avatart

khach

icon

Tìm hiểu về Bollinger Bands - Cách áp dụng trong phân tích kỹ thuật cổ phiếu

Chứng khoán

- 26/03/2020

0

Chứng khoán

26/03/2020

0

Bollinger Bands là một công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến của những nhà đầu tư chứng khoán. Dải Bollinger đóng vai trò quan trọng việc phân tích mức độ biến động giá của cổ phiếu để quyết định mua hay bán.

Mục lục [Ẩn]

Bollinger Bands là gì?

Bollinger Bands là một công cụ trong phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán cho phép các nhà đầu tư nhận biết sự biến động của giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian (thường sử dụng kỳ tính toán 20 ngày).

Xem thêm: Chứng khoán là gì? Những điều cần biết về thị trường chứng khoán

Bollinger Bands bao gồm 3 đường chính:

  • Đường Middle Band (Đường trung binh ở giữa)
  • Đường Upper Band (Đường bên trên)
  • Đường Lower Band (Đường bên dưới)

Trong đó, các đường Upper Band và Lower Band được xác định bằng cách lấy đường trung bình SMA cộng/trừ 2 Standard deviations (Độ lệch chuẩn - Đơn vị đo lường sự biến động của giá, vai trò giúp các đường trong dải Bollinger sẽ phản ứng nhạy với biến động giá). Đường Middle band được xác định là đường SMA (thông thường là 20 ngày).

Xem thêm: RSI là gì? Cách áp dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán như nào?

 

thebank_bollingerbands_1572574802

Đường Bollinger Bands được cấu tạo như thế nào?

Cách giao dịch chứng khoán dựa theo Bollinger Bands

Đường giá xuống dải Bollinger dưới

Khi đường giá cổ phiếu giảm và chạm Lower band báo hiệu tín hiệu giá có thể bật tăng trở lại, cơ hội mua vào cổ phiếu hình thành.

Nhưng khi lượng cung vẫn còn lớn, giá cổ phiếu tiếp tục nằm ở Lower band trong một khoảng thời gian dài sẽ cho thấy tín hiệu giảm vẫn còn mạnh, nhà đầu tư nên cân nhắc quyết định có mua vào hay không.

Xem thêm: Tìm hiểu về chỉ báo Stochastic trong phân tích kỹ thuật cổ phiếu 

thebank_bands_1572574983

Cách sử dụng Bollinger Bands trong mua bán cổ phiếu

Đường giá lên dải Bollinger trên

Khi đường giá cổ phiếu tăng và chạm Upper band báo hiệu tín hiệu giá có thể giảm, đây là thời điểm nhà đầu tư nên thực hiện lệnh bán cổ phiếu.

Nhưng khi lượng cầu vẫn còn lớn, giá cổ phiếu tiếp tục nằm trên ở Upper Band trong một khoảng thời gian dài sẽ cho thấy tín hiệu tăng vẫn còn mạnh, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu cho đến khi có tín hiệu khác để bán ra chốt lời.

thebank_bollingerbands_1_1572575152

Bollinger Bands thể hiện các tín hiệu mua bán như nào?

Đường giá chạm các dải Bollinger rồi trở lại

Trường hợp đường giá cổ phiếu trong chu kỳ tăng và chạm vào Upper band nhưng đó lại xuất hiện đỉnh giá khác đi xuống và nằm trong dải Bollinger báo hiệu khả năng chấm dứt xu thế tăng giá. Tín hiệu cảnh báo đảo chiều này sẽ được khẳng định chắc chắn hơn khi đường giá tiến sát về đường Middle band.

Trường hợp đường giá cổ phiếu trong chu kỳ giảm và chạm vào Lower band nhưng sau đó xuất hiện đáy khác đi lên và nằm trong dải Bollinger báo hiệu khả năng chấm dứt xu thế giảm giá. Tín hiệu này cảnh báo đảo chiều và càng chắc chắn nếu đường giá tiến sát về đường Middle band.

Bollinger Band là một công cụ đắc lực giúp nhà đầu tư có thể nhận biết biến động giá của cổ phiếu đang diễn biến như nào. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, nhà đầu tư nên kết hợp với các chỉ báo khác để xác nhận tín hiệu mua bán cổ phiếu sao cho phù hợp.

Xem thêm: Chỉ báo MACD – Cách áp dụng trong phân tích đầu tư chứng khoán

Nếu còn vấn đề thắc mắc và cần tư vấn miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi theo đường dẫn dưới đây

Đăng ký tư vấn miễn phí

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn chứng khoán

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *