thuật, điều trị hồi sức, phục hồi chức năng và theo dõi lâu dài. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chẩn đoán, hội chẩn chuyên môn giữa các khoa trong trung tâm PTTK và trong toàn bệnh viện Việt Đức.
- Phát triển chuyên môn sâu cho từng mặt bệnh thần kinh, duy trì và phát triển hơn nữa các hoạt động khám chuyên gia quốc tế như khám chuyên gia động kinh, chuyên gia Parkinson, điều trị tai biến mạch máu não…
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ cho phòng khám, điều trị ngoại trú, đồng thời đẩy mạnh các kỹ thuật thăm dò chức năng thần kinh như điện não đồ kéo dài, các kỹ thuật điện chẩn cơ, tiêm phong bế thần kinh…
Tổ chức nhân sự
Lãnh đạo đương nhiệm:
- Trưởng khoa: TS. Nguyễn Anh Tuấn
- Phó Trưởng khoa: Ths. Phạm Đức Hiếu
- Điều dưỡng trưởng: Ths Dương Minh Đức
Số lượng cán bộ trong khoa: 7 Bác sĩ, 30 Điều dưỡng
Khoa Phẫu thuật Gan mật
Năm 1977, Giáo sư.Viện sỹ Tôn Thất Tùng, một nhà ngoại khoa lỗi lạc, người nổi tiếng trên toàn thế giới với phương pháp cắt gan mang tên ông, cũng là người đầu tiên quyết định thành lập khoa Phẫu thuật Gan mật.
Trải qua hơn 40 năm hoạt động và phát triển, khoa Phẫu thuật Gan mật luôn là một trung tâm ngoại khoa hàng đầu và chuyên sâu trong lĩnh vực khám, điều trị và phẫu thuật các bệnh lý về Gan mật, tuỵ. Hàng năm, đây là nơi thực hiện hàng nghìn ca phẫu thuật khó, phức tạp, chủ yếu là phẫu thuật loại 1, loại đặc biệt như: cắt gan lớn, nhỏ điều trị các khối u tại gan, phẫu thuật cắt khối tá tụy, phẫu thuật điều trị sỏi mật trong và ngoài gan, phẫu thuật nối mật ruột, cắt nang ống mật chủ… và hàng loạt các phẫu thuật kinh điển khác…
Khoa luôn đi đầu áp dụng các kĩ thuật mới với các trang thiết bị hiện đại được bệnh viện trang bị như dụng cụ phẫu thuật nội soi tiêu hóa, gan mật, nội soi mềm để mổ nội soi tán sỏi đường mật trong mổ, các dụng cụ khâu nối máy, dao mổ siêu âm, dao CUSA, dao mổ hàn mạch tiên tiến nhất thế giới.
Đến nay hầu hết các kĩ thuật khó, kĩ thuật tiên tiến trên thế giới đã được áp dụng tại khoa, đã mang lại kết quả đáng khích lệ và trở thành các phẫu thuật thường qui tại khoa.
Hoạt động chuyên môn
Khoa Phẫu thuật Gan mật là một chuyên khoa lớn, đảm nhiệm khám, điều trị và phẫu thuật cho các bệnh nhân mắc bệnh lý về gan, mật tụy:
- Các bệnh lý về đường mật: sỏi mật (sỏi túi mật, sỏi đường mật trong và ngoài gan, sỏi tái phát nhiều lần); các bệnh lý túi mật (polip túi mật, u túi mật…); ung thư đường mật, u nang đường mật, u bóng Vater, hẹp đường mật, bệnh lý đường mật bẩm sinh…
- Các bệnh lý về gan: Ung thư gan tiên phát và thứ phát, u lành tính của gan, nang gan, xơ gan, áp xe gan, viêm gan virus…
- Các bệnh lý về tuỵ: Ung thư tuỵ, u lành tính của tuỵ, viêm tuỵ cấp, viêm tuỵ mạn, nang tuỵ…
- Các bệnh lý khác.
Bác sĩ Khoa Phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Việt Đức khám cho người bệnh sau phẫu thuật u gan bằng phương pháp nội soi
Nhân sự của khoa
Ban lãnh đạo đương nhiệm:
- Trưởng khoa: TS. Đỗ Tuấn Anh
- Phó trưởng khoa: PGS. TS. Trần Đình Thơ
TS. Nguyễn Hải Nam
- Điều dưỡng trưởng: Cử nhân Trần Bảo Hoa
- Điều dưỡng trưởng khu vực: Nguyễn Thị Hằng và Đỗ Cẩm Anh .
Cán bộ trong khoa: khoa hiện có 50 cán bộ nhân viên, trong đó gồm có: Các chuyên gia, cố vấn (01 Giáo sư, tiến sĩ, 03 Phó Giáo sư, tiến sĩ, 01 Tiến sĩ, bác sĩ); Các phẫu thuật viên (01 Phó Giáo sư, tiến sĩ, 03 Tiến sĩ, 01 BSCK2, 03 Thạc sĩ); 37 điều dưỡng; 01 Trợ giúp chăm sóc.
Khoa khám bệnh
Khoa khám bệnh được thành lập và hoạt động ngay từ khi “Nhà thương bảo hộ Phủ Doãn”, bắt đầu hoạt động năm 1906. Trải qua nhiều thời kỳ, cùng với sự phát triển của bệnh viện Việt Đức, khoa Khám bệnh là nơi tiếp nhận đầu tiên và cấp cứu người bệnh khi được đưa tới bệnh viện.
Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, của ngành y tế và bệnh viện Việt Đức, khoa Khám bệnh không ngừng phát triển - lớn mạnh cả về chất lượng và số lượng. Cơ sở vật chất được mở rộng, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại. Đội ngũ thầy thuốc yêu nghề, có trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn tốt, cách làm việc chuyên nghiệp, hòa nhã. Đây là địa chỉ được bệnh nhân, đồng nghiệp tin tưởng.
Hoạt động chuyên môn
- Tiếp nhận, khám phân loại, xử trí bệnh nhân cấp cứu, đặc biệt hồi sức ngoại khoa ban đầu
- Phân loại, khám chuyên khoa, quản lý bệnh nhân ngoại trú.
- Điều trị các bệnh nhân có bệnh lý chuyên khoa vùng hậu môn trực tràng.
- Là cơ sở đào tạo và thực hành cho các nghiên cứu sinh, bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa, sinh viên và học sinh các trường đại học trong và ngoài nước.
- Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong nhiều lĩnh vực: cấp cứu ngoại khoa, hồi sức, nghiên cứu điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa, chăm sóc người bệnh, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh.
Đội ngũ nhân sự
Khoa khám bệnh hiện có 130 người gồm có:
- Bác sĩ: 10 (Trình độ: 3 chuyên khoa 2; 4 thạc sĩ; 3 BS)
- Điều dưỡng: 84 (Trình độ: 3 Thạc sĩ; 12 đại học; 69 cao đẳng)
- Nhân viên tin học: 3
- Hỗ trợ chăm sóc: 10
- Y công (Nhân viên vận chuyển): 23
Khoa Ung bướu
Đứng trước thách thức về gánh nặng ngày càng tăng của bệnh lý ung bướu cũng như để đáp ứng nhu cầu thực tế về điều trị toàn diện của người bệnh, Ban Giám đốc Bệnh viện HN Việt Đức đã ra Quyết định số 246/QĐ-VĐ ngày 27/2/2013 về việc thành lập khoa Ung bướu nhưng đến ngày 01/6/2015, khi nhà kỹ thuật cao được đưa vào sử dụng thì khoa mới chính thức nhận người bệnh điều trị nội trú.
Nhiệm vụ khoa Ung bướu
- Tổ chức điều trị nội trú, mổ phiên các trường hợp bệnh lý ung thư như ung thư gan, ung thư tuỵ, ung thư dạ dày, đại tràng, ung thư vú, ung thư tuyến giáp bao gồm những trường hợp bệnh lý phức tạp, nặng nề.
- Tổ chức các buổi hội chẩn đa chuyên khoa theo tiêu chuẩn quốc tế để quyết định hướng điều trị cho những trường hợp bệnh lý phức tạp tiến tới tiến hành thường quy hoạt động này.
- Xây dựng các quy trình, phác đồ điều trị để cập nhật và chuẩn hoá thống nhất trong khoa bao gồm cả các quy trình về hành chính như quy trình tiếp nhận người bệnh, quy trình tiếp nhận học viên… và quy trình về chuyên môn như quy trình thay băng, quy trình dẫn lưu màng phổi, quy trình chăm sóc người bệnh mở khí quản…
- Không ngừng tiến hành cải tiến chất lượng chăm sóc bằng cách ứng dụng y học chứng cứ bằng cách tổ chức nghiên cứu theo dõi người bệnh theo từng chuyên khoa, từng vấn đề cụ thể như theo dõi người bệnh sau nút động mạch gan, ghi nhận và theo dõi loét tỳ đè ở những người bệnh điều trị dài ngày… theo những quy trình thống nhất trong khoa.
Nhân sự khoa Ung bướu
Khoa có 22 nhân viên gồm có:
- Bác sĩ trình Thạc sỹ / Bác sỹ nội trú: 08
- Điều dưỡng: 15 (trong đó: 01 trình độ Thạc sỹ, 05 trình độ Đại học, 02 trình độ Cao đẳng, 07 trình độ Trung cấp)
- Nhân viên vi tính: 01
Khoa điều trị theo yêu cầu
Khoa điều trị theo yêu cầu được thành lập 1/1/1999. Khoa ra đời nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân khi mức sống được nâng cao, giảm tải cho bệnh viện, xây dựng mô hình khám chữa bệnh mẫu mực cả về điều trị và chăm sóc người bệnh, tăng thêm nguồn thu cho bệnh viện và cải thiện đời sống cho nhân viên. Khoa đã trải qua các tên gọi: khoa bán công, khoa điều trị tự nguyện, khoa điều trị theo yêu cầu.
Nhiệm vụ của khoa
- Khoa có thể phục vụ đầy đủ các bước từ khám bệnh, chụp chiếu, siêu âm, xét nghiệm…đến mổ, chăm sóc hậu phẫu cho hầu hết các chuyên khoa: tiêu hóa, gan mật, tiết niệu, chấn thương…
- Nhiều kỹ thuật tiên tiến hàng đầu được thực hiện tại khoa: phẫu thuật nội soi, thay khớp…
- Các bác sỹ trong khoa tham gia tất cả các hoạt động của bệnh viện: trực cấp cứu, chỉ đạo tuyến, đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học…
Cơ sở vật chất
- Khoa được cải tạo nâng cấp từ khu phòng khám cấp cứu cũ (8 Phủ Doãn).
- Khoa được ưu tiên trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ khám chữa bệnh: siêu âm, X quang, xét nghiệm, chụp CT scanner, chụp cộng hưởng từ, nội soi…
- Khoa gồm nhiều đơn nguyên: phòng khám (khám tổng hợp, bó bột, điện tim, soi tiết niệu, tiểu phẫu…), phòng mổ (2 phòng mổ, 1 phòng hồi tỉnh), phòng điều trị (67 giường bệnh được trang bị tivi, tủ lạnh, điều hòa, nhà vệ sinh khép kín), phòng xét nghiệm, phòng nội soi,…
Phòng chụp và can thiệp mạch Khoa điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Việt Đức
Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh
Khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được thành lập từ cuối năm 1957. Nếu như bệnh viện Việt Đức là cái nôi của ngành ngoại khoa Việt Nam thì khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh có thể coi là cái nôi của chuyên ngành Ngoại nhi.
Trong suốt thời gian đầu thành lập và những năm sau chiến tranh, vượt qua hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn về nhiều mặt, các thế hệ thầy thuốc của khoa đã không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần trong những thành tích chung của bệnh viện HN Việt Đức, khoa ghi dấu ấn quan trọng trong sự phát triển của chuyên ngành Ngoại Nhi Việt Nam.
Nhiệm vụ của khoa
- Tư vấn và khám chữa bệnh, phẫu thuật điều trị các bệnh lý ngoại khoa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: các loại dị tật bẩm sinh hệ tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu, cơ xương khớp,…, các loại bệnh u bướu, chấn thương, phẫu thuật tạo hình
- Đào tạo: đào tạo sinh viên, bác sĩ nội trú học viên sau đại học, học viên nước ngoài, đào tạo liên tục theo các chương trình, đề án, dự án của Bộ Y tế
- Chỉ đạo tuyến: về chuyên ngành ngoại nhi cho các tỉnh phía Bắc
- Nghiên cứu khoa học
- Hợp tác quốc tế.
Bác sĩ khám và tư vấn cho một bệnh nhi
Nhân sự của khoa
Đội ngũ nhân sự của khoa hiện nay gồm có:
- Tiến sĩ: 01
- Thạc sĩ: 05
- Cử nhân đại học: 02
- Cử nhân cao đẳng: 06
- Điều dưỡng trung cấp: 13
- Trợ giúp chăm sóc: 01
Khoa Phẫu thuật tiêu hóa
Khoa Phẫu thuật tiêu hóa được thành lập từ năm 1954 với tên gọi Phòng 34, sau này được đổi tên thành Khoa Phẫu thuật tiêu hoá – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Khoa đã khám chữa rất nhiều trường hợp bệnh hiểm nghèo, phức tạp như Ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng, gan, mật, tụy…điều trị phẫu thuật khỏi và ra viện. Cơ sở vật chất: Khoa hiện nay có 59 giường bệnh với trang bị đầy đủ để điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
Nhiệm vụ của khoa
- Khám chữa bệnh: Điều trị phẫu thuật các bệnh lý ngoại khoa tiêu hoá; trong đó bao gồm các phẫu thuật mũi nhọn hàng đầu của khoa là phẫu thuật gan, tụy, thực quản, dạ dày, đại trực tràng và phẫu thuật nội soi ổ bụng.
- Nghiên cứu khoa học.
- Đào tạo đại học, sau đại học
- Chỉ đạo tuyến theo chuyên khoa.
- Hợp tác quốc tế.
- Quản lý kinh tế.
- Y tế dự phòng.
Đội ngũ bác sĩ bệnh viện Việt Đức tiến hành phẫu thuật gan cho bệnh nhân
Khoa phẫu thuật cấp cứu tiêu hoá
Khoa phẫu thuật cấp cứu tiêu hoá ra đời từ những ngày đầu thành lập bệnh viện với cái tên “Khoa cấp cứu bụng 78”. Với nhiều thế hệ giáo sư đầu nghành đã từng lãnh đạo và xây dựng khoa: GS. Nguyễn Bửu Triều, PGS. Phạm Văn Phúc, Gs. Nguyễn Văn Đức, PGS. Nguyễn Đức Ninh, PGS.Viện sỹ Tôn Thất Bách, GS.TS. Trần Bình Giang, PGS.TS Nguyễn Đức Tiến và hiện nay là TS.BSCKI. Dương Trọng Hiền.
Hiện nay trung tâm phẫu thuật nội soi – Khoa cấp cứu tiêu hoá là một đơn vị đầu ngành trong chẩn đoán và điều trị bằng phẫu thuật nội soi về các bệnh lý tiêu hoá như: Gan mật, thực quản, dạ dày, đại trực tràng, tuỵ tạng trong cả nước. Đây cũng là trung tâm tham gia đào tạo cho các bác sĩ trình độ đại học và sau đại học cũng như hệ điều dưỡng ngoại khoa.
Nhiệm vụ của khoa
Công tác khám chữa bệnh
- Với nhiều buồng bệnh theo yêu cầu chất lượng cao được các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trực tiếp điều trị, bên cạnh đó có đội ngũ điều dưỡng được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm chăm sóc. Các phòng theo yêu cầu có đầy đủ trang thiết bị theo dõi như hệ thống monitor 5 thông số, hệ thống khí y tế, máy hút trung tâm đảm bảo sẵn sàng điều trị tích cực những trường hợp bệnh nặng và phức tạp.
- Bên cạnh đó khoa luôn luôn hội chẩn và phối hợp can thiệp với các đơn vị đầu ngành trong bệnh viện như khoa gây mê – hồi sức, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa nội soi, khoa u bướu, vi sinh và giải phẫu bệnh để có phương án điều trị bệnh nhân hiệu quả và an toàn nhất.
Công tác đào tạo
Trong năm qua khoa đã tiếp nhận và đào tạo cho nhiều đối tượng sinh viên , học viên, học viên sau đại học, sinh viên quốc tế về học tập và thực tập lâm sàng cũng như kỹ thuật phẫu thuật tại khoa.
Nghiên cứu khoa học
- Tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
- Nhiều công trình, đề tài nghiên cứu tiến sỹ, thạc sỹ, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II được thực hiện tại khoa.
Công tác chỉ đạo tuyến
Hợp tác quốc tế
Khoa tiếp nhận sinh viên Pháp, Mỹ, Úc đến thực tập. Khoa cùng với bệnh viện hợp tác với một số nước để học hỏi về chuyên môn cũng như nâng cấp trang thiết bị y tế hiện đại.
Khoa Phẫu thuật Tiết niệu
Khoa Tiết Niệu bệnh viện Việt Đức được thành lập năm 1954 do Giáo Sư Trần Văn Sáng làm trưởng khoa. Khoa là nơi điều trị và phẫu thuật bệnh lý hệ Tiết niệu bao gồm các bệnh lý Ung thư đường niệu, các dị tật của hệ thống tiết niệu, sỏi tiết niệu, chấn thương đường tiết niệu và các bệnh lý vô sinh, thiểu năng sinh dục nam.
Khoa là nhân tố chính tham gia vào công tác chuẩn bị, phẫu thuật và điều trị bênh nhân ghép thận. Khoa Tiết niệu là nơi đầu tiên trong cả nước triển khai kỹ thuật mổ nội soi u phì đại tuyến tiền liệt và u bàng quang.
Các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao được thực hiện trên thế giới luôn được các bác sỹ trong khoa học tập và triển khai. Khoa luôn là địa chỉ tin cậy, là mũi nhọn tiên phong đầu ngành về Tiết niệu khu vực phía Bắc. Khoa còn là cơ sở đào tạo uy tín và chất lượng: kết hợp với trường đại học y hà nội, học viện quân y đào tạo các Tiến sỹ, Thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa I, chuyên Khoa II về tiết niệu cho nhiều cơ sở Y tế; tham gia đào tạo sinh viên Y khoa trường Đại học Y Hà nội, trường Đại học quốc gia, Y học cổ truyền...
Nhiệm vụ của khoa
Công tác khám chữa bệnh:
- Điều trị và phẫu thuật bệnh lý hệ Tiết niệu bao gồm các bệnh lý Ung thư đường niệu, các dị tật của hệ thống tiết niệu, sỏi tiết niệu, chấn thương đường tiết niệu và các bệnh lý vô sinh, thiểu năng sinh dục nam.
- Tham gia vào công tác chuẩn bị, phẫu thuật và điều trị bênh nhân ghép thận.
- Triển khai kỹ thuật mổ nội soi u phì đại tuyến tiền liệt và u bàng quang.
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu về Tiết niệu như phẫu thuật nội soi, tán sỏi thận qua da, cắt bàng quang, tạo hình bàng quang, cắt tuyến tiền liệt toàn bộ, cắt tuyến tiền liệt nội soi bằng laser, ghép thận...
Công tác đào tạo: Các bác sỹ trong Khoa tham gia giảng dạy tại các khóa đào tạo liên về phẫu thuật nội soi Tiết Niệu, phẫu thuật Tiết niệu cơ bản do bệnh viện tổ chức. Tham gia các chương trình đào tạo từ xa, chuyển giao các kỹ thuật theo yêu cầu của từng đơn vị cơ sở.
Công tác nghiên cứu khoa học: Luôn được quan tâm chú ý và đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao công tác khám chữa bệnh và điều trị.
Công tác hợp tác quốc tế: Khoa luôn cố gắng giữ và phát huy các mối quan hệ với các bệnh viện các nước Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc… và cử các bác sỹ đi học nâng cao kinh nghiệm và phát triển các kỹ thuật mới.
Công tác chỉ đạo tuyến: Khoa thường xuyên cử bác sỹ đi chỉ đạo tuyến ngắn ngày để chuyển giao kỹ thuật tại các bệnh viện tuyến dưới, bệnh viện vệ tinh theo phân công và chỉ đạo của bệnh viện.
Khoa phẫu thuật nhiễm khuẩn
Sau khi bệnh viện Phủ Doãn được bàn giao chính thức cho nhà nước, khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn (tiền thân là khoa Cách ly) đã được thành lập rất sớm từ năm 1954 với khoảng 10 giường bệnh để tập hợp và điều trị các bệnh nhân nhiễm trùng nặng hay mắc các bệnh lây nhiễm.
Khoa cách ly luôn là một đơn vị đóng góp tích cực việc cứu chữa bệnh nhân bị thương hay bệnh lý có biến chứng nhiễm trùng, hoặc mắc các bệnh lây lao cần can thiệp phẫu thuật.
Từ năm 1974, do các bệnh nhiễm trùng trong ngoại khoa tăng nhiều và ngày càng phức tạp cần phải có điều trị đặc biệt, khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn chính thức được thành lập với tổng cộng là 13 giường. Khoa đã khám chữa rất nhiều những trường hợp hiểm nghèo, nhiễm trùng nặng có biến chứng như áp xe trung thất, viêm tấy lan tỏa tầng sinh môn, rò tiêu hoá, mất da rộng tầng sinh môn do chấn thương, uốn ván và gần đây nhiều trường hợp bệnh nhân lao tiêu hoá, bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đã được điều trị phẫu thuật khỏi và ra viện.
Từ 11/2019 khoa được phê duyệt thành lập “Đơn vị chăm sóc vết thương”, tiếp nhận và điều trị người bệnh có vết thương phức tạp và nhiễm trùng. Hiện tại số giường điều trị tại khoa chính thức là 40 giường.
Hoạt động chuyên môn
- Điều trị bênh nhân nhiễm HIV
- Hiện nay khoa tiếp nhận các bệnh nhân có biến chứng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, các bệnh lây lao cần can thiệp ngoại khoa và bệnh nhân có HIV của hầu hết các tỉnh phía bắc.
- Điều trị nhiều bệnh lý phức tạp như áp xe trung thất, viêm tấy sàn miệng lan toả, áp xe phổi, ổ cặn màng phổi, nấm phổi, rò tiêu hoá phức tạp, u bụng xâm lấn nhiều tạng...
- Từ đầu năm 2019 khoa tiếp nhận các bệnh nhân chấn thương, vết thương tổn thương phức tạp, nhiễm khuẩn nặng. Đặc biệt là những bệnh nhân có vết thương mạn tính lâu liền, tổn thương bàn chân do đái tháo đường.
Khoa Phẫu thuật chi trên và Y học thể thao
Khoa Chấn thương Chỉnh hình I (nay là khoa Phẫu thuật chi trên và Y học thể thao) tiền thân là Khoa Phẫu thuật Chấn thương Chỉnh hình được thành lập từ năm 1954, trải qua gần 70 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển cùng bệnh viện.
Khoa Phẫu thuật chi trên và Y học thể thao là một trong những khoa mũi nhọn về chuyên môn cũng như chăm sóc người bệnh. Với đội ngũ hơn 40 cán bộ gồm các Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ, Điều dưỡng và nhân viên giỏi chuyên môn, tận tình với người bệnh, Khoa đã tiếp nối xuất sắc truyền thống điều trị, đào tạo và nghiên cứu khoa học của các thế hệ đi trước.
Hàng năm Khoa đã áp dụng nhiều công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào phẫu thuật và điều trị cho người bệnh như: thay khớp háng, khớp gối, khớp vai, khớp khuỷu, khớp bàn ngón tay, nội soi khớp gối, khớp vai, khớp cổ chân, kết hợp xương trên màn tăng sáng, kết hợp xương nẹp vít khóa, phẫu thuật ít xâm lấn, phẫu thuật chấn thương và Y học thể thao…, đào tạo được nhiều thế hệ bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, chuyên khoa II, cao học và nghiên cứu sinh…, cùng với đó công tác nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế cũng rất phát triển.
Chức năng nhiệm vụ
- Khám chữa bệnh: khám bệnh, điều trị nội trú và phẫu thuật chuyên sâu cho những bệnh nhân bị bệnh lý về chấn thương và chỉnh hình, đặc biệt là Phẫu thuật Thay khớp, Nội soi khớp và Y học thể thao.
- Đào tạo: lý thuyết, thực hành cơ bản và chuyên sâu về phẫu thuật chấn thương chỉnh hình cho sinh viên Y, điều dưỡng, bác sỹ chuyên khoa, bác sỹ nội trú, cao học, nghiên cứu sinh, sinh viên nước ngoài…
- Nghiên cứu khoa học: Chủ trì và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở.
- Chỉ đạo tuyến: đào tạo và chuyển giao công nghệ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình cho các tuyến.
- Hợp tác quốc tế: kết hợp với các Giáo sư, bác sỹ của các nước có nền y học phát triển như Mỹ, Pháp, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Úc, Nhật Bản… để nâng cao công tác khám, điều trị cho người bệnh.
- Phòng bệnh: tham gia tập huấn, hướng dẫn nhân viên và người bệnh phác đồ điều trị, cách phòng tránh các bệnh lây nhiễm.
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật chi trên và Y học thể thao đang tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân
Khoa Phẫu thuật Chấn thương chung
Khoa được thành lập ngày 27-2-2015 với nhiệm vụ khám, điều trị bệnh nhân chấn thương và chỉnh hình chung bao gồm 7 bác sỹ (2 Tiến sỹ, 02 Thạc sỹ, 02 Bác sỹ nội trú mới tốt nghiệp và 01 Bác sỹ cơ sở II), 30 điều dưỡng, 1 NV văn phòng với 60 giường bệnh, có thể điều trị trên 70 bệnh nhân đồng thời (60 giường bệnh và 28 cáng).
Sau hơn 5 năm hoạt động, khoa đã khám và điều trị cho hơn 19.000 bệnh nhân nội trú với các bệnh lý chấn thương chỉnh hình chung trong đó tiến hành phẫu thuật kết hợp xương ít xâm lấn cho trên 9500 trường hợp, thay khớp hơn 1300 trường hợp (thay khớp háng, thay khớp gối, thay khớp vai,…), phẫu thuật nội soi khớp với đầy đủ các kỹ thuật trong nội soi khớp vai, khớp khuỷu, khớp gối và khớp cổ chân cho trên 2.000 trường hợp.
Chức năng, nhiệm vụ
- Khám và điều trị bệnh lý chuyên ngành chấn thương chỉnh hình Chung.
- Khám và điều trị các bệnh lý liên quan chuyên ngành chấn thương và chỉnh hình.
- Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật cao, chuyên sâu trong chấn đoán và điều trị.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân viên y tế.
- Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực.
- Tham gia tích cực các hoạt động, phong trào bệnh viện.
Khoa Phẫu thuật chi dưới
Khoa chấn thương chỉnh hình được thành lập từ sau ngày hòa bình lập lại (1954) dưới sự lãnh đạo của trưởng khoa đầu tiên là giáo sư Đặng Kim Châu.
Năm 2007, tách riêng khoa phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và khoa phẫu thuật cột sống.
Năm 2011, khoa phẫu thuật chấn thương chỉnh hình được tách ra thành khoa phẫu thuật chấn thương chỉnh hình I và II, thuộc viện chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện HN Việt Đức.
Từ năm 2018, nhận nhiệm vụ phát triển chuyên nghành sâu và mũi nhọn của bệnh viện, khoa đổi tên thành khoa Phẫu Thuật Chi Dưới, chịu trách nhiệm khám và điều trị bệnh nhân chấn thương chỉnh hình tuyến cuối.
Với đội ngũ 50 cán bộ gồm các Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ, Điều dưỡng và nhân viên giỏi chuyên môn, tận tình với người bệnh cùng khu điều trị nội trú có 70 giường bệnh và khu khám điều trị ngoại trú, hàng ngày khoa tiếp nhận khám và điều trị cho hàng trăm lượt người bệnh.
Chức năng, nhiệm vụ khoa
- Tư vấn, khám chữa bệnh trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình: Các kỹ thuật cao trong chuyên nghành chấn thương chỉnh hình đã được thực hiện như: phẫu thuật kết hợp xương ít xâm lấn, phẫu thuật nội soi khớp, thay khớp nhân tạo, chỉnh hình bệnh lý bẩm sinh cũng như mắc phải và các phẫu thuật cấp cứu chấn thương phức tạp.
- Nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật.
- Đào tạo cơ bản và chuyên nghành sâu cho học sinh, sinh viên y và học viên từ các tuyến cơ sở đến học tập tại khoa.
- Thực hiện chức năng chỉ đạo tuyến cho bệnh viện vệ tinh và các bệnh viện tuyến trước.
- Liên kết, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với các cơ sở y tế tương đương trong nước và các nước có nền y học tiên tiến trên thế giới.
Khoa Thận lọc máu
Tiền thân là đơn vị Thận nhân tạo thành lập tháng 10/2004, Khoa được chính thức thành lập 27 tháng 02 năm 2006.
Nhiệm vụ của khoa
- Điều trị bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối bằng phương pháp lọc máu.
- Phát triển các biện pháp điều trị lọc máu ngoài cơ thể và điều trị bằng các phương pháp lọc máu cho các bệnh nhân có chỉ định.
- Khám, phát hiện, điều trị và quản lý bệnh nhân có bệnh lý thận, tiết niệu bằng phương pháp nội khoa và các bệnh lý liên quan; tư vấn các bệnh nhân có bệnh lý thận tiết niệu.
- Chuẩn bị bệnh nhân trước ghép thận và quản lý bệnh nhân sau ghép thận.
Bác sĩ khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang thăm khám cho người bệnh
Khoa Khám xương và điều trị ngoại trú
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là cái nôi của ngành ngoại khoa Việt Nam, là trung tâm phẫu thuật lớn nhất của cả nước, Khoa xương luôn đồng hành đóng góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của bệnh viện. Sau năm 1945 khoa xương đổi tên thành khoa Chấn thương chỉnh hình (bao gồm khoa chấn thương chỉnh hình và phòng khám xương). Phòng khám xương có chức năng nhiệm vụ chính là khám chữa bệnh, điều trị bảo tồn thuộc chuyên ngành chấn thương chỉnh hình và tạo hình.
Cùng với sự phát triển chung về khoa học kỹ thuật của đất nước và trên thế giới thì khoa Chấn thương chỉnh hình nói chung và Phòng khám xương nói riêng cũng đạt được những bước tiến đáng kể và phát triển không ngừng. Ngày 12/1/2012 Phòng khám xương tách ra khỏi khoa chấn thương và thành lập khoa Khám xương và điều trị ngoại trú (trực thuộc viện Chấn thương chỉnh hình).
Chức năng nhiệm vụ
- Khám tư vấn các bệnh lý thuộc chuyên ngành chấn thương chỉnh hình.
- Điều trị bảo tồn các bệnh lý thuộc chuyên ngành chấn thương chỉnh hình.
- Điều trị phẫu thuật các bệnh lý thuộc chuyên ngành chấn thương chỉnh hình.
- Tham gia công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến của bệnh viện.
- Tham gia nghiên cứu khoa học
- Hợp tác quốc tế: Cùng với viện Chấn thương chỉnh hình tham gia tổ chức hội thảo hội nghị trong và ngoài nước nhằm góp phần nâng cao trình độ Y bác sỹ trong khoa phòng.
- Y tế dự phòng: Khoa luôn tích cực tham gia cùng Bệnh viện vào công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, các phong trào hiến máu nhân đạo….
- Các hoạt động khác: Khoa đã tích cực tham gia các phong trào của Bệnh viện tổ chức như thể dục thể thao, hiến máu nhân đạo, phong trào thi đua yêu nước: thường xuyên đóng góp quỹ tình thương, quỹ vì người nghèo khi Thành phố và Bộ Y tế phát động.
Khoa Phục hồi chức năng
Ngày 30/9/2010 thành lập Viện Chấn thương chỉnh hình, khoa Phục hồi chức năng hiện nay trực thuộc Viện Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Việt Đức với nhiệm vụ điều trị phục hồi chức năng sau phẫu thuật cho bệnh nhân.
Đội ngũ y, bác sĩ khoa Phục hồi chức năng
Chức năng nhiệm vụ
- Điều trị PHCN sau phẫu thuật cột sống, sau chấn thương cột sống: Sau phẫu thuật đĩa đệm cột sống, sau phẫu thuật nẹp vis cột sống, Sau phẫu thuật chỉnh hình cột sống (cong, vẹo cột sống) và điều trị sau các phẫu thuật khác về cột sống.
- Điều trị PHCN sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình: Sau phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối, sau phẫu thuật nội soi khớp gối.Sau phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối nhân tạo, sau phẫu thuật thay khớp vai, khớp khuỷu. Sau phẫu thuật kết hợp xương, sau chấn thương, vỡ xương bánh chè, sau trật khớp. Sau phẫu thuật nối gân gấp duỗi. Điều trị di chứng sau chấn thương gây cứng khớp: háng, gối, cổ chân, vai, khuỷu, cổ bàn ngón tay. Điều trị sau phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật thẩm mỹ. Điều trị di chứng liệt thần kinh sau chấn thương.
- Điều trị các bệnh nội khoa: Thoát vị đĩa đệm cột sống, Đau lưng cấp, mãn – đau thần kinh tọa. Hội chứng vai gáy, viêm quanh khớp vai.Vẹo cổ do tật cơ Vẹo cột sống ngực lưng Viêm bao gân, các chứng đau do viêm khớp.
- Phối hợp với các khoa trong bệnh viện: Điều trị các biến chứng nhiễm trùng tiết niệu, loét do tỳ đè, nhiễm trùng hô hấp… Điều trị PHCN sau phẫu thuật tim mạch, lồng ngực, phẫu thuật tiêu hóa, sau chấn thương sọ não.
- Đào tạo và hợp tác quốc tế
Bệnh nhân tập phục hồi chức năng cùng với bác sĩ tại Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoa Phẫu thuật cột sống
PGS. VS Tôn Thất Bách, nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức đã thành lập đội Phẫu thuật cột sống từ năm 2003. Đây chính là tiền thân của khoa Phẫu thuật cột sống ngày nay. Kể từ ngày đầu thành lập, đội Phẫu thuật cột sống đã thực hiện thành công nhiều ca mổ bệnh lý cột sống phức tạp và chấn thương cột sống.
Với những kinh nghiệm ban đầu và xu thế gia tăng các bệnh lý cột sống, ngày 20/9/2007, Ban Giám đốc Bệnh viện đã quyết định thành lập khoa Phẫu thuật Cột sống. Từ đây, dưới sự lãnh đạo của PGS.TS.TTND Nguyễn Văn Thạch, nguyên trưởng khoa, tập thể khoa Phẫu thuật Cột sống đã phát triển vững mạnh, trở thành trung tâm phẫu thuật cột sống hàng đầu trong cả nước, đáp ứng được sự kỳ vọng và tin yêu của người bệnh.
Chức năng nhiệm vụ
- Khám bệnh và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân bị bệnh lý cột sống và chấn thương cột sống, chấn thương chỉnh hình;
- Phẫu thuật chuyên sâu và điều trị nội trú cho bệnh nhân bị bệnh lý cột sống, chấn thương cột sống và chấn thương chỉnh hình;
- Nghiên cứu khoa học các đề tài bệnh lý cột sống, đề tài cấp cơ sở, cấp bộ và cấp Nhà nước….
- Đào tạo lý thuyết và thực hành cơ bản cũng như chuyên sâu về phẫu thuật cột sống cho: Sinh viên Y, Điều dưỡng, Bác sĩ nội trú, Cao họ, Chuyên khoa 1,2; Tiến sĩ, Bác sĩ quốc tế…
- Đào tạo, chuyển giao công nghệ cho Bệnh viện các tỉnh trong cả nước về Phẫu thuật cột sống;
- Hợp tác với các bệnh viện quốc tế, trường Đại học Y, Hội phẫu thuật cột sống trên thế giới trong nghiên cứu khoa học, đào tạo phẫu thuật cột sống…
Đội ngũ bác sĩ cùng chuyên gia nước ngoài đang tiến hành phẫu thuật cột sống cho bệnh nhân
Khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ
Ngày 26/03/2006, Khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ được thành lập. Từ tháng 8/2007, Khoa bắt đầu có khu điều trị nội trú riêng. Năm 2010, gia nhập và trở thành một khoa của Viện chấn thương chỉnh hình. 4/2016, khoa kỷ niệm 10 năm thành lập.
Hoạt động chuyên môn
- Khoa đã khám và điều trị phẫu thuật cấp cứu và có kế hoạch nhiều trường hợp chấn thương và bệnh lý vùng sọ mặt, triển khai ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến: Vi phẫu thuật cấp cứu nối cơ quan chi thể đứt rời, phẫu thuật phục hồi tái tạo các cơ quan tổ chức sau chấn thương và sau ung thư, phẫu thuật Tạo hình sọ mặt, phẫu thuật điều trị u máu, dị dạng mạch máu…Số bệnh nhân tới khám và điều trị ngày một tăng.
- Khoa triển khai các kỹ thuật cao và đạt được các thành tựu đáng khích lệ: Nối thành công da đầu, vành tai đứt rời, mũi đứt rời (lần đầu tiên tại Việt Nam) bằng kỹ thuật vi phẫu. Phẫu thuật đám rối thần kinh cánh tay ở người lớn và trẻ em.
- Phối hợp với chuyên khoa Phẫu thuật thần kinh phẫu thuật cho các bệnh nhân có khối u sọ mặt lớn và tạo hình một thì bằng xương sọ tự thân. Ứng dụng kỹ thuật nội soi trong phẫu thuật Tạo hình sọ mặt và chấn thương hàm mặt.
- Ứng dụng kỹ thuật nội soi trong phẫu tích vạt, che phủ hoặc tạo hình các khuyết hổng lớn vùng ngực, bụng. Ứng dụng kĩ thuật nội soi tiên tiến trong phẫu thuật thẩm mĩ mi mắt, mũi, tạo hình ngực, bụng…. Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị các bất thường mạch máu.
Khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức
Trung tâm Nam học
Những năm đầu thế kỷ 21, nắm bắt được nhu cầu khám chữa bệnh nam giới của người Việt Nam mà lại không có cơ sở y tế chuyên khoa về vấn đề này, Giám đốc Bệnh viện HN Việt Đức đã ký quyết định thành lập Đơn vị Nam học trong Khoa Phẫu thuật Tiết niệu năm 2002.
Từ khi thành lập, đơn vị Nam học đã khám chữa bệnh nhân thuộc chuyên khoa nam học (gọi tắt là nam học) với số lượng ngày một tăng và bắt đầu có tầm vượt lên trên một đơn vị nhỏ, gây được tiếng vang lớn trong ngành Y tế Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và hướng tới sự phát triển của một chuyên ngành mới, ngày 17 tháng 01 năm 2006 Bộ Y tế đã có quyết định thành lập Trung tâm Nam học thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Trung tâm là nơi quy tụ các chuyên gia Nam học-Tiết niệu đầu ngành, uy tín với các phương tiện thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh hiện đại. Bên cạnh nhiệm vụ khám và điều trị bệnh, Trung tâm Nam học Bệnh viện HN Việt Đức còn là “cái nôi” nghiên cứu khoa học và đào tạo cho các bác sĩ chuyên khoa nam học các bệnh viện tuyến dưới.
Chức năng nhiệm vụ
- Khám, chữa bệnh, hội chẩn chuyên khoa điều trị các bệnh lý bệnh liên quan cho các bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện HN Việt Đức cụ thể: Khám, cấp cứu, điều trị bệnh chuyên khoa nam học – tiết niệu; Hội chẩn đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân nam học; Tư vấn sức khỏe, các vấn đề có liên quan đến bệnh lý nam học.
- Đào tạo cán bộ: Là cơ sở thực hành của trung tâm đào tạo Bệnh viện Việt Đức, các trường đại học Y và một số cơ sở đào tạo khác; đào tạo cán bộ Y tế ở bậc sau đại học (tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ nội trú, BSCKII, BSCKI,...) ; đại học, cao đẳng,...
- Nghiên cứu khoa học: Chủ trì nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng những tiến bộ khoa học để phục vụ công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh, phát hiện bệnh sớm.
- Chỉ đạo tuyến
- Tuyên truyền, phòng bệnh
- Hợp tác quốc tế: Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật; là một trong những cầu nối quan trọng giữa các bác sỹ trong nước với các giáo sư, bác sỹ nước ngoài.
- Quản lý Trung tâm Nam học
Trung tâm Ghép tạng
Phẫu thuật ghép tạng tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức được bắt đầu năm 2002 với ca ghép thận đầu tiên từ người hiến khoẻ mạnh; đến năm 2007 bệnh viện đã thực hiện thành công lần đầu tiên tại Việt Nam trường hợp ghép gan cho người lớn. Từ năm 2010 bệnh viện đã triển khai kỹ thuật lấy đa tạng từ người cho chết não để ghép cho các bệnh nhân nhận tim, nhận gan, nhận thận và nhận phổi.
Đơn vị ghép tạng được ra đời năm 2006 thuộc khoa Phẫu thuật gan mật, đến 01/2015 được tách ra thành Trung tâm ghép tạng. Trung tâm ghép tạng hiện đặt tại tầng 11 nhà D với 30 giường bệnh. Trung tâm có khu khám bệnh gồm 02 phòng khám chuyên khoa và đơn vị điều phối ghép tạng. Tính đến hết năm 2019, Trung tâm đã thực hiện hơn 800 trường hợp ghép thận, 76 trường hợp ghép gan. Để tăng cường vận động và quản lý nguồn tạng hiến, liên kết với các đơn vị ghép tạng trong toàn quốc, Đơn vị tư vấn và điều phối ghép tạng đã được thành lập 02/2020.
Hoạt động chuyên môn
- Trung tâm có 2 phòng khám, 1 phòng khám tư vấn ghép tạng và 1 phòng khám các bệnh gan tuỵ. Những bệnh nhân mới đến khám sẽ được khám, tư vấn tận tình chu đáo. Các bệnh nhân sau phẫu thuật, ghép tạng sẽ được hẹn khám và theo dõi định kỳ tại phòng khám trung tâm.
- Ngoài khám, tư vấn, phẫu thuật ghép tạng, trung tâm còn thực hiện các phẫu thuật điều trị bệnh lý gan, tuỵ và hồi sức cho các bệnh nhân suy gan, thận giai đoạn cuối chờ ghép tạng.
- Hàng năm trung tâm thực hiện khoảng 150 – 200 trường hợp ghép thận, 15 - 20 trường hợp ghép gan, nguồn tạng từ người hiến khoẻ mạnh và người chết não.
- Hoàn thiện và nâng cao các kỹ thuật đã được thực hiện thường quy như: ghép thận, ghép gan từ người chết não, cắt gan…..Bên cạnh đó tiếp tục triển khai kỹ thuật mới trong điều trị bệnh nhân: cắt gan nội soi, lấy thận từ người hiến sống nội soi, kỹ thuật ghép gan từ người hiến sống.
- Tăng cường đào tạo: phối hợp với trung tâm điều phối ghép tạng đào tạo tuyến dưới về hiến tạng chết não, chẩn đoán chết não, chỉ định ghép gan thận. Tiếp tục nhận học viên sau đại học về học tập và thực hành tại trung tâm.
Một ca ghép gan được tiến hành bởi các bác sĩ Trung tâm ghép tạng, Bệnh viện Việt Đức
Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại khoa
Năm 1962, khoa Gây mê Hồi sức được thành lập do GS Tôn Đức Lang làm trưởng khoa. Trong kháng chiến chống Mỹ, khoa đã được tổ chức hoạt động rất tốt, đóng góp vào thành tích phẫu thuật chung của bệnh viện, hồi sức cấp cứu nhiều bệnh nhân và đào tạo nhiều bác sỹ, kỹ thuật viên chuyên ngành GMHS chi viện cho chiến trường miền Nam. Năm 2011, Nhờ những thành tựu đạt được, Khoa được Bộ Y tế ký quyết định thành lập “Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại khoa”, viết tắt là Trung tâm GMHS, đồng thời giao nhiệm vụ chỉ đạo đầu ngành về GMHS của Việt Nam.
Hoạt động chuyên môn
- Mỗi năm, khoa hồi sức và phòng hồi tỉnh của trung tâm cũng đã tiếp nhận và điều trị cho khoảng hơn 1000 bệnh nhân nặng như bệnh nhân đa chấn thương, sốc nhiễm trùng, suy hô hấp, suy đa tạng…
- Công tác ghép tạng đồng loạt từ người cho chết não là lĩnh vực mới, có nhiều khó khăn nhưng đến nay, ghép tạng đã trở thành một trong những hoạt động chuyên môn thường quy tại trung tâm. Đặc biệt, 3 ca ghép phổi được thực hiện thành công bằng chính các bác sỹ Bệnh viện Việt đức, kể cả các bác sỹ gây mê hồi sức.
- Nhiều loại phẫu thuật khó, có nguy cơ tử vong cao mà trước đây khó có thể thực hiện được nay đã được thực hiện rất phổ biến, có tỉ lệ thành công cao như mổ u não vùng hố sau, dị dạng mạch máu não, mổ tim phổi có tuần hoàn ngoài cơ thể, mổ phình động mạch chủ, mổ u thực quản, mổ cắt khối tá tụy, cắt u tuyến thượng thận.
- Trung tâm cũng là cơ sở GMHS tốt, tạo điều kiện cho các chuyên ngành phẫu thuật ngoại khoa có thể triển khai hàng loại các kỹ thuật mới trong nhiều lĩnh vực ngoại khoa: phẫu thuật nội soi (mổ cắt u thực quản, cắt u tuyến thượng thận, cắt gan, cắt u phổi...); phẫu thuật thần kinh (mổ lấy u tuyến yên qua xoang bướm, lấy u dây thần kinh 8 qua mê nhĩ, gây mê mổ thức tỉnh); phẫu thuật cột sống (mổ gù vẹo, mổ cột sống sự hỗ trợ của robot); lĩnh vực ghép tạng (ghép gan, ghép tim, ghép thận...)
Một ca hồi sức tại Trung tâm Gây mê hồi sức ngoại khoa – Bệnh viện Việt Đức.
Khoa Nội soi tiêu hóa
Năm 2005, đơn vị nội soi tách khỏi khoa chẩn đoán hình ảnh trở thành khoa Nội soi tiêu hóa với trưởng khoa đầu tiên là Tiến sỹ Mai Thị Hội, Điều dưỡng- kỹ thuật viên trưởng Nguyễn Kim Hòa. Tháng 5 năm 2015, khoa Nội soi tiêu hóa được nhận cơ sở mới: ở tầng 3 nhà D- khu nhà kỹ thuật cao. Hiện tại, khoa có 4 phòng soi, 2 phòng rửa- tiệt trùng máy, 1 phòng hồi tỉnh với hệ thống nội soi hiện đại nhất của OLYMPUS.
Hoạt động chuyên môn
Nội soi chẩn đoán:
- Nội soi thực quản- dạ dày- tá tràng: chẩn đoán tình trạng bệnh lý của đường tiêu hóa trên bao gồm thực quản - dạ dày - tá tràng
- Nội soi đại trực tràng chẩn đoán: Tìm và chẩn đoán các bệnh lý của đại tràng- trực tràng.
- Nội soi đường mật - tụy ngược dòng ERCP chẩn đoán:
- Siêu âm nội soi chẩn đoán: đối tượng là các bệnh lý thuộc cơ quan tiêu hóa gan –tụy– mật, có thể kết hợp chọc hút tế bào bằng kim xuyên thành ống tiêu hóa.
- Các thủ thuật nội soi chẩn đoán khác:
Nội soi can thiệp:
- Nội soi can thiệp thực quản -dạ dày- tá tràng:
- Nội soi can thiệp đại tràng:
- Nội soi đường mật- tụy ngược dòng can thiệp:
- Siêu âm nội soi can thiệp
- Nội soi đặt stent kim loại tự giãn (SEMS: Self Expandable Metalic Stent)
Các bác sĩ đang tiến hành ca nội soi cho bệnh nhân
Khoa Dược
Cùng với sự ra đời của Bệnh viện, Khoa Dược đã có mặt để cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao. Thời kỳ chiến tranh, khoa Dược là bộ phận pha huyết thanh lớn, chi viện cho các cơ sở khác. Ngoài ra còn tự pha chế nhiều loại thuốc khi đất nước còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn thuốc phục vụ bệnh nhân.
Hiện nay, với vai trò là một khoa Dược trong Bệnh viện hạng đặc biệt, tập thể khoa Dược luôn là một tập thể đoàn kết mạnh vững mạnh, phấn đấu hết sức mình, vượt khó, chủ động sáng tạo khắc phục những khó khăn, tồn tại để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Khoa Sinh hóa
Khoa Sinh hóa được thành lập từ năm 1964, là khoa xét nghiệm thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Ban giám đốc bệnh viện, khoa Sinh hóa ngày càng phát triển với đội ngũ bác sỹ, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao, luôn tận tụy với công việc cùng những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Từ năm 2008, khoa đưa vào sử dụng hệ thống mạng thông tin nội bộ Labconn có khả năng kết nối 2 chiều giữa các máy phân tích tự động và hệ thống quản lý dữ liệu.
Khoa Sinh hóa được thành lập từ năm 1964
Từ một phòng xét nghiệm nhỏ với các kỹ thuật thủ công, thô sơ, khoa sinh hóa dần từng bước phát triển, đến nay khoa đã được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại như: hệ thống máy sinh hóa miễn dịch tự động Cobas 8000, hệ thống máy sinh hóa miễn dịch tự động Architect ci 8200, máy sinh hóa tự động AU5800, 680, máy Indiko…Khoa có khả năng thực hiện hàng trăm loại xét nghiệm, từ những xét nghiệm cơ bản cho đến các xét nghiệm kỹ thuật cao như các xét nghiệm định lượng nồng độ thuốc ức chế miễn dịch cho bệnh nhân ghép tạng, các xét nghiệm chỉ điểm khối u (tumer marker)…..
Hàng ngày khoa thực hiện xét nghiệm cho hàng trăm lượt bệnh nhân nội trú, ngoại trú của bệnh viện hữu nghị Việt Đức và các đơn vị bạn.
Khoa Dinh dưỡng
Khoa Dinh dưỡng được thành lập từ tháng 12 năm 2008, gồm 6 thành viên kiêm nhiệm (1 Bs trưởng khoa và 5 điều dưỡng) có nhiệm vụ tổ chức cung cấp chế độ ăn cho các bệnh nhân điều trị nội trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo qui định của Bộ Y tế.
Qua nhiều năm, Khoa Dinh dưỡng của bệnh viện đã phát triển hơn với số nhân sự đã tăng lên 9 thành viên, số nhân sự kiêm nhiệm đã giảm chỉ còn 2 người. Tất cả các cán bộ của Khoa đều được đào tạo sâu về chuyên ngành dinh dưỡng.
Trong suốt thời gian qua, Khoa Dinh dưỡng đã tích cực chăm sóc ăn uống cho người bệnh góp phần trong công tác điều trị, với các hoạt động: chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật, khám và hội chẩn dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng cần hỗ trợ, cung cấp suất ăn thường, suất ăn bệnh lý, hướng dẫn dinh dưỡng qua đường ống thông, điều chỉnh công thức dinh dưỡng tĩnh mạch.
Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu, cùng với cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện, hy vọng Khoa Dinh dưỡng sẽ mang lại những hiệu quả đáng kể trong công tác điều trị bệnh toàn diện (giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, giảm các biến chứng và tỷ lệ tử vong do suy dinh dưỡng; nâng cao nhận thức của người bệnh về giá trị của dinh dưỡng trong kết hợp điều trị bệnh).
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Bạn có thể tham khảo bảng giá một số dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sau đây:
Tên dịch vụ | Giá (VND) | Ghi chú |
Đặt catheter động mạch | 1,367,000 | |
Chọc hút dịch, khí trung thất | 143,000 | |
Dẫn lưu trung thất liên tục ≤ 8 giờ | 185,000 | |
Nội soi màng phổi sinh thiết | 5,788,000 | Đã bao gồm thuốc gây mê |
Gây dính màng phổi bằng povidone 1odine bơm qua ống dẫn lưu màng phổi | 196,000 | Chưa bao gồm thuốc hoặc hóa chất gây dính màng phổi. |
Gây dính màng phổi bằng tetracyclin bơm qua ống dẫn lưu màng phổi | 196,000 | Chưa bao gồm thuốc hoặc hóa chất gây dính màng phổi. |
Nội soi khí phế quản cấp cứu | 1,461,000 | |
Nội soi phế quản ống mềm chẩn đoán cấp cứu ở người bệnh có thở máy | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Nội soi phế quản ống mềm điều trị cấp cứu ở người bệnh có thở máy | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Nội soi khí phế quản lấy dị vật | 3,261,000 | |
Bơm rửa phế quản | 1,461,000 | |
Siêu âm nội soi phế quản ống mềm | 1,233,000 | |
Nội soi bơm rửa phế quản cấp cứu lấy bệnh phẩm ở người bệnh thở máy | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Nội soi phế quản cấp cứu để cầm máu ở người bệnh thở máy | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Nội soi phế quản sinh thiết ở người bệnh thở máy | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Nội soi phế quản sinh thiết xuyên thành ở người bệnh thở máy | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Đặt đường truyền vào xương (qua đường xương) | 762,000 | |
Thông khí nhân tạo không xâm nhập [giờ theo thực tế] | 559,000 | |
Thông khí nhân tạo CPAP qua van Boussignac [giờ theo thực tế] | 559,000 | |
Thông khí nhân tạo không xâm nhập phương thức CPAP [giờ theo thực tế] | 559,000 | |
Thông khí nhân tạo không xâm nhập phương thức BiPAP [giờ theo thực tế] | 559,000 | |
Thông khí nhân tạo xâm nhập [giờ theo thực tế] | 559,000 | |
Thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức VCV [giờ theo thực tế] | 559,000 | |
Thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức PCV [giờ theo thực tế] | 559,000 | |
Thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức A/C (VCV) [giờ theo thực tế] | 559,000 | |
Thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức SIMV [giờ theo thực tế] | 559,000 | |
Thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức PSV [giờ theo thực tế] | 559,000 | |
Đặt đường truyền vào thể hang | 762,000 | |
Thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức CPAP [giờ theo thực tế] | 559,000 | |
Thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức APRV [giờ theo thực tế] | 559,000 | |
Thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức NAVA [giờ theo thực tế] | 559,000 | |
Thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức HFO [giờ theo thực tế] | 559,000 | |
Thông khí nhân tạo kiểu áp lực thể tích với đích thể tích (VCV+ hay MMV+Assure) | 559,000 | |
Thông khí nhân tạo với khí NO | 559,000 | |
Thông khí nhân tạo trong khi vận chuyển | 559,000 | |
Đặt catheter động mạch phổi | 4,547,000 | Bao gồm cả catheter Swan granz, bộ phận nhận cảm áp lực. |
Thở máy xâm nhập hai phổi độc lập ≤ 8 giờ | 1,233,000 | |
Điều trị bằng oxy cao áp | 233,000 | |
Cố định lồng ngực do chấn thương gãy xương sườn | 49,900 | |
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cơ bản | 479,000 | Bao gồm cả bóng dùng nhiều lần. |
Đặt ống thông dẫn lưu bàng quang | 90,100 | |
Đặt ống thông dẫn lưu bàng quang trên khớp vệ | 373,000 | |
Mở thông bàng quang trên xương mu | 373,000 | |
Thông bàng quang | 90,100 | |
Rửa bàng quang lấy máu cục | 198,000 | Chưa bao gồm hóa chất. |
Đặt catheter lọc máu cấp cứu | 1,126,000 | |
Lọc máu cấp cứu (ở người chưa có mở thông động tĩnh mạch) | 1,541,000 | Quả lọc dây máu dùng 1 lần; đã bao gồm catheter 2 nòng được tính bình quân là 0,25 lần cho 1 lần chạy thận. |
Thận nhân tạo cấp cứu | 1,541,000 | Quả lọc dây máu dùng 1 lần; đã bao gồm catheter 2 nòng được tính bình quân là 0,25 lần cho 1 lần chạy thận. |
Thận nhân tạo thường qui | 556,000 | Quả lọc dây máu dùng 6 lần. |
Lọc máu liên tục cấp cứu (CVVH) | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Lọc máu liên tục cấp cứu có thẩm tách (CVVHD) | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Lọc máu liên tục cấp cứu (CVVH) cho người bệnh sốc nhiễm khuẩn | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Lọc máu liên tục cấp cứu (CVVH) cho người bệnh suy đa tạng | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Lọc máu liên tục cấp cứu (CVVH) cho người bệnh viêm tụy cấp | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Lọc máu thẩm tách liên tục cấp cứu (CVVHDF) | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Lọc máu thẩm tách liên tục cấp cứu (CVVHDF) cho người bệnh sốc nhiễm khuẩn | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Lọc máu thẩm tách liên tục cấp cứu (CVVHDF) cho người bệnh suy đa tạng | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Lọc máu thẩm tách liên tục cấp cứu (CVVHDF) cho người bệnh viêm tụy cấp | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Lọc máu liên tục cấp cứu (CVVH) cho người bệnh ARDS | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Lọc máu liên tục cấp cứu (SCUF) cho người bệnh quá tải thể tích. | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Siêu âm tim cấp cứu tại giường | 222,000 | |
Lọc máu liên tục cấp cứu (CVVH) cho người bệnh suy thận cấp do tiêu cơ vân nặng | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Lọc màng bụng cấp cứu liên tục | 964,000 | |
Lọc màng bụng cấp cứu liên tục | 562,000 | |
Lọc và tách huyết tương chọn lọc | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Lọc máu hấp phụ bằng quả lọc resin | 1,541,000 | Chưa bao gồm quả lọc Resin |
Thay huyết tương sử dụng huyết tương | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Thay huyết tương sử dụng albumin | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Lọc huyết tương sử dụng 2 quả lọc | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Thay huyết tương trong hội chứng Guillain-Barré, nhược cơ | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Thay huyết tương trong lupus ban đỏ rải rác | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Siêu âm Doppler mạch cấp cứu tại giường | 222,000 | |
Thay huyết tương trong hội chứng xuất huyết giảm tiểu cầu tắc mạch (hội chứng TTP) | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Thay huyết tương trong suy gan cấp | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Lọc máu hấp phụ với than hoạt trong ngộ độc cấp | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Lọc máu hấp phụ phân tử tái tuần hoàn (gan nhân tạo - MARS) | 2,321,000 | Chưa bao gồm hệ thống quả lọc và dịch lọc. |
Soi đáy mắt cấp cứu | 52,500 | |
Chọc dịch tuỷ sống | 107,000 | Chưa bao gồm kim chọc dò. |
Ghi điện cơ cấp cứu | 128,000 | |
Siêu âm dẫn đường đặt catheter tĩnh mạch cấp cứu | 43,900 | |
Ghi điện não đồ cấp cứu | 64,300 | |
Siêu âm Doppler xuyên sọ | 222,000 | |
Dẫn lưu não thất cấp cứu ≤ 8 giờ | 653,000 | Chưa bao gồm bộ dẫn lưu não thất và đo áp lực nội sọ. Thanh toán theo số lần thực hiện kỹ thuật đặt dẫn lưu, không thanh toán theo giờ. |
Siêu âm dẫn đường đặt catheter động mạch cấp cứu | 43,900 | |
Đặt ống thông dạ dày | 90,100 | |
Mở thông dạ dày bằng nội soi | 2,697,000 | |
Rửa dạ dày cấp cứu | 119,000 | |
Rửa dạ dày loại bỏ chất độc bằng hệ thống kín | 589,000 | |
Rửa toàn bộ hệ thống tiêu hoá (dạ dày, tiểu tràng, đại tràng) | 831,000 | |
Thụt tháo | 82,100 | |
Thụt giữ | 82,100 | |
Đặt ống thông hậu môn | 82,100 | |
Đặt ống thông Blakemore vào thực quản cầm máu | 762,000 | Chưa bao gồm bộ ống thông Blakemore |
Nội soi dạ dày thực quản cấp cứu chẩn đoán và cầm máu | 728,000 | Chưa bao gồm thuốc cầm máu, dụng cụ cầm máu (clip, bộ thắt tĩnh mạch thực quản...) |
Thăm dò huyết động theo phương pháp PiCCO | 546,000 | Chưa bao gồm bộ theo dõi cung liên tục tim PiCCO (catheter động mạch đùi có đầu nhận cảm biến) |
Đo áp lực ổ bụng | 459,000 | |
Siêu âm ổ bụng tại giường cấp cứu | 43,900 | |
Chọc dò ổ bụng cấp cứu | 137,000 | |
Rửa màng bụng cấp cứu | 431,000 | |
Dẫn lưu ổ bụng trong viêm tuỵ cấp ≤ 8 giờ | 678,000 | |
Dẫn lưu ổ bụng trong viêm tuỵ cấp ≤ 8 giờ | 1,199,000 | |
Chọc dẫn lưu ổ áp xe dưới siêu âm | 597,000 | Chưa bao gồm ống thông. |
Hạ thân nhiệt chỉ huy | 2,212,000 | Chưa bao gồm: bộ bẫy khí và hệ thống kết nối (bộ dây truyền dịch ICY hoặc chăn hạ nhiệt) |
Kỹ thuật đánh giá huyết động cấp cứu không xâm nhập bằng USCOM | 222,000 | |
Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng (một lần) | 134,000 | |
Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng (một lần) | 179,000 | |
Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng (một lần) | 240,000 | |
Xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường (một lần) | 15,200 | |
Định nhóm máu tại giường | 39,100 | |
Xét nghiệm đông máu nhanh tại giường | 12,600 | |
Đo các chất khí trong máu | 215,000 | |
Đo lactat trong máu | 96,900 | |
Định tính chất độc bằng test nhanh – một lần | 113,000 | |
Định tính độc chất bằng sắc ký lớp mỏng – một lần | 141,000 | |
Định lượng chất độc bằng HPLC – một lần | 1,259,000 | |
Ghi điện tim cấp cứu tại giường | 32,800 | |
Định tính chất độc bằng sắc ký khí – một lần | 1,234,000 | |
Định lượng chất độc bằng sắc ký khí – một lần | 1,259,000 | |
Định lượng nhanh NT-ProBNP trong máu toàn phần tại chỗ bằng máy cầm tay | 581,000 | |
Định lượng nhanh D-Dimer trong máu toàn phần tại chỗ bằng máy cầm tay | 253,000 | |
Xác định nhanh 1NR/PT/ Quick % tại chỗ bằng máy cầm tay | 40,400 | |
Siêu âm cấp cứu tại giường bệnh | 43,900 | |
Lọc máu liên tục CVVH trong hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm một nòng dưới hướng dẫn của siêu âm | 653,000 | |
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm hai nòng dưới hướng dẫn của siêu âm | 1,126,000 | |
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm ba nòng dưới hướng dẫn của siêu âm | 1,126,000 | |
Sốc điện ngoài lồng ngực cấp cứu | 459,000 | |
Khai thông động mạch vành bằng sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp | 546,000 | Chưa bao gồm thuốc tiêu sợi huyết |
Thay huyết tương bằng gelatin hoặc dung dịch cao phân tử | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Thay huyết tương trong điều trị đợt cấp lupus ban đỏ hệ thống với dịch thay thế albumin 5% | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Thay huyết tương trong điều trị đợt cấp lupus ban đỏ hệ thống với dịch thay thế albumin 5% kết hợp với hydroxyethyl starch (HES) | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Đặt máy khử rung tự động | 1,625,000 | Chưa bao gồm máy tạo nhịp, máy phá rung. |
Thay huyết tương trong điều trị đợt cấp lupus ban đỏ hệ thống với dịch thay thế huyết tương tươi đông lạnh | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Lọc máu liên tục trong hội chứng tiêu cơ vân cấp | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Lọc máu thẩm tách liên tục trong hội chứng tiêu cơ vân cấp | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Lọc máu hấp phụ cytokine với quả lọc pmx (polymicin b) | 2,212,000 | Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc. |
Rửa bàng quang ở bệnh nhân hồi sức cấp cứu và chống độc | 198,000 | Chưa bao gồm hóa chất. |
Lọc máu cấp cứu ở bệnh nhân có mở thông động tĩnh mạch (FAV) | 1,541,000 | Quả lọc dây máu dùng 1 lần; đã bao gồm catheter 2 nòng được tính bình quân là 0,25 lần cho 1 lần chạy thận. |
Hồi phục nhịp xoang cho người bệnh loạn nhịp bằng máy sốc điện | 459,000 | |
Thay huyết tương trong điều trị hội chứng Guillain –barré với dịch thay thế albumin 5% | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Thay huyết tương trong điều trị hội chứng Guillain –barré với dịch thay thế albumin 5% kết hợp với dung dịch cao phân tử | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Thay huyết tương trong điều trị hội chứng Guillain –barré với dịch thay thế huyết tương tươi đông lạnh | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Thay huyết tương trong điều trị cơn nhược cơ | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Thay huyết tương trong điều trị cơn nhược cơ với dịch thay thế albumin 5% | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Thay huyết tương trong điều trị cơn nhược cơ với dịch thay thế albumin 5% kết hợp với dung dịch cao phân tử | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Thay huyết tương trong điều trị cơn nhược cơ với dịch thay thế huyết tương tươi đông lạnh | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Khai thông mạch não bằng điều trị thuốc tiêu sợi huyết trong nhồi máu não cấp | 546,000 | Chưa bao gồm thuốc tiêu sợi huyết |
Thay huyết tương điều trị ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP) với dịch thay thế huyết tương tươi đông lạnh | 1,636,000 | Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin. |
Chọc hút dẫn lưu nang giả tụy dưới hướng dẫn của siêu âm trong hồi sức cấp cứu | 597,000 | Chưa bao gồm ống thông. |
Đặt canuyn mũi hầu, miệng hầu | 32,900 | Chỉ áp dụng với người bệnh ngoại trú. |
Hút đờm qua ống nội khí quản/canuyn mở khí quản bằng ống thông một lần ở người bệnh không thở máy (một lần hút) | 11,100 | |
Hút đờm qua ống nội khí quản/canuyn mở khí quản bằng ống thông một lần ở người bệnh có thở máy (một lần hút) | 11,100 | |
Hút đờm qua ống nội khí quản/canuyn mở khí quản bằng ống thông kín (có thở máy) (một lần hút) | 317,000 | |
Bóp bóng Ambu qua mặt nạ | 216,000 | |
Đặt ống nội khí quản | 568,000 | |
Đặt nội khí quản 2 nòng | 568,000 | |
Đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên | 21,400 | Chỉ áp dụng với người bệnh ngoại trú; chưa bao gồm thuốc và dịch truyền. |
Đặt nội khí quản cấp cứu bằng Combitube | 762,000 | |
Đặt mặt nạ thanh quản cấp cứu | 762,000 | |
Đặt ống nội khí quản có cửa hút trên bóng chèn (Hi-low EVAC) | 568,000 | |
Mở khí quản cấp cứu | 719,000 | |
Mở khí quản qua màng nhẫn giáp | 719,000 | |
Mở khí quản thường quy | 719,000 | |
Mở khí quản qua da một thì cấp cứu ngạt thở | 719,000 | |
Chăm sóc lỗ mở khí quản (một lần) | 57,600 | Chỉ áp dụng với người bệnh ngoại trú. Đối với người bệnh nội trú theo quy định của Bộ Y tế. |
Thay ống nội khí quản | 568,000 | |
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm 01 nòng | 653,000 | |
Thay canuyn mở khí quản | 247,000 | |
Vận động trị liệu hô hấp | 30,100 | |
Khí dung thuốc cấp cứu (một lần) | 20,400 | Chưa bao gồm thuốc khí dung. |
Khí dung thuốc qua thở máy (một lần) | 20,400 | Chưa bao gồm thuốc khí dung. |
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm nhiều nòng | 1,126,000 | |
Đặt canuyn mở khí quản 02 nòng | 247,000 | |
Đặt stent khí phế quản | 7,148,000 | Chưa bao gồm stent. |
Chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp | 216,000 | |
Siêu âm màng phổi cấp cứu | 43,900 | |
Chọc hút dịch – khí màng phổi bằng kim hay catheter | 143,000 | |
Dẫn lưu khí màng phổi áp lực thấp ≤ 8 giờ | 185,000 | |
Mở màng phổi cấp cứu | 596,000 | |
Mở màng phổi tối thiểu bằng troca | 596,000 | |
Dẫn lưu màng phổi liên tục ≤ 8 giờ | 185,000 | |
Test lẩy da (Prick test) đặc hiệu với các dị nguyên hô hấp | 334,000 | |
Test lẩy da (Prick test) đặc hiệu với các dị nguyên thức ăn | 334,000 | |
Test lẩy da (Prick test) đặc hiệu với các dị nguyên sữa | 334,000 | |
Test lẩy da (Prick test) đặc hiệu với các loại thuốc (Đối với 6 loại thuốc) | 377,000 | |
Test lẩy da (Prick test) đặc hiệu với Vacxin, huyết thanh | 377,000 | |
Test nội bì nhanh đặc hiệu với thuốc | 389,000 | |
Test nội bì nhanh đặc hiệu với Vacxin, huyết thanh | 389,000 | |
Test nội bì chậm đặc hiệu với thuốc | 475,000 | |
Test nội bì chậm đặc hiệu với Vacxin, huyết thanh | 475,000 | |
Test áp bì (Patch test) đặc hiệu với thuốc (Đối với 6 loại thuốc) | 521,000 | |
Test áp bì (Patch test) đặc hiệu với mỹ phẩm | 521,000 | |
Phản ứng phân hủy Mastocyte (Đối với 6 loại dị nguyên) | 290,000 |
Bạn có thể cập nhật chi tiết bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại đây.
Hệ thống Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Tìm chi nhánh bệnh viện
Hướng dẫn khám chữa bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và những điều cần lưu ý
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là một trong những bệnh viện lớn tại Hà Nội. Mỗi ngày, số lượng bệnh nhân đến khám và chữa bệnh tại Bệnh viện Việt Đức rất lớn. Để đỡ mất thời gian, trước khi đi khám bệnh ở bệnh viện Việt Đức, bạn nên tìm hiểu một số thông tin về bệnh viện này để quá trình khám diễn ra hiệu quả và nhanh chóng.
Dưới đây là quy trình khám bệnh chuyên khoa, không bảo hiểm y tế và quy trình khám bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện Việt Đức:
Quy trình khám bệnh chuyên khoa, không bảo hiểm y tế
Quy trình khám bệnh theo yêu cầu
Quy trình khám bệnh chuyên khoa có bảo hiểm y tế
Khi khám bệnh chuyên khoa có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bạn thực hiện theo quy trình các bước sau:
Những điều cần biết khám chữa bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khi làm thủ tục BHYT nội trú cho người bệnh mổ cấp cứu
- Người bệnh BHYT cấp cứu làm thủ tục vào viện và nộp tiền theo các bước đã hướng dẫn ở quy trình nêu trên.
- Sau khi nhập viện có số giường,mang tất cả các giấy tờ đến văn phòng khoa nơi người bệnh đang điều trị để nhân viên văn phòng khoa xác nhận. Sau đó bạn mang đến nộp ở cửa 2A1 đến 2A7 và nhận giấy hẹn.
- Thời gian trình thẻ BHYT chậm nhất là 01 ngày trước khi người bệnh chuẩn bị ra viện.
Đối với người bệnh mổ theo lịch
- Người bệnh mang Giấy vào viện đến nhà C4 lấy mã số sau đó sang cửa 2A1 đến 2A7 để làm thủ tục kết thúc khám ngoại trú.
- Bạn đến cửa BHYT nội trú từ 2A8 đến 2A12 để nộp tạm ứng viện phí và đóng dấu BHYT.
- Khi có chỉ định ra viện, bạn mang các giấy tở liên quan đến ô từ 2A8 đến 2A12 làm thủ tục thanh toán lấy lại thẻ BHYT và biên lai thu tiền phí, lệ phí.
- Sau khi thanh toán xong bạn mang biên lai thu tiền khoa nơi người bệnh điều trị để lấy giấy ra viện.
Câu hỏi thường gặp khi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Bệnh viện Hữu nghị Việt có khám thứ 7 không?
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hiện đang triển khai thăm khám và tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần. Thứ 7 và Chủ nhật bệnh viện nghỉ. Thời gian cụ thể:
Mùa hè:
- Sáng: Từ 7h đến 12h
- Chiều: Từ 13h30 đến 16h30
Mùa đông:
- Sáng: Từ 7h đến 12h
- Chiều: Từ 13h30 đến 16h
Bệnh viện Việt Đức có khám bảo hiểm không?
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có tiếp nhận khám bảo hiểm y tế từ thứ 2 đến thứ 6, theo khung thời gian khám bệnh đã được quy định.
Bệnh viện Việt Đức có tốt không?
Bệnh viện Việt Đức được đánh giá là một bệnh viện tốt bởi:
- Bệnh viên Việt Đức là một trong 5 bệnh viện tuyến Trung ương, hạng đặc biệt của Việt Nam và cũng là bệnh viện chuyên khoa duy nhất.
- Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện chuyên khoa Ngoại (phẫu thuật), có thế mạnh về khám, điều trị và Phẫu thuật nhiều chuyên khoa.
- Đây là bệnh viện đi đầu về Phẫu thuật ở nước ta, các bác sĩ đã thực hiện thành công rất nhiều ca phẫu thuật khó.
- Bệnh viện Việt Đức là nơi làm việc của nhiều chuyên gia đầu ngành, bác sĩ nổi tiếng và những bàn tay vàng trong phẫu thuật như: GS.TS Trần Bình Giang (Tiêu hóa - Gan mật - Ổ bụng); GS.TS Trịnh Hồng Sơn (Tiêu hóa); PGS.TS Đồng Văn Hệ (Thần kinh); PGS.TS Nguyễn Văn Thạch (Chấn thương chỉnh hình - Cột sống)…
Đăng Ký Tư Vấn Bảo Hiểm
Viết bình luận
Nội quy : nhận xét có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu. Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần bị baned nick.
Bênh Viện Tương Tự
Bệnh Viện Đa Khoa Medlatec
Số 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà NộiBệnh viện Đa khoa Bảo Sơn
52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà NộiBệnh viện Xây Dựng
Nguyễn Quý Đức, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà NộiBệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an
Số 278 Lương Thế Vinh, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà NộiBệnh viện Tuệ Tĩnh
Số 2, Trần Phú, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP. Hà NộiBệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
Km13+500 Quốc lộ 1A, Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà NộiBệnh viện Nội tiết Trung ương
Xã Tứ Hiệp, H. Thanh Trì, Tp. Hà NộiBệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Số 55 Yên Ninh, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà NộiBệnh viện Da liễu Trung ương
15A - Phương Mai - Quận Đống Đa - Hà NộiBệnh viện Da liễu Hà Nội
Số 79B Nguyễn Khuyến – Văn Miếu – Đống Đa – Hà Nội.
Có 0 bình luận