Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công
Địa chỉ: Số 93 Thủ Khoa Huân, khu phố 4, phường 5, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Năm thành lập: 1987
E: bvdkkvgocong@gmail.com
H: (0273) 3841617
W: http://bvdkgocong.soytetiengiang.gov.vn
.
Giới Thiệu
Giờ Làm Việc
Khoa Khám Bệnh
Bảng Giá Dịch vụ
Địa Chỉ
Hướng Dẫn
FAQ
Đăng Ký
Đánh Giá
Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công
Bệnh viện Đa khoa Khu vực Gò Công là Bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế Tiền Giang, với chức năng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong khu vực Gò Công, với các nhiệm vụ cụ thể như sau: Cấp cứu, khám, chữa bệnh, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, phòng bệnh, hợp tác quốc tế và quản lý kinh tế trong bệnh viện.
Năm 1987, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Gò Công được thành lập theo Quyết định số 1295/QĐ.UB ngày 04 tháng 12 năm 1987 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc chuyển Bệnh viện Đa khoa Thị xã Gò Công thành Bệnh viện Đa khoa Khu vực Gò Công thuộc Sở Y tế. Quy mô ban đầu là bệnh viện 250 giường, cơ cấu gồm 08 khoa phòng (Phòng Y vụ, khoa Khám bệnh, khoa Nội tổng hợp, khoa Ngoại, khoa sản, khoa Nhi, khoa Nhiễm và khoa Dược) và các bộ phận trực thuộc.
Ngoài ra Bệnh viện còn thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, thực hiện Quy tắc ứng xử và chế độ giao tiếp với khẩu hiệu "Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, ở chăm sóc tận tình về dặn dò chu đáo". Thực hiện đổi mới phong cách thái độ phục vụ hướng đến sự hài lòng của người bệnh. Thực hiện cải cách hành chính từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giờ làm việc tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công
Bệnh viện Đa khoa Gò Công thực hiện khám bệnh theo các khung giờ được quy định cụ thể như sau:
- Thứ Hai đến thứ Sáu: làm việc từ 8 giờ đến 17 giờ
- Thứ Bảy: làm việc từ 8 giờ đến 12 giờ, trực cấp cứu 24 giờ
- Chủ nhật: chỉ trực cấp cứu 24 giờ
Các khoa khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công
Khoa Khám bệnh
Hoạt động của khoa
1. Khoa khám bệnh là khoa lâm sàng có nhiệm vụ:
a. Khám bệnh, chọn lọc người bệnh vào điều trị nội trú: thực hiện công tác điều trị ngoại trú và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu.
b. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, theo dõi tình hình bệnh tật trong vùng dân cư được phụ trách để có biện pháp ngăn ngừa bệnh tật.
c. Tổ chức dây chuyền khám sức khỏe theo nhiệm vụ được giao.
2. Các trưởng khoa điều trị trong bệnh viện phải chịu trách nhiệm về chất lượng khám chuyên khoa, điều trị người bệnh ngoại trú tại khoa khám bệnh; cử cán bộ chuyên khoa có trình độ chuyên môn kỹ thuật thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa, luân phiên 3 đến 6 tháng ra công tác tại khoa khám bệnh.
3. Khoa khám bệnh được bố trí một chiều theo quy định, có đủ thiết bị y tế và biên chế phục vụ theo phân hạng của bệnh viện.
Khoa Nội tổng hợp
Hoạt động của khoa
- Khoa nội tổng hợp là khoa lâm sàng, thực hiện các phương pháp không phẫu thuật để chữa bệnh.
- Trong khám bệnh, chữa bệnh phải kết hợp chặt chẽ lâm sàng, các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và kết hợp với các chuyên khoa.
- Khoa nội tổng hợp là khoa có liên quan đến nhiều chuyên khoa trong bệnh viện; khoa được bố trí ở trung tâm bệnh viện, thuận tiện cho công tác hồi sức cấp cứu người bệnh, làm các xét nghiệm cận lâm sàng.
- Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới.
Hoạt động chuyên môn
- Thăm khám người bệnh ngay, bổ sung hồ sơ bệnh án, cho làm các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán xác định bệnh, ghi y lệnh điều trị, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng…
- Mời hội chẩn theo quy chế hội chẩn trong trường hợp bệnh nặng, khó chẩn đoán hoặc liên quan đến các chuyên khoa khác.
- Phát hiện kịp thời và xử lý khẩn trương theo quy chế cấp cứu người bệnh có diễn biến nguy kịch.
- Thăm khám lại người bệnh mỗi ngày ít nhất một lần: sau mỗi lần thăm khám phải ghi vào hồ sơ bệnh án, ghi rõ họ tên và chức danh.
- Khi thực hiện các thủ thuật nội khoa, phải giải thích cho người bệnh biết, thực hiện các quy định kỹ thuật bệnh viện, bảo đảm chất lượng và an toàn cho người bệnh: trường hợp phối hợp với các chuyên khoa khác phải trao đổi để chọn kỹ thuật phù hợp, ghi vào hồ sơ bệnh án đầy đủ và chuẩn bị phương tiện cấp cứu chu đáo.
Khoa Ngoại
Khoa ngoại là khoa lâm sàng thực hiện khám bệnh, chữa bệnh chủ yếu bằng các thủ thuật và phẫu thuật. Khoa ngoại được bố trí liên hoàn, thuận tiện cho công tác phẫu thuật, chăm sóc và vận chuyển người bệnh. Các phương tiện và dụng cụ phẫu thuật phải đồng bộ, có chất lượng tốt.
Hoạt động chuyên môn của khoa
Tại khoa điều trị:
- Trường hợp người bệnh có diễn biến xấu cần phẫu thuật cấp cứu được đưa thẳng vào buồng phẫu thuật, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án và chuẩn bị tiến hành phẫu thuật.
- Trường hợp người bệnh không thuộc diện phẫu thuật cấp cứu, cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đưa vào kế hoạch phẫu thuật.
- Thực hiện chức trách của trưởng khoa lâm sàng.
- Bố trí buồng bệnh hợp lý gồm các buồng cấp cứu, hậu phẫu vô khuẩn, hữu khuẩn, chấn thương hở, chấn thương kín, bỏng…
Chăm sóc sau phẫu thuật:
- Sẵn sàng tiếp nhận người bệnh từ buồng phẫu thuật chuyển về.
- Theo dõi các diễn biến sau phẫu thuật, phát hiện kịp thời các tai biến sau phẫu thuật để xử lý kịp thời.
- Có biện pháp chống lây chéo, bội nhiễm cho người bệnh.
- Theo dõi sát mạch, nhiệt độ, huyết áp người bệnh phát hiện kịp thời tai biến nhiễm khuẩn, chảy máu, chèn ép sau phẫu thuật, báo cáo bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời.
- Hướng dẫn người bệnh luyện tập phục hồi sau khi vết phẫu thuật đã ổn định.
Khoa Nhi
Khoa nhi là khoa lâm sàng điều trị các bệnh cho trẻ em dưới 15 tuổi. Khoa được bố trí theo đơn nguyên, thiết kế riêng phù hợp với sinh lý bệnh và tâm sinh lý của từng lứa tuổi. Khoa thực hiện chế độ ăn thích hợp với bệnh lý và lứa tuổi của trẻ em.
Hoạt động chuyên môn của khoa
- Sắp xếp bệnh nhi vào từng buồng bệnh, theo tính chất bệnh, nếu có điều kiện theo nhóm tuổi: trẻ sơ sinh, trẻ dưới 3 tuổi và trẻ trên 3 tuổi.
- Bố trí buồng cách ly cho trẻ mắc bệnh truyền nhiễm.
- Buồng cấp cứu riêng, dụng cụ cấp cứu phù hợp với lứa tuổi.
- Các phác đồ cấp cứu và bảng chỉ số tổng hợp theo dõi chỉ số sinh tồn, các diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng cụ thể từng bệnh.
- Bố trí nơi pha sữa, nước dinh dưỡng cho bệnh nhi.
- Theo dõi sát sao các diễn biến lâm sàng, ghi đầy đủ các triệu chứng điển hình.
- Xử lý kịp thời các diễn biến nặng như: sốt cao co giật, mất nước rối loạn điện giải, ngạt thở tím tái…
- Tiến hành thủ thuật tại buồng riêng, tránh gây cho trẻ sợ hãi.
- Bảo đảm buồng điều trị có đồ chơi, tranh ảnh cho bệnh nhi.
- Cho bệnh nhi ăn theo chế độ bệnh lý và lứa tuổi.
- Tuyên truyền giáo dục các bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ, cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ em và đề phòng bệnh tật.
Khoa Sản
Khoa phụ sản là khoa lâm sàng có nhiệm vụ đỡ đẻ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ sơ sinh và khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa. Khoa được bố trí liên hoàn, hợp lý để bảo đảm công tác chuyên môn. Trang thiết bị y tế của khoa được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa cũng thường xuyên tuyên truyền bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, dân số kế hoạch hóa gia đình.
Hoạt động chuyên môn của khoa
- Khám thai phải khai thác kỹ quá trình thai nghén, chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng và làm hồ sơ bệnh án sản khoa.
- Khám bệnh phụ khoa phải khai thác kỹ tiền sử bệnh kết hợp với các chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng và làm hồ sơ bệnh án phụ khoa.
- Căn cứ vào kết quả khám bệnh cho người bệnh được điều trị nội trú hoặc ngoại trú theo quy định.
- Khoa được bố trí hai bộ phận: Bộ phận sản khoa: Buồng chờ đẻ, buồng đẻ thường, buồng đẻ khó, buồng đẻ nhiễm khuẩn, buồng làm thuốc, buồng sản phụ, buồng trẻ sơ sinh bệnh lý, nơi tắm trẻ sơ sinh, nơi pha sữa. Bộ phận phụ khoa: Buồng khám bệnh, buồng thủ thuật.
- Theo dõi sát sản phụ, ghi đầy đủ các diễn biến vào hồ sơ bệnh án khi có dấu hiệu cấp cứu về sản, phụ và thai nhi phải xử lý kịp thời.
- Thực hiện đỡ đẻ khó, khi cần phải can thiệp phẫu thuật thực hiện quy chế công tác khoa ngoại và quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức.
- Sau khi đỡ đẻ phải kiểm tra ngay trẻ sơ sinh: Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường phải báo cáo bác sĩ sản khoa để xử lý kịp thời và chuyển đến buồng nuôi dưỡng riêng.
- Tuyên truyền, hướng dẫn về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ - trẻ sơ sinh và kế hoạch hóa gia đình./.
Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức
Khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức là khoa lâm sàng, gồm hệ thống các buồng phẫu thuật để thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật cấp cứu theo kế hoạch. Khoa có đủ phương tiện, dụng cụ phẫu thuật đồng bộ theo từng yêu cầu phẫu thuật và bảo đảm vô khuẩn.
Hoạt động chuyên môn của khoa
- Khoa bố trí các buồng phẫu thuật liên hoàn hợp lý bảo đảm yêu cầu chuyên môn:
- Buồng tiếp nhận người bệnh.
- Buồng tiền mê.
- Buồng hồi tỉnh.
- Buồng phẫu thuật cấp cứu.
- Buồng phẫu thuật hữu khuẩn.
- Buồng phẫu thuật vô khuẩn.
- Buồng phẫu thuật các chuyên khoa: Tai – mũi – họng, Răng – hàm – mặt, Mắt, Phụ - Sản và Nội soi.
- Buồng phẫu thuật chấn thương sọ não, chỉnh hình.
- Nơi tiếp nhận, dụng cụ đã sử dụng, rửa dụng cụ phẫu thuật theo một chiều.
- Có máy X-quang di động, máy siêu âm.
- Tiếp nhận người bệnh, bố trí người bệnh vào buồng phẫu thuật theo yêu cầu phẫu thuật.
- Kiểm tra việc phân công y tá (điều dưỡng) phục vụ kíp phẫu thuật.
- Bảo đảm dụng cụ phẫu thuật, thiết bị y tế có chất lượng tốt; có đủ thuốc cấp cứu.
- Định kỳ kiểm tra các buồng phẫu thuật, dụng cụ phẫu thuật.
Khoa Liên chuyên khoa
Khoa Liên chuyên khoa Tai-Mũi-Họng, Răng-Hàm-Mặt, Mắt là khoa lâm sàng thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp nội khoa và ngoại khoa, gồm 3 bộ phận:
- Khám và điều trị ngoại trú các bệnh Tai-Mũi-Họng; Phẫu thuật Tai-Mũi-Họng.
- Khám và điều trị ngoại trú các bệnh răng miệng, chữa răng, nhổ răng, làm răng giả, điều trị một số bệnh vùng hàm mặt; Phẫu thuật hàm mặt.
- Khám và điều trị ngoại trú các bệnh Mắt; Phẫu thuật Mắt.
Khoa Liên chuyên khoa Tai-Mũi-Họng, Răng-Hàm-Mặt, Mắt được bố trí liên hoàn, hợp lý thuận tiện cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và vận chuyển người bệnh.
Hoạt động chuyên môn của khoa
+ Tùy theo hạng bệnh viện mà bố trí các buồng, như: Buồng khám, buồng thủ thuật Tai-Mũi-Họng, Răng-Hàm-Mặt, Mắt; Buồng chữa răng, nhổ răng, nha chu viêm…; Buồng khám làm răng giả gồm: đúc khuôn hàm, luộc nhựa, nơi kỹ thuật viên làm việc; buồng đo thị lực, thử kính.
+ Phân công bác sĩ chịu trách nhiệm sử dụng và bảo quản trang thiết bị y tế, tổng hợp báo cáo giám đốc bệnh viện ra quy định.
+ Thực hiện quy chế điều trị ngoại trú, quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế và sử dụng thuốc.
+ Thăm khám người bệnh tỉ mỉ, thận trọng, nhẹ nhàng; khám xong ghi kết quả vào hồ sơ bệnh án, có minh họa tổn thương bệnh lý trên hình vẽ cụ thể và chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.
+ Điều trị các bệnh tai, mũi, họng; răng miệng, hàm mặt; mắt theo sự phân công của trưởng khoa.
Khoa VLTL - Phục hồi chức năng
Khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng là khoa lâm sàng, phải thực hiện đầy đủ quy chế bệnh viện. Khoa được bố trí ở nơi thuận tiện cho người tàn tật di chuyển và đi lại. Khoa có nhiệm vụ:
- Khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người bị khiếm khuyết, giảm chức năng và tàn tật.
- Sản xuất và hướng dẫn sử dụng các dụng cụ trợ giúp, chỉnh hình, thay thế.
- Chỉ đạo về mặt kỹ thuật hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Hoạt động chuyên môn của khoa
- Tại khoa, các bác sĩ khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức năng sử dụng chủ yếu các phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, kết hợp dùng thuốc khi thật cần thiết trong điều trị.
- Các thao tác được thực hiện đúng quy định kỹ thuật bệnh viện, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu như ngừng tim, điện giật, bỏng, ngất…
- Các bác sĩ giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên những người bệnh điều trị lần đầu thực hiện đúng các kỹ thuật. Phát huy vai trò chủ động tích cực của người bệnh và sự giúp đỡ của gia đình người bệnh.
- Phối hợp chặt chẽ với các khoa trong bệnh viện, cử cán bộ đi thăm khám, hướng dẫn, giúp đỡ kỹ thuật phục hồi chức năng cho các trường hợp bệnh nặng tại các khoa.
Khoa Hồi sức cấp cứu
Khoa hồi sức cấp cứu là khoa lâm sàng điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh nặng, có chức năng sống bị đe dọa cần phải hỗ trợ. Đồng thời khoa có nhiệm vụ: Tổ chức và tiếp nhận người bệnh đến cấp cứu; Khám bệnh, chọn lọc người bệnh vào điều trị nội trú; Tổ chức dây chuyền cấp cứu, điều trị, chăm sóc tích cực người bệnh tại khoa và hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống hồi sức cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện hoặc tuyến dưới.
Hoạt động chuyên môn của khoa
- Thăm khám ngay, chẩn đoán ban đầu, ra y lệnh và làm các thủ thuật cấp cứu.
- Theo dõi tình trạng người bệnh, nếu:
- Bệnh ổn định kê đơn cho người bệnh về tiếp tục điều trị tại nhà.
- Bệnh chưa rõ để người bệnh nằm lưu theo dõi.
- Bệnh nặng đưa ngay người bệnh vào khoa hồi sức cấp cứu hoặc các khoa điều trị nội trú thích hợp.
- Trường hợp người bệnh nằm lưu phải làm hồ sơ bệnh án, theo dõi ghi đầy đủ các diễn biến của người bệnh và chăm sóc như người bệnh nội trú: không để người bệnh nằm lưu quá 24 giờ.
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại BVĐK Gò Công
Bệnh viện hiện thăm khám theo các hình thức:
- Khám thường
- Khám BHYT
- Khám dịch vụ/ ngoài giờ
Tại BVĐK Gò Công, bảng chi phí khám có rất nhiều mức. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và phương pháp điều trị. Bệnh nhân có thể liên hệ với Bệnh viện để được tư vấn gói khám, và biết chính xác về giá dịch vụ phù hợp
Bạn có thể cập nhật bảng giá chi tiết Bệnh viện Đa khoa Gò Công để nắm rõ mức giá dịch vụ khi khám chữa bệnh tại bệnh viện này.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công
Tìm chi nhánh bệnh viện
Hướng dẫn khám chữa bệnh tại BVĐK Gò Công và những điều cần lưu ý
Quy trình khám chữa bệnh tại BVĐK Gò Công
- Bước 1: Đến bệnh viện lấy số thứ tự và nộp sổ khám bệnh vào quầy đăng kí
- Bước 2: Tới phòng khám chuyên khoa gặp bác sĩ khám bệnh
- Bước 3: Chỉ định và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh
- Bước 4: Bác sĩ xem kết quả xét nghiệm và chỉ định điều trị
Câu hỏi thường gặp khi khám chữa bệnh tại BVĐK Gò Công
Đăng Ký Tư Vấn Bảo Hiểm
Viết bình luận
Nội quy : nhận xét có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu. Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần bị baned nick.
Bênh Viện Tương Tự
Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang
Số 03 đường Thủ Khoa Huân, Phường 1, tp. Mỹ Tho, Tiền GiangBệnh viện đa khoa Anh Đức
12 Thủ Khoa Huân, Phường 1, TP Mỹ Tho, Tiền GiangBệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang
Số 02 Hùng Vương, Phường 1, Tp Mỹ Tho, Tiền Giang.Bệnh viện Quân Y 120
Số 518, Nguyễn Thị Thập, Phường 6, TP Mỹ Tho, Tiền Giang
Có 0 bình luận