Bảo hiểm thất nghiệp có uỷ quyền được không?
Mục lục [Ẩn]
Nhiều người lao động sau khi nghỉ việc tiến hành các thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, một vài trường hợp bị vướng bận những công việc riêng không thể tự đi nộp hồ sơ hoặc nhận trợ cấp được. Nếu như vậy thì bảo hiểm thất nghiệp có được uỷ quyền không?
Vấn đề uỷ quyền nhận trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định pháp luật hiện hành, người lao động đóng đủ từ 12 tháng BHTN trở lên trong vòng 24 tháng trước khi nghỉ việc; đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
Khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về việc uỷ quyền nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp:
"2. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện."
Ngoài ra, cũng tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này, việc uỷ quyền nhận trợ cấp thất nghiệp cũng được nêu ra rất rõ ràng:
"4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn."
Như vậy, quy định của Nhà nước yêu cầu việc đăng ký trợ cấp thất nghiệp phải do người lao động trực tiếp thực hiện. Tuy nhiên, nếu bạn là một trong những đối tượng bất khả kháng như điều khoản trên đã nêu thì được phép uỷ quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc nhận hộ tiền trợ cấp thất nghiệp.
Vấn đề uỷ quyền bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
Đọc thêm:
Người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp sau thai sản không?
Cần mang gì khi đi nhận uỷ quyền trợ cấp thất nghiệp
Trường hợp người thân được uỷ quyền đi nhận trợ cấp thất nghiệp giúp người lao động thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
- Giấy uỷ quyền nộp hồ sơ hưởng BHTN (Mẫu 13-HSB);
- Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân của người được uỷ quyền;
- Hồ sơ hưởng BHTN của người uỷ quyền (Sổ BHXH (bản gốc) đã chốt được thời gian tham gia BHXH; Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân; Hợp đồng lao động/Hợp đồng làm việc đã hết thời hạn, xác nhận hoàn thành công việc; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật kỷ luật thôi việc; Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;...).
Khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ tiến hành nộp lên cơ quan có thẩm quyền và chờ đợi trong thời hạn giải quyết.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về chủ đề bảo hiểm thất nghiệp có uỷ quyền được không. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích với người lao động quan tâm.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất