Bệnh viện Nhi Đồng 1
1/5
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Năm thành lập: 1954
E: (028) 39270053
H: (028) 39271119
W: www.nhidong.org.vn
.
Giới Thiệu
Giờ Làm Việc
Khoa Khám Bệnh
Bảng Giá Dịch vụ
Địa Chỉ
Hướng Dẫn
FAQ
Đăng Ký
Đánh Giá
Giới thiệu về Bệnh viện Nhi Đồng 1
Bệnh Viện Nhi Đồng 1 là bệnh viện chuyên khoa nhi, được xây dựng năm 1954 và chính thức hoạt động vào tháng 10 năm 1956 với 268 giường bệnh nội trú. Đến nay, bệnh viện đã mở rộng quy mô với 1.400 giường nội trú, hơn 1.600 nhân viên, trên 1,5 triệu lượt khám và 95.000 lượt điều trị nội trú hàng năm.
Bệnh viện được xếp hạng là bệnh viện chuyên khoa nhi hạng 1, tuyến cuối về nhi khoa, tiếp nhận điều trị tất cả các trẻ bệnh từ mới sinh đến 15 tuổi ở TPHCM và các tỉnh.
Ngoài ra, bệnh viện còn là trung tâm đào tạo thực hành cho Đại học Y Dược TPHCM, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y - Đại học Quốc Gia TPHCM; nơi tiếp nhận sinh viên quốc tế đến tham quan, học tập chuyên ngành nhi khoa. Bệnh viện cũng là một trung tâm hợp tác nghiên cứu lâm sàng về nhi khoa với các viện, bệnh viện đầu ngành trong cả nước, Tổ chức Y tế Thế giới, các đại học và viện nghiên cứu của các nước phát triển (NIH - Mỹ, NHRI - Đài Loan, Australia, Pháp,…).
Mục tiêu của bệnh viện là đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của trẻ em trong môi trường an toàn và thân thiện, với chất lượng chăm sóc cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động có trình độ chuyên môn tương xứng với một bệnh viện chuyên khoa nhi đầu ngành của khu vực phía Nam.
Giờ làm việc tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
Bệnh viện Nhi đồng 1 sẽ có giờ làm việc theo khung như sau:
- Buổi sáng: 7h00 – 11h30.
- Buổi chiều: 12h30 – 16h00
Tuy nhiên, khác với phần lớn các bệnh viện công lập, tại đây sẽ có lịch khám chuyên khoa ở các khung giờ khác nhau, có khoa sẽ làm việc vào ngày chủ nhật. Để có thông tin chi tiết về lịch khám chữa bệnh từng khoa, bạn đọc có thể vào website của bệnh viện tại địa chỉ www.nhidong.org.vn hoặc liên hệ trực tiếp tới bệnh viện để có thông tin chi tiết.
Các khoa khám bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
Khoa Cấp cứu
Khoa Cấp cứu, tiền thân là Phòng Cấp cứu, được thành lập từ năm 1956 khi Bệnh viện Nhi Đồng được đưa vào hoạt động. Trải qua nhiều năm hoạt động, nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị Khoa chính thức được thành lập năm 1974.
Hoạt động chuyên môn
Khoa Cấp cứu có nhiệm vụ: khám, lọc bệnh và cấp cứu tất cả các bệnh nhân nặng, tham gia cấp cứu ngoại viện khi có yêu cầu. Ngoài ra Khoa còn tham gia đào tạo, huấn luyện chuyên khoa nhi cho nhiều đối tượng; giám sát và tập huấn các chương trình của Sở Y tế và Bộ Y tế đưa ra, tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến…
Qua nhiều năm hoạt động, Khoa đã ứng dụng và triển khai nhiều kỹ thuật, phương pháp mới trong lĩnh vực cấp cứu hồi sức Nhi khoa. Các thủ thuật: đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm bằng nhiều phương pháp (chích tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch bẹn, tĩnh mạch cánh tay dưới hướng dẫn siêu âm) đều được thực hiện tại khoa. Khoa cũng có nhiều nghiên cứu và sáng kiến cải tiến nhằm phục vụ công tác điều trị tốt hơn: giường sơ sinh, tủ cấp cứu ngưng tim ngưng thở, màn hình tra cứu nhanh các quy trình và phác đồ điều trị…
Là một trong những khoa ưu thế của Bệnh viện, với mong muốn luôn phát triển và đạt nhiều thành quả trong việc chăm sóc sức khỏe các cháu bệnh nhi, mục tiêu của Khoa là tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhi nặng; thành thạo các phương pháp trong việc tiếp cận mạch máu và các kỹ thuật khác, tiến tới thực hiện ECMO cấp cứu.
Cơ sở vật chất
Cùng với sự phát triển của Bệnh viện, Khoa Cấp cứu đã có nhiều thay đổi trên nhiều phương diện. Từ 5 giường bệnh, Khoa đã mở rộng lên quy mô 10 giường cấp cứu, trong đó có 3 giường bệnh dành riêng cho trẻ sơ sinh, với đầy đủ hệ thống oxy, NCPAP mỗi đầu giường. Khoa còn được trang bị thêm máy thở, máy siêu âm, Xquang ngay tại khoa.
Hệ thống máy trợ thở NCPAP
Khoa chuẩn đoán hình ảnh siêu âm
Khoa CĐHA Siêu âm, tiền thân là Phòng Siêu âm, đặt tại khoa Tim mạch-2CD cũ, do BS Ngô Minh Đức phụ trách, đến năm 1992 được dời xuống cạnh Khoa CĐHA X.Quang, gồm một Bác sĩ và 1 Y sĩ phụ trách, đến năm 1996 hình thành Khoa CĐHA Siêu âm.
Hoạt động chuyên môn
Khoa thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính sau:
- Thực hiện thăm khám siêu âm chẩn đoán toàn diện, nhằm giúp lâm sàng xác định chẩn đoán sớm các loại bệnh tật, từ bẩm sinh cho đến bệnh lý mắc phải.
- Tham gia hội chẩn bệnh viện những trường hợp bệnh lý phức tạp, chưa có chẩn đoán
- Hướng dẫn can thiệp chẩn đoán và điều trị dưới siêu âm.
- Hướng dẫn thực hành lâm sàng và tham gia giảng dạy siêu âm nhi cho các học viên cao học, nội trú, CK1, Sơ bộ CĐHA của Bộ môn CĐHA Đại học Y Dược và Đại học Phạm Ngọc Thạch, cũng như các BS ở Bệnh viện tỉnh gửi đến.
Định hướng phát triển của Khoa thời gian tới:
- Phát triển chẩn đoán siêu âm tiền sản.
- Siêu âm can thiệp: chẩn đoán và điều trị.
Cơ sở vật chất
- Khu siêu âm nội trú 4 phòng và 4 máy siêu âm (2 máy siêu âm doppler màu, 1 máy siêu âm xách tay).
- Khu ngoại trú: Khu C có 3 phòng và 3 máy siêu âm (1 máy siêu âm doppler màu)
- Khu dịch vụ: Phòng khám theo hẹn (E): 01 máy màu, Phòng khám theo yêu cầu 01 máy màu.
Máy siêu âm doppler màu
Khoa chẩn đoán hình ảnh - X.quang
Khoa X-Quang được đi vào hoạt động ngay từ những năm đầu thành lập bệnh viện với 02 phòng chụp (01 phòng chụp kỹ thuật cản quang, 01 phòng chụp X-Quang thông thường), có 03 máy X-Quang cố định và 01 máy di động chụp tại giường.
Năm 2006 khoa X-Quang được xây dựng lại và mở rộng diện tích trên nhưng vẫn tại vị trí ban đầu với thiết kế 05 phòng chụp (01 phòng CT, 01 phòng chụp kỹ thuật cản quang, 01 phòng DSA và 02 phòng chụp X.Quang thông thường) và lấy tên gọi là khoa Chẩn đoán hình ảnh - X.Quang.
Cùng với sự phát triển chung của bệnh viện, khoa Chẩn đoán hình ảnh-X.Quang luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh để áp dụng vào công tác chuyên môn trong thời gian tới.
Hoạt động chuyên môn
Các hoạt động chuyên môn chính tại khoa chẩn đoán hình ảnh - X.quang bao gồm:
- Thực hiện các kỹ thuật tạo ảnh Y học để chẩn đoán, can thiệp và theo dõi kết quả điều trị, bằng các thiết bị X-quang, siêu âm và CT - Scanner, MRI...
- Tham gia Đơn nguyên can thiệp tim mạch thực hiện các kỹ thuật can thiệp mạch chẩn đoán hình ảnh.
- Nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, hợp tác quốc tế.
Với các trang bị hiện có, Khoa Chẩn đoán hình ảnh-X.Quang thực hiện tất cả các kỹ thuật chẩn đoán X.Quang và CT theo yêu cầu của các khoa lâm sàng, là cơ sở học tập chủ yếu về kỹ thuật và chẩn đoán hình ảnh nhi khoa cho các đối tượng học sinh, sinh viên và học viên từ trung cấp đến sau đại học chuyên ngành Kỹ thuật hình ảnh và Chẩn đoán hình ảnh của Đại học Y Dược và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Bằng sự nỗ lực không ngừng của tập thể nhân viên, trong thời gian qua, khoa luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao. Khoa cũng đã có nhiều công trình sáng kiến cải tiến phục vụ cho công tác chuyên môn cũng như công tác quản lý khoa phòng như: hoàn chỉnh các Quy trình kỹ thuật chụp CT, Quy trình chụp kỹ thuật cản quang, Quy trình quản lý vật tư tiêu hao của kỹ thuật X.Quang,…được đánh giá cao và có hiệu quả trong thực hiện.
Cơ sở vật chất
Khoa Chẩn đoán hình ảnh-X.Quang được chia thành 02 khu vực: khu nội trú và khu khám bệnh.
- Phòng X.Quang tại khu khám bệnh phục vụ cho tất cả các bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú và chỉ thực hiện kỹ thuật X.Quang thông thường.
- Khu vực nội trú phục vụ cho tất cả bệnh nhân nằm viện, các kỹ thuật có dùng thuốc cản quang và chụp CT.
Được sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, từ năm 2006, khoa Chẩn đoán hình ảnh-X.Quang đã được trang bị máy chụp Cắt lớp điện toán (CT), máy X.Quang tăng sáng truyền hình, máy DSA. Từ năm 2010 khoa đã được trang bị thêm 02 máy X.Quang Kỹ thuật số DR và 01 máy Kỹ thuật số CR. Ngoài ra máy X.Quang di động (chụp tại giường) cũng được trang bị tương đối phong phú, hiện tại có 13 máy X.Quang tại giường được bố trí tại các khoa lâm sàng đặc biệt và luôn có bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân nặng để đáp ứng kịp thời nhu cầu chẩn đoán và điều trị.
Máy X.Quang Kỹ thuật số DR
Máy Kỹ thuật số CR
Khoa chấn thương chỉnh hình
Từ khi Bệnh viện Nhi Đồng 1 được thành lập, công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về xương khớp bẩm sinh, chấn thương hệ vận động đã có. Tuy nhiên việc thành lập Khoa Chấn thương chỉnh hình tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 chỉ mới vào tháng 6 năm 2013.
Cơ sở vật chất
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân và phát triển chuyên sâu nên Khoa Chấn thương chỉnh hình đã được tách khoa riêng vào tháng 6 năm 2013 với biên chế phòng bệnh được sắp xếp lại trong đó có 01 phòng hành chánh, 01 phòng cấp cứu- tiền phẫu, 01 phòng hậu phẫu - hồi sức, 03 phòng bệnh, 02 phòng dịch vụ Ngoại, 01 phòng thay băng và 01 phòng băng bột, từ đó giúp tăng khả năng phục vụ bệnh nhân, giảm đáng kể phiền hà từ người nhà bệnh nhân.
Đặc biệt, trong phẫu thuật chương trình, xếp mổ chương trình được thực hiện ngay trong tuần, sau khi bệnh nhân được khám bệnh tại phòng khám chuyên khoa A11 hay sau khi được hội chẩn liên khoa; những bệnh nhân cần phẫu thuật cấp cứu thì được giải quyết nhanh và triệt để hơn.
Hoạt động chuyên môn
Từ phát triển tổ chức Khoa, nhiều kỹ thuật mới đã được thực hiện như điều trị gãy xương dưới C.arm được áp dụng cho nhiều loại gãy, phẫu thuật Nuss / bệnh ngực lõm, phẫu thuật nối thần kinh / liệt đám rối cánh tay,... Trong thời gian tới Khoa sẽ nâng cao hơn nữa các hoạt động:
- Tiếp tục nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân viên, tạo điều kiện và khuyến khích bác sĩ, điều dưỡng tham gia các lớp cao đẳng, đại học, sau đại học cũng như tham gia các hội nghị - tập huấn chuyên khoa .
- Phát triển các chuyên khoa sâu như phẫu thuật bàn tay, cột sống, vi phẫu.
- Tiếp nhận đào tạo về chuyên khoa chấn thương chỉnh hình cho sinh viên các trường đại học Y.
- Đào tạo y khoa liên tục chứng chỉ chỉnh hình nhi.
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người dân về phát hiện và can thiệp sớm các dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ vận động.
Khoa Điều trị trong ngày
Để phục vụ bệnh nhi tốt hơn và góp phần giảm tải cho bệnh viện, giảm thời gian nằm viện, tạo thuận lợi cho bệnh nhi được tiếp nhận điều trị phẫu thuật và về trong ngày, Khoa Điều trị trong ngày được chính thức thành lập vào ngày 01/11/ 2016 trên cơ sở là Đơn vị Phẫu thuật trong ngày trước đây (thành lập từ năm 1999) với nhiệm vụ là một Khoa điều trị ngoại trú các bệnh lý cần phẫu thuật.
Cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ
Hiện nay Khoa có 33 nhân sự, trong đó: Bác sĩ chuyên khoa 2: 02, Bác sĩ chuyên khoa 1: 03, Thạc sỹ y khoa: 01, Bác sĩ điều trị: 03, Chuyên khoa 1 Điều dưỡng: 01, Cử nhân Điều dưỡng: 05, Cao đẳng Điều dưỡng: 03, Điều dưỡng trung cấp: 11, Thư ký: 01, Hộ lý: 03.
Về Cơ sở vật chất, Khoa gồm có 12 phòng khám và 02 phòng chờ phẫu thuật, cụ thể được sắp xếp như sau:
- Phòng Khám Ngoại tổng quát: 02 (B11, B15)
- Phòng tái khám chuyên khoa: 03 (A3, B9, B10)
- Phòng khám theo hẹn Ngoại khoa : 01 (B17)
- Phòng khám theo yêu cầu: 01 (kết hợp với Khám Yêu Cầu 2)
- Phòng nhận bệnh cấp cứu: 01 (A1)
- Phòng hẹn mổ và làm hồ sơ nhập viện: 01 (B16)
- Phòng hẹn mổ và duyệt mổ theo yêu cầu: 01 (B18)
- Phòng khám tiền mê: 01 (B19)
- Phòng hội chẩn Ngoại khoa: 01
- Phòng chờ phẫu thuật trong giờ: 01
- Phòng chờ phẫu thuật theo yêu cầu: 01
Với hệ thống các phòng khám cùng 4 phòng phẫu thuật hiện đại, Khoa Điều trị trong ngày hiện nay có thể thực hiện điều trị, phẫu thuật về trong ngày với đầy đủ các chuyên khoa về Ngoại tổng quát, Ngoại Tiết niệu, Tai – Mũi – Họng, Răng Hàm Mặt, Phỏng – Tạo hình – Bướu máu và Nội soi Tiêu hoá.
BS khám và tư vấn tình trạng bệnh lý
Hoạt động chuyên môn
Danh mục các bệnh lý được điều trị tại Khoa Điều trị trong ngày:
- Bệnh lý ống bẹn (thoát vị bẹn, thoát vị ống Nuck, tràn dịch màng tinh hoàn, tinh hoàn ẩn)
- Hẹp da quy đầu
- Nang nhầy cạnh lỗ tiểu
- Chai, mắc cá chân
- Nang giáp lưỡi
- Bệnh lý hạch bạch huyết sau tiêm ngừa lao
- Kén mô mềm
- Nang nhầy môi dưới
- Dò trước cổ, dò trước ngực
- Dính thắng lưỡi
- Dư ngón
- Ngón tay cò súng
- Nang hoạt mạc
- Rút đinh sau phẫu thuật kết hợp xương
- LASER bướu máu
- Chích xơ bướu máu
- Sẹo xấu
- Nạo VA
- Cắt amygdale
- Dò luân nhĩ (dò trước tai)
- Sứt môi
- Sửa sẹo xấu môi
- U vùng hàm – mặt kích thước nhỏ
- Nội soi đường tiêu hoá trên và dưới
Khoa Dinh Dưỡng
Khoa Dinh Dưỡng thành lập từ trước năm 1975 và được duy trì, phát triển cho đến ngày nay. Có thể nhìn qua các giai đoạn hoạt động của Khoa như sau:
Nhiệm vụ, chức năng
Khoa hình thành 2 bộ phận:
- Bộ phận Lâm Sàng: Điều trị bệnh nhân tổng quát và bệnh nhân thuộc chuyên khoa dinh dưỡng, phối hợp với các khoa lâm sàng chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân nội trú, phối hợp với bộ phận Tiết Chế điều trị bệnh nhân bằng các chế độ dinh dưỡng hợp lý; Phát triển các chuyên khoa dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng, Béo phì, Hội chứng ruột ngắn, Dị ứng thức ăn, Tiểu đường, Suy thận , Gan mật, Wilson, Glucogenose… Phát triển dinh dưỡng chuyên sâu các bệnh Rối loạn chuyển hóa, Tràn dịch dưỡng chấp… Hợp tác nghiên cứu khoa học cùng trường ĐH Boston.
- Bộ phận Tiết Chế: Thực hiện tất cả các chế độ ăn cho bệnh nhân theo chỉ định dinh dưỡng của bác sỹ, tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú, thông tin giáo dục dinh dưỡng cho bênh nhân trên các kênh truyền thông: trang web, báo ….
Các dịch vụ tại khoa:
- Thực đơn cho trẻ
- Dinh dưỡng theo tuổi
- Dinh dưỡng thai kỳ
- Dinh dưỡng sau sinh
- Dinh dưỡng thể thao
- Dinh dưỡng cho người bệnh
- Dinh dưỡng cho người già
- Dinh dưỡng làm đẹp
- Dinh dưỡng hợp lý
- Đo chỉ số BMI
Khoa Dược
Khoa Dược Bệnh viện là một khoa chức năng chuyên môn, được chỉ đạo trực tiếp từ Ban Giám Đốc. Từ những năm mới thành lập, khoa Dược đã nỗ lực không ngừng để hoàn thành những công tác được giao, đảm bảo cung ứng, cấp phát thuốc kịp thời, đầy đủ và có chất lượng. Một trong những thành tựu nổi bật thời kỳ đầu là pha chế thuốc và dịch truyền.
Nhiệm vụ, chức năng
Hiện nay, Khoa Dược bao gồm 5 bộ phận:
- Bộ phận Dược chính phụ trách: Kế toán tổng hợp, Quản lý Dược, Cung ứng và Tiếp liệu cũng như tổ chức đấu thầu.
- Đơn vị Dược lâm sàng – Thông tin thuốc: Chủ động cung cấp thông tin thuốc cho cán bộ y tế, giải đáp thắc mắc của bệnh nhân về chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ, cách pha tiêm và bảo quản thuốc; theo dõi và báo cáo tác dụng phụ của thuốc (ADR); tham gia nghiên cứu khoa học.
- Bộ phận Kho dược:
+ Kho chẵn: Cung cấp thuốc cho kho lẻ, bảo hiểm y tế ngoại trú; cung cấp vắc –xin cho phòng Tiêm chủng; cung cấp hóa chất xét nghiệm, sát khuẩn cho các khoa lâm sàng.
+ Kho lẻ: cung cấp thuốc cho các khoa.
- Nhà thuốc: phục vụ bệnh nhân ngoại trú.
- Pha chế dung dịch dùng ngoài.
Những thành tựu tập thể Khoa Dược đã đạt được
+Tổ chức cung ứng tiếp liệu thuốc theo đúng qui định.
+Bảo quản thuốc đảm bảo ổn định chất lượng.
+Giám sát sử dụng thuốc.
+Tham gia nghiên cứu khoa học và đào tạo.
+Quản lý chuyên môn Nhà thuốc bệnh viện theo đúng qui định.
Cùng với sự hình thành và phát triển của Bệnh viện, Khoa Dược luôn hỗ trợ trong công tác điều trị bằng việc cung cấp thuốc chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá cả hợp lý. Khoa Dược đóng vai trò là cầu nối giữa bác sĩ điều trị và bệnh nhân, giúp bệnh nhân tuân thủ chỉ định dùng thuốc và dùng thuốc đúng cách để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Khoa Giải Phẫu Bệnh
Khoa Giải Phẫu Bệnh thuộc khối cận lâm sàng, có 2 bộ phận gồm: Phòng Xét nghiệm Giải Phẫu Bệnh và Nhà Đại thể. Thành lập từ năm 1985, hiện nay tổng số cán bộ nhân viên là 10 người, trong đó:
- Trưởng khoa là BS Trần Thanh Tùng
- Kỹ thuật viên trưởng là CN. Lê Thị Thúy Phượng
- 02 bác sĩ, 03 cử nhân và 03 nhân viên.
Hoạt động chuyên môn
Khoa thực hiện chức năng, nhiệm vụ:
- Thực hiện các xét nghiệm sinh thiết, tế bào học và khám nghiệm tử thi.
- Đọc các tiêu bản sinh thiết, tế bào học.
- Nghiên cứu khoa học không ngừng nâng cao chất lượng chẩn đoán.
- Lưu trữ tiêu bản, bệnh phẩm điển hình phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Khoa là một tập thể có 70% nhân viên trình độ trên đại học và đại học, luôn đoàn kết, chăm chỉ và cầu tiến, luôn thực hiện quy chế dân chủ, khơi gợi ý thức tự giác sáng tạo của mọi người, có sự phối hợp tốt với các khoa lâm sàng. Nhờ vậy, những thành quả đáng nêu của Khoa có thể nêu như sau:
- Thực hiện thường quy miễn dịch huỳnh quang trong chẩn đoán bệnh lý thận.
- Có tương đối đầy đủ các markers giúp chẩn đoán các khối u thường gặp ở trẻ em.
- Có đầy đủ các quy trình cho từng khâu.
- Trả kết quả sớm nhất cho bệnh nhân từ 1 - 3 ngày.
Khoa Hô hấp
Do bệnh hô hấp lúc nào cũng là bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ em, khoa Hô hấp đã được thành lập từ những ngày đầu Bệnh viện Nhi Đồng 1 được đưa vào hoạt động.
Cơ sở vật chất
Hiện tại, khoa Hô hấp phụ trách khoa nội trú với 98 giường bệnh và 3 phòng khám tại khoa khám bệnh, với 59 nhân viên bao gồm 14 bác sĩ, 39 điều dưỡng, 6 hộ lý-y công. Khoa Hô hấp đang từng bước phát triển khoa theo hướng chuyên khoa sâu, để xứng đáng với vị trí đầu ngành hô hấp nhi.
Nhiệm vụ, chức năng
Khoa hô hấp thực hiện các chức năng:
- Điều trị các bệnh lý hô hấp ở trẻ em (chẩn đoán – điều trị các bệnh lý hô hấp thông thường và từng bước hướng vào phát triển chuyên khoa sâu: cấp cứu hô hấp, nội soi hô hấp, thăm dò chức năng hô hấp, dị ứng nhi);
- Đào tạo, huấn luyện, tham gia công tác hướng trợ tuyến trước; Nghiên cứu khoa học.
- Khoa tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế với Tổ chức Y Tế Thế giới, Hoa Kỳ (CDD), Anh (OUCRU), Đài Loan, Pháp (AFVP).
- Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe là một trong những điểm son của khoa: câu lạc bộ cha mẹ bệnh nhi hen suyễn được thành lập từ 2009 cho đến nay và có lẽ là 1 trong những đơn vị hiếm hoi trong cả nước duy trì được hoạt động thường xuyên, đều đặn, hiệu quả.
Bác sĩ đang thăm khám cho trẻ tại Khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1
Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc
Khoa Hồi sức tích cực hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của Bệnh viện Nhi Đồng 1. Ban đầu, khoa Hồi sức tích cực nằm ở lầu 1 khu AB do BS. Nguyễn Văn Minh làm Trưởng khoa. Những năm đầu của thập niên 80, khoa Hồi sức tích cực phối hợp với khoa Cấp cứu hình thành nên khối Cấp cứu Hồi sức nằm ở tầng trệt khu Khám bệnh do BS. Bạch Văn Cam làm trưởng khối.
Đầu thập niên 90, do yêu cầu phát triển chuyên sâu trong lĩnh vực Hồi sức cấp cứu, khối Hồi sức Cấp cứu được tách làm 2 khoa độc lập là khoa Cấp cứu và khoa Hồi sức tích cực – Chống độc do BS. Bạch Văn Cam làm Trưởng khối.
Nhiệm vụ, chức năng
Hiện tại, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc có 56 nhân viên, trong đó có 14 bác sĩ, 36 điều dưỡng, 6 y công và hộ lý thực hiện các chức năng nhiệm vụ:
- Điều trị các bệnh nhi nặng cần hồi sức tích cực, từ các khoa và bệnh viện tuyến trước, đặc biệt là các bệnh lý sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốc nhiễm trùng, viêm phổi nặng, ngộ độc nặng, ong đốt, rắn cắn, ngạt nước…
- Đào tạo các bác sĩ và điều dưỡng chuyên về lĩnh vực hồi sức cấp cứu, chống độc tại bệnh viện và các tỉnh thành trên cả nước.
- Công tác tuyến 1816, bệnh viện vệ tinh, chuyển giao các kỹ thuật cao như thở máy, lọc máu, hồi sức chống sốc, điều trị suy hô hấp… cho các bệnh viện tuyến dưới.
- Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.
- Thông truyền thông giáo dục sức khỏe.
Tập thể Khoa đã không ngừng nghiên cứu áp dụng những thành tựu hồi sức tích cực hiện đại nhất trong điều trị và đã đem lại nhiều thành quả quan trọng trong cải thiện tử vong các bệnh lý nặng, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng nhiễm độc như Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, ong đốt, ngộ độc thuốc,…Từ đó tạo nên niềm tin và trở thành điểm tựa vững chắc cho hệ thống hồi sức cấp cứu toàn khu vực phía Nam.
Bệnh nhi đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc - Bệnh viện nhi đồng 1
Khoa Ngoại tổng hợp
Năm 1956 Bệnh viện Nhi Đồng được thành lập đồng thời Khoa Ngoại cũng được ra đời do GS Trần Ngọc Ninh đứng đầu. Lúc này, do chưa có sự chuyên khoa hóa nên Khoa Ngoại nhận điều trị hầu hết tất cả các mặt bệnh từ ngoại tổng quát đến phỏng. Năm 1978 Khoa Ngoại tách làm hai khoa: Tiền phẫu, Hậu phẫu và năm 2005 hợp nhất lại thành Khoa Ngoại tổng hợp đến nay.
Cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ
Hiện tại, khoa Ngoại tổng hợp có 12 phòng bệnh với tổng số giường là 118. Bao gồm: 01 phòng cấp cứu với 6 giường bệnh, 01 phòng bệnh nặng với 10 giường bệnh, 01 phòng tiền phẫu dành cho những bệnh nhi chuẩn bị mổ chương trình vào ngày hôm sau, các phòng bệnh thường và một số phòng chức năng khác như: phòng thụt tháo, phòng tắm bệnh mổ…Nhân sự hiện tại của Khoa có 23 BS, 29 điều dưỡng, 02 thư ký và 06 hộ lý.
Nhiệm vụ, chức năng
Khoa là nơi chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến ngoại khoa thuộc các chuyên khoa: tổng quát, tiêu hóa gan mật, tiết niệu, ung bướu. Ngoài ra, Khoa Ngoại Tổng hợp còn phối hợp với Khối Sơ sinh, Khoa Tim Mạch, Khoa Nhiễm-Thần kinh để điều trị phẫu thuật các bệnh lý sơ sinh, tim mạch và ngoại thần kinh
Bên cạnh công tác điều trị, Khoa còn là nơi đào tạo các sinh viên, bác sĩ ở trường đại học y dược trong TP. HCM và các bác sĩ ở các bệnh viện địa phương gởi lên học. Khoa cũng hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện địa phương có nhu cầu như đề án 1816 ở Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long, Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, hỗ trợ kỹ thuật mổ tim bẩm sinh cho trẻ nhỏ ký tại Bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng và Bệnh viện đa khoa Kiên Giang. Khoa cũng có mối Quan hệ quốc tế với các tổ chức như Đoàn phẫu thuật Nhi khoa Chicago (Hoa Kỳ), Đoàn Lund (Thụy Điển),…
Một bé trai nuốt phải dị vật được điều trị tại Khoa ngoại tổng hợp - BV nhi đồng 1
Hướng phát triển của khoa trong thời gian tới
- Thực hiện qui trình an toàn phẫu thuật cho bệnh nhân theo tiêu chuẩn thế giới.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng phẫu thuật, phẫu thuật theo yêu cầu, dịch vụ, phẫu thuật trong ngày.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo trong và ngoài nước nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, áp dụng các kỹ thuật tiến bộ mới, phát huy thêm nhiều sáng kiến cải tiến.
- Chỉ đạo tuyến dưới, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ hợp tác cho các bệnh viện trong khu vực. Thực hiện tốt đề án 1816, đề án bệnh viện vệ tinh của Bộ Y tế.
Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức
Trước 1975 Khoa là một bộ phận của Khoa Ngoại. Sau 1975 thành lập Khoa Gây mê hồi sức gồm 04 phòng mổ với nhân lực có 20 người (01 bác sĩ, 08 điều dưỡng, 08 kỹ thuật viên gây mê, 03 hộ lý).
Sau đó, có sự phát triển liên tiếp: Xây mới 4 phòng mổ nằm trong khu Bệnh viện trong ngày để giải quyết những bệnh lý về ngay trong ngày (1996); xây mới 02 phòng mổ sơ sinh thuộc khu chuyên sâu sơ sinh (2004); cải tạo phòng mổ cũ thành khu mổ Tim Mạch với 1 phòng mổ (2006); xây dựng thêm khu mổ Phỏng - Chỉnh hình gồm 2 phòng mổ và phòng hồi sức Phỏng (2012); cải tạo phòng mổ cũ thành khu mổ Tim Mạch với 2 phòng mổ (2015).
Cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ
Hiện nay Khoa có 16 phòng mổ (02 cho sơ sinh, 01 cho mổ tim hở, 01 cho Răng Hàm Mặt, 01 cho mổ nội soi, 01 cho thông tim can thiệp, 10 phòng mổ tổng quát).
Hiện nay Khoa có 14 bác sĩ, 59 điều dưỡng, 04 hộ lý và 01 dược sĩ trung cấp về Dược Lâm sang, trong đó Trưởng khoa là BS CK2 Nguyễn Ngọc Cường
Hoạt động chuyên môn
Khoa đã thực hiện được tất cả các gây mê hồi sức các phẫu thuật mũi nhọn như:
- Mổ tim hở dưới tuần hoàn ngoài cơ thể;
- Vi phẫu thần kinh, tạo hình và mạch máu;
- Gây mê nội soi cho tất cả các loại phẫu thuật tiêu hoá, tiết niệu, lồng ngực, chấn thương chỉnh hình, thần kinh;
- Gây mê mổ tạo hình thực quản, u não, chấn thương sọ não, shunt não thất, phình mạch máu; gây mê cho các can thiệp tim mạch, điện sinh lý tim, nội soi tiêu hoá, kéo nắn bó bột, chụp MRI.
- Khoa cũng thực hiện giảm đau trong và sau mổ: tê ngoài màng cứng, tê thân thần kinh liên tục kết hợp với giảm đau toàn thân cho các phẫu thuật lồng ngực, bụng, chi…
Bệnh viện nhi đồng 1 phẫu thuật thành công tách 2 bé song sinh dính liền
Bên cạnh đó, Khoa cũng thực hiện:
(1) Đào tạo thực hành cho Điều dưỡng trung học và cử nhân Điều dưỡng, Kỹ thuật viên, Điều dưỡng và cử nhân gây mê hồi sức cho Trường Đại học kỹ thuật Y Dược TP HCM, Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch…và đào tạo cho tuyến dưới; là nơi thực tập của các Bác sỹ CK1, cao học ngoại, bác sĩ, cử nhân/kỹ thuật viên gây mê;
(2) Hợp tác với tổ chức quốc tế để đào tạo cho các bác sĩ các nước trong khu vực;
(3) Hợp tác với các tổ chức quốc tế (Tổ chức phẫu thuật Singapour, Tổ chức Heartlink và nhiều Đoàn phẫu thuật và Gây mê hồi sức khác của các nước đến từ Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ).
Thời gian tới Khoa xác định các trọng tâm:
(1) Thực hiện qui trình an toàn cho bệnh nhân phẫu thuật theo tiêu chuẩn của thế giới;
(2) Gây mê kiểm soát nồng độ đích TCI;
(3) Áp dụng giảm đau vùng / ngoài màng cứng rộng rãi trong và sau mổ;
(4) Gây mê hồi sức mổ tim hở trẻ nhỏ (<2,5kg); gây mê phẩu thuật nội soi cho trẻ sơ sinh;
(5) Thực hiện hoà loãng máu đồng thể tích cho các bệnh nhân mổ có chỉ định;
(6) Sử dụng rộng rãi gây tê vùng và thân thần kinh dưới hướng dẫn của máy siêu âm;
(7) Mở rộng và nâng cao chất lượng phẫu thuật yêu cầu, dịch vụ, mổ về trong ngày;
Khoa Phỏng – Tạo hình
Tiền thân chỉ là vài giường điều trị phỏng thuộc khoa Ngoại Tổng hợp, đến năm 1986 đã được tách thành Khoa Phỏng có 30 giường điều trị. Qua thời gian hơn 20 năm hoạt động có lúc hợp nhất thành Khoa Phỏng - Chỉnh hình có 70 giường điều trị, nhưng được tổ chức thành 02 khu vực riêng và hoạt động tương đối độc lập. Nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh quá trình phát triển chuyên sâu của cả 02 chuyên khoa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh, đến tháng 3/2013 Bệnh viện đã tách khoa Phỏng – Chỉnh hình thành 02 Khoa Phỏng – Tạo hình và Chấn thương – Chỉnh hình.
Hoạt động chuyên môn
Hiện nay Khoa Phỏng – Tạo hình là trung tâm điều trị phỏng nhi lớn nhất của khu vực các tỉnh phía Nam, có 48 giường điều trị. Với 06 bác sĩ, 21 điều dưỡng, 04 hộ lý, hàng năm khoa nhận điều trị và chăm sóc cho khoảng 600 bệnh phỏng nội trú (từ trung bình đến nặng) và khám hàng ngàn lượt phỏng ngoại trú, phẫu thuật tạo hình cho khoảng 500 trường hợp sẹo xấu, sứt môi, chẻ vòm và điều trị laser cho khoảng 3.000 lượt bệnh ngoại trú (chủ yếu là bướu máu).
Đội ngũ Bác sĩ, Điều dưỡng khoa Phỏng – Tạo hình thường xuyên tham gia các hội nghị, các khóa huấn luyện, đào tạo về chuyên ngành phỏng ở trong nước và có nhiều dịp làm việc với các đoàn quốc tế về chuyên ngành phỏng – tạo hình từ nhiều nước trên thế giới, để qua đó không ngừng nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
Khoa Phỏng – Tạo hình còn là nơi đào tạo chuyên khoa phỏng - tạo hình nhi cho các bác sĩ tuyến trước; nơi hướng dẫn thực hành cho sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học Y và là nơi tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người dân về xử trí, sơ cấp cứu các trường hợp phỏng .
Khoa Phỏng – Tạo hình đã điều trị thành công, cứu sống rất nhiều trường hợp phỏng sâu, diện tích trên 60 % (đặc biệt có trường hợp phỏng đến 97%), và giữ tỉ lệ tử vong < 1% liên tục trong vòng 10 năm gần đây.
Khoa Răng Hàm Mặt
Khoa Răng Hàm Mặt (RHM) là một đơn vị chuyên khoa có trách nhiệm điều trị các bệnh lý về Răng miệng và Hàm mặt cho trẻ em từ trước sinh cho đến năm 16 tuổi. Khoa chính thức được thành lập năm 1996.
Ngày bệnh viện mới thành lập (năm 1956), đơn vị RHM bệnh viện Nhi Đồng 1 chỉ là phòng khám nhỏ với tên gọi là phòng Nha, nguồn nhân lực ban đầu chỉ với hai bác sỹ và hai điều dưỡng, công việc hàng ngày chỉ là khám và điều trị răng đơn giản.
Cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ
Hiện nay, cơ sở vật chất của Khoa gồm một khu phòng khám với 7 ghế điều trị, 2 phòng mổ, và một khu giường nội trú chung cho khối liên chuyên khoa. Về nhân lực Khoa hiện có 10 bác sĩ chuyên khoa, 12 điều dưỡng, 1 thư ký và 1 hộ lý. Trưởng khoa là TS. BS CK2 Nguyễn Văn Đẩu.
Hoạt động chuyên môn
Với mục tiêu điều trị toàn diện RHM cho trẻ em, Khoa được bố trí và hoạt động như một trung tâm về RHM nhi với 4 bộ phận chuyên sâu: điều trị răng tổng quát, chỉnh hình răng mặt, phẫu thuật hàm mặt, phẫu thuật tạo hình:
- Về điều trị răng (R) tổng quát: Khoa đã triển khai các loại hình điều trị từ trám R thông thường, trám R dự phòng đến phục hồi R thẩm mỹ; từ nhổ R sữa - R vĩnh viễn đến các kỹ thuật tiểu phẫu R; từ điều trị tủy R đến kết hợp với tái cắm ghép lại R sau chấn thương; đặc biệt, kỹ thuật điều trị R đồng loạt dưới gây mê áp dụng cho các bé thiếu hợp tác hoặc mắc bệnh toàn thân.
- Về chỉnh hình răng mặt: ngoài việc nắn chỉnh cho trẻ lành mạnh có di lệch R, Khoa còn triển khai chỉnh hình cho các cháu trước và sau phẩu thuật (PT) môi - vòm. Khoa cũng là đơn vị đầu tiên ở phía Nam thực hiện khí cụ nắn chỉnh hàm tiền phẫu thuật (NAM) cho trẻ khe hở môi - vòm nhằm tăng hiệu quả về thẩm mỹ và chức năng cho trẻ sau PT.
- Về phẫu thuật hàm mặt, phẫu thuật tạo hình: Khoa có thể điều trị cho hầu hết các loại bệnh tật hàm mặt như: u bướu vùng hàm mặt, chấn thương hàm mặt, nhiễm trùng, dị tật bẩm sinh, tạo hình thẩm mỹ,… Đặc biệt, việc phẫu thuật hàm mặt trên bệnh nhi có bệnh lý toàn thân đi kèm như đa dị tật, bệnh về máu, bệnh tim mạch,… được xem là thành tựu đặc trưng của Khoa.
Bác sĩ thuộc khoa Răng Hàm Mặt đang thực hiện khám răng cho bệnh nhân nhi
Ngoài ra, Khoa còn là trung tâm điều trị toàn diện sứt môi - hở vòm, với đội ngũ y bác sỹ lành nghề và tâm huyết, Khoa đã hoàn thành mổ sứt môi - hở vòm miễn phí trường hợp thứ 7.000 sau 9 năm hợp tác với tổ chức SmileTrain (Hoa kỳ). Câu lạc bộ Nụ cười trẻ thơ được thành lập là cầu nối thông tin giữa bác sỹ và gia đình các cháu bệnh nhi khe hợ môi - vòm.
Các kỹ thuật cao như PT u vùng tuyến mang tai bảo tồn thần kinh VII, PT cắt đoạn xương hàm, PT u máu xương hàm,… đã điều trị triệt để bệnh và mang lại thẩm mỹ cao, bệnh nhân tự tin hòa nhập với xã hội.
Về sáng kiến cải tiến (SKCT) và nghiên cứu khoa học (NCKH): nhiều đề tài NCKH và SKCT được thực hiện đều đặn hàng năm, và được ứng dụng vào thực tế góp phần tăng hiệu quả cho công việc điều trị bệnh.
Khoa cũng là trung tâm thực hành lâm sàng về Phẫu Thuật Hàm Mặt - Tạo hình cho bác sỹ sau ĐH và sinh viên Đại Học Y Dược TP HCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và còn là trung tâm đào tạo và chuyển giao kỹ thuật về phẫu thuật cho y - bác sỹ tuyến tỉnh. Nhiều luận án Tiến sĩ, BS Chuyên khoa 2, Thạc sĩ, BS Chuyên khoa 1 được thực hiện từ nguồn bệnh nhân của Khoa.
Khoa Sơ sinh
Khoa Sơ sinh thành lập khi khối nhà CD hiện nay được khánh thành. Đến ngày 7/4/2006 Bệnh viện Nhi Đồng 1 đưa vào hoạt động Khu Chuyên sâu Sơ sinh trong đó Khoa Sơ sinh gồm hai tầng lầu (lầu 2 và lầu 3) với 120 giường.
Cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ
Đến nay Khoa Sơ sinh đã phát triển thành 150 giường và đạt chuẩn chăm sóc cấp độ 2B-3A về kỹ thuật điều trị sơ sinh. Về nhân sự, hiện tại Khoa có 19 Bác sĩ, 54 Điều dưỡng, 22 Hộ lý Bảo mẫu và nhân viên khác, do BS Nguyễn Kiến Mậu làm Trưởng khoa, 2 Phó trưởng khoa là BS Võ Đức Trí và BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Điều dưỡng trưởng là CN. Phạm Thị Ngọc Trâm.
Trong tình hình bệnh quá tải, số lượng bệnh nhi nặng nhiều, trang thiết bị còn thiếu, tập thể Khoa luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ Bệnh viện giao.
Hoạt động chuyên môn
Khoa sơ sinh - bệnh viện Nhi đồng 1 là nơi tiếp nhận điều trị các bệnh nhi sơ sinh mắc bệnh lí nội-ngoại khoa nặng, đặc biệt nhóm trẻ sanh non nhẹ cân, nhóm trẻ sanh non bị bệnh lí võng mạc ROP (là nơi duy nhất điều trị Laser quang đông cho các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào), nhóm trẻ dị tật bẩm sinh ngực bụng cần phẫu thuật.
- Trong công tác khám chữa bệnh: Trong những năm qua, tập thể cán bộ - nhân viên Khoa Sơ sinh đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, số lượt bệnh nội trú tăng từ 5.806 (2010) lên 6.710 (2014) và tỉ lệ tử vong giảm dần từ 1,62% (2010) còn 0,67% (2014).
- Trong công tác áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Khoa Sơ Sinh đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong quá trình chăm sóc bệnh nhân: Khám sàng lọc và điều trị Laser quang đông trẻ sanh non bị bệnh lí võng mạc ROP nhằm giảm nguy cơ bị mù; Thiết lập đường truyền tĩnh mạch trung tâm từ ngoại biên trong những trường hợp khó thiết lập được đường tiêm tĩnh mạch ngoại biên để truyền dịch chống sốc, truyền máu và truyền thuốc cứu sống bệnh nhi sơ sinh; Đặt catheter tĩnh mạch rốn để thay máu cứu sống bệnh nhi bị vàng da sơ sinh nặng.
Khoa Sốt xuất huyết
Là một trong những đơn vị đầu tiên được thành lập chuyên trách điều trị và nghiên cứu về bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em khu vực phía Nam, Khoa cũng đã và đang từng bước xây dựng, phát triển đơn vị Huyết Học - Ung Bướu để có thể điều trị phối hợp đa chuyên khoa theo định hướng chuyên sâu của bệnh viện với cơ sơ vật chất là một phần của khoa Sốt Xuất Huyết.
Hoạt động chuyên môn
Khoa Sốt Xuất Huyết và đơn vị Huyết Học-Ung Bướu hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện cho trẻ em bệnh sốt xuất huyết, huyết học và những bệnh ung bướu nhi phổ biến trong một môi trường thân thiện dựa trên những nghiên cứu khoa học và ứng dụng các phác đồ điều trị tiên tiến theo y học chứng cớ.
Khoa là đơn vị tuyến cuối chuyên sâu về điều trị sốt xuất huyết đồng thời cũng là trung tâm chăm sóc toàn diện bệnh Hemophilia và tan máu bẩm sinh ở trẻ em.
Đội ngũ nhân viên Khoa không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn và y đức để mang lại kết quả tối ưu về điều trị và sự hài lòng của người bệnh.
Bác sĩ thăm khám bệnh nhi trong Khoa sốt xuất huyết, BV Nhi Đồng 1
Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học
Khoa cũng là nơi thực hành, đào tạo cho nhiều bác sĩ, sinh viên y khoa và điều dưỡng bậc đại học, sau đại học của các trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y-Đại Học Quốc Gia cũng như của các bệnh viện và trường đại học trên thế giới. Khoa cũng luôn xây dựng một môi trường năng động, đoàn kết tạo điều kiện cho sự sáng tạo và học hỏi liên tục của nhân viên để mọi thành viên đều có cơ hội phát triển năng lực cá nhân.
Khoa luôn chú trọng đến lĩnh vực nghiên cứu hợp tác với nhiều cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước như Viện Vệ sinh Dịch Tễ Trung Ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ chức Y tế Thế giới, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford, Viện Sức khỏe Quốc gia Đài Loan.
Khoa Tai Mũi Họng
Khoa Tai Mũi Họng có quyết định thành lập từ 26/07/1985 (với tổng số nhân sự 15 người, trong đó có 5 bác sĩ + 9 ĐD và 01 KTV gây mê). Khoa có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các công tác khám, chữa bệnh chuyên về các bộ phận tai, mũi, họng và các bệnh lý liên quan.
Đội ngũ y bác sĩ
Hiện nay Khoa có tổng số 55 nhân viên, trong đó bao gồm :
- Trưởng khoa BS CK2: Nguyễn Tuấn Như
- 03 bác sĩ CK2, 04 bác sĩ CK1, 05 thạc sĩ Bác sĩ và 02 bác sĩ..
- 02 CNĐD, 03 CN gây mê hồi sức, 06 KTV và 25 ĐDTH .
- 05 hộ lý .
Hoạt động chuyên môn
Về chuyên môn, hiện nay Khoa đã thực hiện được các kỹ thuật cao chuyên sâu trong lĩnh vực Tai Mũi Họng Nhi như sau:
- Phẫu thuật mũi xoang trẻ em qua nội soi.
- Chỉnh hình thanh quản (bệnh lý sẹo hẹp thanh quản).
- Chỉnh hình vành tai(bệnh lý dị tật tai nhỏ).
- Cấy ốc tai điện tử (bệnh lý điếc bẩm sinh).
- Phẫu thuật TMH bằng Laser – Coblator.
- Phát hiện và điều trị sớm khiếm thính trẻ em với Đơn vị Thính học.
- Áp xe cạnh cổ - dẫn lưu qua trung thất trên.
- Nội soi dị vật đường thở.
Bác sĩ tiến hành khám họng cho bệnh nhân.
Khoa Thận - Nội tiết
Khoa Thận - Nội tiết thành lập từ năm 2000, tách từ Khoa Tim Thận và Khoa Nội tiết - Huyết học. Khoa được giao nhiệm vụ nhận điều trị các bệnh lý thận - nội tiết và hầu hết bệnh lý nhi tổng quát nhập viện.
Hoạt động chuyên môn
Hiện nay, các hoạt động nổi bật của Khoa là:
- Thực hiện Kỹ thuật sinh thiết thận với các điểm nổi bật sau:
- Đơn vị đầu tiên tiến hành sinh thiết thận trẻ em tại miền Nam
- Đơn vị có số lượng sinh thiết thận ở trẻ em nhiều nhất cả nước, đứng thứ hạng cao trong các đơn vị thận nhi ở khu vực Đông Nam Á.
- Đơn vị đầu tiên cả nước tiến hành kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trên mẫu sinh thiết thận trẻ em.
- Thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu về chuyên ngành thận-nội tiết ở trẻ em, đăng tải tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế.
- Thực hiện khoa học việc quản lý bệnh lý mạn tính chuyên khoa thận, nội tiết trẻ em (số bệnh nhân quản lý: 2000 bệnh nhân bệnh lý thận, 400 bệnh nhân bệnh lý nội tiết).
- Đơn vị đầu tiên tại miền Nam triển khai đơn vị khám tiểu dầm, rối loạn đi tiểu và đo niệu động học ở trẻ em.
- Hợp tác với các chuyên gia đầu ngành quốc tế (Hội Thận Nhi Thế giới, Hội Nội tiết Nhi Châu Á- Thái Bình Dương) tổ chức nhiều khóa cập nhật kiến thức chuyên môn bệnh lý thận, nội tiết cho bác sĩ, điều dưỡng các tỉnh thành phía Nam.
- Các hoạt động về quản lý chất lượng khác: Khoa là đơn vị đầu tiên trong Bệnh viện triển khai việc vi tính hóa công tác phân phối thuốc, in giấy và toa xuất viện cho bệnh nhân, triển khai hoạt động khám bệnh theo đội.
Định hướng phát triển những năm tới của Khoa
- Triển khai kính hiện vi điện tử phục vụ sinh thiết thận.
- Kết hợp các đơn vị y tế trong và ngoài nước thực hiện các nghiên cứu về đột biến gien trên các bệnh lý thận và nội tiết.
- Tổ chức các lớp cập nhật kiến thức chuyên ngành thận, nội tiết trẻ em.
Khoa Tim mạch
Ngay từ đầu thành lập Bệnh viện, chuyên ngành Tim mạch kết hợp với các chuyên ngành khác tạo thành các khoa như khoa Tim Thận hoạt động từ trước năm 2000. Đến giữa 2000, do nhu cầu phát triển của Bệnh viện, khoa Tim mạch chính thức được thành lập từ sự chia khoa Tim Thận (khu lầu 2CD) thành khoa Tim mạch (khu lầu 3B) và khoa Thận (khu lầu 2I).
Hoạt động chuyên môn
Chức năng nhiệm vụ chính của khoa Tim mạch là chẩn đoán, điều trị: bệnh lý tim mạch, bệnh Kawasaki, bệnh lý khớp ở trẻ em và thực hiện nghiên cứu khoa học, tham gia công tác giảng dạy sinh viên, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện tỉnh. Cụ thể như:
- Chẩn đoán và điều trị: các bệnh lý khớp trẻ em, bệnh Kawasaki, bệnh tim bẩm sinh, bệnh tim mắc phải, loạn nhịp tim; Đặt máy tạo nhịp
- Thông tim chẩn đoán, can thiệp điều trị các bệnh lý tim bẩm sinh, chẩn đoán can thiệp bệnh lý mạch máu ngoại biên; đặt máy tạo nhịp tạm thời, vĩnh viễn ở trẻ em
- Tiến hành mổ và điều trị bệnh tim hở Thông liên nhĩ
- Hợp tác ĐHYD để thăm dò điện sinh lý điều trị loạn nhịp; Siêu âm bào thai chẩn đoán tim bẩm sinh; Hợp tác liên khoa thực hiện phẫu thuật các bệnh lý tim bẩm sinh kể cả các bệnh lý tim phức tạp.
Chăm sóc bệnh nhân tim mạch tại Bệnh viện Nhi đồng 1
Định hướng công tác khám chữa bệnh
Khoa Tim mạch sẽ tăng cường hợp tác với các bệnh viện sản nhằm tầm soát tim bẩm sinh qua siêu âm tim bào thai nhằm phát hiện sớm, tư vấn và can thiệp kịp thời bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp trong giai đoạn sơ sinh. Khoa chuẩn bị triển khai điện sinh lý điều trị loạn nhịp trẻ em, phát triển các kỹ thuật khó trong thông tim can thiệp như: thay van động mạch phổi...., hợp tác chặt chẽ với các khoa liên quan thực hiện mổ các bệnh lý tim phức tạp với kỹ thuật Fontan, Norwood....
Khoa Xét nghiệm huyết học
Ngày 18/05/1996, khoa Huyết học được thành lập (tách ra từ khoa Xét nghiệm) và đến ngày 17/06/2013 đổi tên thành Khoa xet nghiệm huyết học (XNHH).
Chức năng nhiệm vụ của Khoa XNHH là cung cấp các xét nghiệm thuộc lĩnh vực Huyết học và Truyền máu phục vụ cho bệnh nhi nội trú và ngoại trú bệnh viện; tham gia nghiên cứu khoa học; đào tạo sinh viên chuyên ngành xét nghiệm cho trường Đại học Y Dược TP HCM; tham gia hoạt động chỉ đạo tuyến của BV giúp đỡ các bệnh viện tuyến trước.
Đội ngũ y bác sĩ
- Trưởng khoa : Thạc sĩ Bác sĩ Ngô Thị Hồng Đào
- Kỹ thuật viên trưởng: CN Trần Châu Bích Thủy
- Tổng số nhân viên : 31 (4 bác sĩ – 18 cử nhân – 9 kỹ thuật viên )
Hoạt động chuyên môn
Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi, yêu nghề, đầy nhiệt huyết cùng trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, Khoa XNHH đã và đang phục vụ các kỹ thuật xét nghiệm sau :
- Tủy Đồ: xét nghiệm giúp chẩn đoán các bệnh lý về máu như ung thư máu, suy tủy,… Cuối năm 2000, trường hợp Hội chứng Thực bào máu đầu tiên ở trẻ em được phát hiện, mở đầu cho hàng loạt các công trình nghiên cứu cho sinh viên y, bác sĩ sau đại học và hợp tác quốc tế .
- Kỹ thuật gelcard giúp định nhóm máu, Crossmatch, Coomb’s, sàng lọc kháng thể bất thường đảm bảo truyền máu an toàn, được thực hiện từ năm 2007.
- Điện di Hemoglobine góp phần chẩn đoán sớm bệnh di truyền Thalassemia ở trẻ em, triển khai từ năm 2010 trên máy Capillarys2.
- XN đông máu: giúp chẩn đoán các bệnh rối loạn đông máu do di truyền (Hemophilia) hay mắc phải, được thực hiện trên máy STArt 4 (Hiệp hội Marina Picasso-Pháp trao tặng) từ tháng 6/1995 và hiện nay là RMax, ACL TOP 550.
- Tổng phân tích tế bào máu: bằng máy đếm tự động Datacell 16 (hiệp hội Marina Picasso-Pháp trao tặng) từ tháng 07/ 1993 và hiện nay là các máy XN 1000, Advia 2120i, DxH 600, Pentra DX Nexus.
- Xét nghiệm khác: máu lắng, hồng cầu lưới, LE Cells, tìm KST sốt rét,…
Khoa Xét nghiệm Vi sinh
Khoa Xét nghiệm Vi sinh được tách ra từ Khoa Xét nghiệm từ năm 1996 do nhu cầu phát triển của Bệnh viện. Hiện nay, khoa Xét nghiệm Vi sinh là một trong ba khoa của khối Xét Nghiệm của Bệnh viện.
Cơ cấu tổ chức
Khoa được tổ chức thành 05 bộ phận chuyên môn:
- Vi khuẩn: nuôi cấy phân lập vi khuẩn hiếu khí, thực hiện các thử nghiệm kháng sinh đồ giúp các bác sĩ lâm sàng sử dụng kháng sinh điều trị hợp lý và hiệu quả.
- Huyết thanh - Miễn dịch: thực hiện các thử nghiệm Huyết thanh - Miễn dịch như ASO, RF, Widal; thử nghiệm nhanh phát hiện virus cúm A/B và phát hiện kháng thể kháng HIV1/2; thử nghiệm ELISA chẩn đoán huyết thanh học tác nhân Dengue virus, Japanese Encephalitis virus, Herpes Simplex virus.
- Sinh học Phân tử: thực hiện thử nghiệm PCR /Realtime PCR phát hiện vi khuẩn lao (M. tuberculosis), thử nghiệm Realtime RT-PCR phát hiện Enterovirus / Enterovirus 71 và virus cúm A/B.
- Virus: nuôi cấy phân lập và định danh Enterovirus / Enterovirus 71 phục vụ công tác chẩn đoán tác nhân gây bệnh lý “tay chân miệng” ở trẻ em.
- Pha chế thuốc thử: cung cấp môi trường phân lập và định danh, hóa chất, thuốc thử phục vụ cho các bộ phận thực hiện các thử nghiệm; tổ chức và giám sát việc thực hiện xử lý chất thải y tế tại khoa.
Chức năng, nhiệm vụ
- Tổ chức tiếp nhận và thực hiện nuôi cấy phân lập vi khuẩn hiếu khí gây bệnh ở trẻ em từ bệnh phẩm lâm sàng (máu, dịch não tủy, mủ/dịch cơ thể, nước tiểu, phân, đàm, phết họng);
- Phát triển kỹ thuật xét nghiệm mới nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán và điều trị tác nhân vi sinh vật gây bệnh gây bệnh của bác sĩ lâm sàng,
- Đảm bảo an toàn sinh học, tránh nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên trong khoa và môi trường xung quanh;
- Quản lý trang thiết bị theo đúng qui chế về quản lý, sử dụng vật tư thiết bị y tế của ngành;
- Tham gia đào tạo, huấn luyện bác sĩ chuyên khoa, sinh viên trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh (khoa Y, khoa Kỹ thuật Y học), trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh;
- Tham gia chương trình giám sát chống nhiễm khuẩn, chủ động phát hiện vụ dịch trong bệnh viện báo cáo kịp thời cho lãnh đạo bệnh viện.
Khoa Tâm lý
Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 là một khoa chuyên ngành về đánh giá, chẩn đoán, can thiệp và điều trị những vấn đề liên quan đến phát triển, hành vi và tâm lý ở trẻ em.
Vào năm 2000 khởi đầu từ một phòng khám Tâm lý – Y khoa cho trẻ vị thành niên với một bác sĩ là BS Phạm Ngọc Thanh và một điều dưỡng, đến năm 2001, từ sự hỗ trợ của trường Tâm Lý Thực Hành Paris (Ecole de Psychologues Praticiens (EPP), Đơn vị Tâm lý Trẻ em và Vị Thành niên được thành lập trực thuộc Khoa Khám Bệnh.
Tháng 07 năm 2011, dựa trên nền tảng của Đơn vị Tâm lý Trẻ em và Vị Thành niên, Khoa Tâm lý đã chính thức thành lập với 5 phòng khám tâm lý và 1 phòng can thiệp cho trẻ tự kỷ.
Trải qua nhiều năm hoạt động, Khoa Tâm lý đã phát triển thành một đơn vị can thiệp hỗn hợp gồm 2 phòng khám chuyên về Nhi khoa phát triển hành vi, 3 phòng can thiệp tâm lý, 1 phòng can thiệp giáo dục đặc biệt cá nhân và 1 phòng can thiệp giáo dục đặc biệt cho nhóm với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm gồm 3 bác sĩ, 2 chuyên viên tâm lý, 2 giáo viên đặc biệt, 1 cử nhân chuyên ngành công tác xã hội cùng 1 điều dưỡng và 1 hộ lý.
Hoạt động chuyên môn
Hiện nay, khoa có thể đánh giá, can thiệp và điều trị hầu hết những vấn đề liên quan đến phát triển, hành vi và tâm lý của trẻ, từ các bệnh lý như tự kỷ, tăng động kém tập trung, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn cư xử, rối loạn thích ứng, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn chuyển dạng, ... cho đến những vấn đề chỉ liên quan đến tâm lý hoặc do cách giáo dục chưa phù hợp. Các vấn đề tâm lý trẻ có thể gặp phải như:
- Tự kỷ và các rối loạn phát triển ở trẻ em (chẩn đoán, can thiệp sớm)
- Rối loạn tăng động - giảm chú ý
- Các rối loạn tâm lý và bệnh lý tâm căn
- Chăm sóc tâm lý cho trẻ nằm viện
- Điều trị nội trú ngày và tư vấn tâm lý
- Tổ chức tư vấn tâm lý cho gia đình trẻ rối loạn tăng động- giảm chú ý.
- Tổ chức điều trị tâm lý nhóm cho trẻ tăng động.
Một trong những đặc điểm riêng của Khoa Tâm lý là khả năng đánh giá và phân loại những vấn đề liên quan đến sự phát triển và hành vi của trẻ dựa trên nền tảng của chuyên ngành Nhi khoa Phát triển Hành vi và khoa học chứng cớ với mục tiêu là giúp trẻ được can thiệp một cách toàn diện và phù hợp. Đến với Khoa Tâm lý, mỗi trẻ sẽ được đánh giá, phân loại và can thiệp bởi một nhóm nhiều chuyên gia khác nhau theo triết lý kết hợp toàn diện Y khoa – Tâm lý – Giáo dục – Xã hội.
Bên cạnh công tác khám chữa bệnh, Khoa Tâm lý cũng là đơn vị đào tạo thực hành về y khoa, tâm lý lâm sàng và công tác xã hội của khoa Y – Đại học Quốc Gia, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Văn Hiến, Đại học Mở và là nơi các tâm lý gia và sinh viên tâm lý thuộc trường Tâm Lý Thực Hành đến làm việc, tham gia giảng dạy và thực tập.
Trong lĩnh vực nghiên cứu, Khoa là nơi thực hiện những nghiên cứu về tâm lý cũng như là nơi đưa vào ứng dụng những trắc nghiệm về phát triển, hành vi và tâm lý. Đặc biệt, khoa đã cùng trường Tâm Lý Thực Hành Paris thực hiện Việt hóa trắc nghiệm đánh giá trí tuệ Nemi 2 hiện đang được sử dụng tại Việt Nam.
Khoa Tiêu hóa
Quá trình thành lập
- Từ năm 1968 khoa được GS Trịnh Thị Minh Hà điều hành nhận điều trị bệnh nhi dưới 2 tuổi
- 1977 - 1999: Bs Phạm Ngọc Thanh kế thừa GS Hà. Khoa tiếp nhận bệnh nhận tiêu chảy cấp và côi nhi. Cột mốc đáng ghi nhớ là vào năm 1987, Bs Thanh sau khi dự khóa huấn luyện xử trí bệnh tiêu chảy cấp trẻ em do WHO tổ chức tại Philipine về Việt Nam đã thành lập đơn vị huấn luyện tiêu chảy tại khu ngoại trú. Đây là mô hình xử trí bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em rất hiệu quả, được nhân rộngcả nước và là trung tâm huấn luyện cho các vùng lại ở miền Nam.
- 1999 - nay: Chuyển dần sang cơ cấu bệnh tiêu chảy và bệnh lý tiêu hóa khác.
Đội ngũ bác sĩ
Tình hình nhân viên hiện tại: 53 nhân viên gồm 13 bác sĩ, 35 điều dưỡng và 5 hộ lý. Trong đó Trưởng khoa là TS BS Hoàng Lê Phúc.
Hoạt động chuyên môn
Nhiệm vụ được giao:
+ Khoa Tiêu hoá nhận điều trị tất cả các trường hợp
- Bệnh tiêu chảy cấp kể cả tiêu chảy cấp nguy hiểm.
- Bệnh lý ống tiêu hoá và gan mật.
- Lọc bệnh vàng da tăng bilirubin trực tiếp
- Nội soi ống tiêu hoá: chẩn đoán và điều trị
- Viêm gan CMV
- Các bệnh lý chuyển hoá, hiếm gặp: xác định chẩn đoán và điều trị thích hợp
+ Hợp tác quốc tế và kết hợp trường viện:
- Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Phạm Ngọc Thạch, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Học viện quân y, Đại học Y Hài Phòng.
- Tổ chức Y tế thế giới, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, Đại học Sydney, Tokyo, Kaogoshima, NIH Nhật bản, Bệnh viện Philadelphia, Đại học Quốc gia Đài Loan.
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
Trải qua hơn 60 năm hoạt động, Bệnh viện Nhi đồng 1 ngày càng phát triển vững mạnh với quy mô 1.400 giường nội trú. Hàng năm Bệnh viện tiếp nhận khoảng 1,5 triệu lượt khám và 95.000 lượt điều trị nội trú. Hiện nay tại đây tiếp nhận điều trị tất cả các trường hợp từ trẻ sơ sinh đến trẻ 15 tuổi trên địa bàn thành phố cũng như các tỉnh lân cận.
Dưới đây là bảng giá một số dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện để anh/chị thảm khảo:
Hệ thống Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tìm chi nhánh bệnh viện
Hướng dẫn khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và những điều cần lưu ý
Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
Khi thực hiện khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bạn thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1: Lấy số tại máy phát số tự động. Bệnh viện có lắp đặt hai máy phát số tự động nhằm giảm tình trạng quá tải và chen lấn so với quy trình phát số thông thường.
- Bước 2: Khi bảng điện tử hiện đến số thứ tự của mình, cha mẹ đến quầy thủ tục và làm theo hướng dẫn của nhân viên. Tại đây nhân viên sẽ hỏi bạn một số câu hỏi tổng quát về tên tuổi và những vấn đề mà bé đang mắc phải, sau đó nhân viên sẽ phát số thứ tự cho bé để vào phòng khám.
- Bước 3: Vào phòng khám chuyên khoa: Bạn dẫn bé vào phòng khám khi đến lượt khám. Tại đây, bé sẽ trải qua hai bước:
- Khám tổng quát (nhịp tim, huyết áp,…)
- Khám chuyên môn: bác sĩ sẽ trực tiếp kê đơn thuốc hoặc chỉ định thêm các xét nghiệm cận lâm sàng cho bé. Nếu cần phải xét nghiệm, hãy thực hiện theo sự hướng dẫn của nhân viên tại phòng khám.
Những lưu ý khi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
Khi lựa chọn khám chữa bệnh cho trẻ tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bố mẹ trẻ nên lưu ý:
- Được xem là bệnh viện tuyến cuối, nên bệnh viện luôn trong trạng thái đông đúc, nhất là vào thứ 7, chủ nhật; vì vậy bạn cần mang con đến sớm để không phải chờ đợi lâu đến lượt khám.
- Không cho trẻ ăn no khi đến khám: Trong quá trình khám, có thể sẽ phát sinh một số vấn đề như bác sĩ yêu cầu làm các xét nghiệm, nội soi. Do đó, việc cho trẻ ăn hoặc ăn quá no sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Tốt nhất nếu bé nhịn ăn được thì nên không cho bé ăn hay uống gì cả.
- Nếu bé đang dùng thuốc cần mang theo đơn thuốc cùng các xét nghiệm, giấy tờ liên quan và sổ y bạ của bé, để bác sĩ biết rõ tình hình hiện tại cũng như các tiền sử bệnh lý mà bé mắc phải.
- Để tránh tình trạng cò mồi, ngoài hướng dẫn từ các y bác sĩ tại bệnh viện, không nghe theo hay nhận bất kỳ giấy tờ, lời dụ dỗ của người khác khi mang con em mình đi khám.
- Nên mua thuốc tại các quầy thuốc thuộc bệnh viện để không bị chém giá và mua được đúng loại thuốc mà bác sĩ kê cho bé nhà bạn.
Câu hỏi thường gặp khi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
Cắt amidan tại bệnh viện Nhi Đồng 1 phí bao nhiêu?
Viêm amidan là căn bệnh về đường hô hấp thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh gây ra bởi sự tấn công của vi khuẩn, virus khiến cho hệ miễn dịch tại vùng amidan bị suy giảm, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm amidan kéo theo các triệu chứng như đau rát cổ họng, khó nuốt, ho, sốt…. Bệnh tuy đơn giản nhưng nếu không được điều trị kịp thời, viêm amidan hoàn toàn có thể gây ra những rắc rối làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
Chi phí cắt amidan (giá không có BHYT) tại bệnh viện Nhi đồng 1 cụ thể như sau:
- Phẫu thuật cắt Amidan gây tê hoặc gây mê: 1.033.000 VNĐ
- Cắt Amidan bằng coblator: 2.033.000 VNĐ
Bệnh viện Nhi Đồng 1 có khám bệnh Thứ 7, Chủ Nhật không?
Bệnh viện Nhi Đồng 1 có khám bệnh vào Thứ Bảy, Chủ Nhật.
Tại khu D, E còn tổ chức khám ngoài giờ, hoạt động liên tục từ 16 đến 22 giờ hàng ngày; các ngày nghỉ (thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ) hoạt động từ 7 đến 22 giờ, khu khám theo yêu cầu tổ chức khám ngoài giờ tổng quát và các chuyên khoa. Riêng Đơn vị chủng ngừa theo yêu cầu và khám mắt, tai mũi họng chỉ làm việc buổi sáng ngày Thứ Bảy.
Bệnh viện Nhi Đồng 1 có thực hiện thẩm mỹ mắt cho trẻ không?
Tại Bệnh viện hiện có 2 khoa và khoa mắt và khoa phẫu thuật tạo hình, chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến khiếm khuyết và dị tật bẩm sinh ở mắt. Tuy nhiên, đối với việc thẩm mỹ mắt cho trẻ, bệnh viện chỉ khắc phục các khuyết điểm như: Sụp mí bẩm sinh, chỉnh hình cơ nâng mi. Còn đối với cắt mí mắt hoặc các phẫu thuật liên quan đến tạo hình mí mắt, góc mắt thì cần đợi cho trẻ trên 16 tuổi mới được thực hiện.
Đăng Ký Tư Vấn Bảo Hiểm
Viết bình luận
Nội quy : nhận xét có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu. Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần bị baned nick.
Bênh Viện Tương Tự
Bệnh viện Nhân dân 115
527, Đường Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí MinhBệnh viện Phạm Ngọc Thạch
120 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí MinhBệnh viện Nhân dân Gia Định
Số 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.HCMBệnh viện Đa khoa Hồng Đức
32/2 Thống Nhất, phường 10, Gò Vấp, TP.HCMBệnh Đại học Y dược TP HCM
215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TP HCMBệnh viện Quận Thủ Đức
Số 29, Đ. Phú Châu, P.Tam Phú, Q.Thủ Đức, TP. HCM.Bệnh viện Trưng Vương
266 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TPHCMBệnh viện Bình Dân
371 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, TP.Hồ Chí MinhBệnh viện Răng hàm mặt TP HCM
263 - 265 Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1, TP Hồ Chí MinhBệnh viện Từ Dũ
284 Cống Quỳnh - Phường Phạm Ngũ Lão - Quận 1 - TP. HCM
Có 0 bình luận