5 trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
Mục lục [Ẩn]
Căn cứ Điều 12, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Để nhận được quyền lợi đó, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu là gì?
Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu là loại hợp đồng bảo hiểm không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được chia thành 2 loại:
- Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu toàn phần: Toàn bộ điều khoản, chính sách đã thỏa thuận trong hợp đồng bị vô hiệu nên không phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm.
- Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu từng phần: Một phần nội dung của hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung còn lại trong hợp đồng.
Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu là gì?
5 trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
“Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi nào?” là câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm. Căn cứ Khoản 1, Điều 22, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, có 5 trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu:
1. Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm
2. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại
3. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra
4. Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm
5. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật như:
- Hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
- Hợp đồng bảo hiểm giả tạo
- Doanh nghiệp bảo hiểm giao kết hợp đồng với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
- Hợp đồng bảo hiểm bị nhầm lẫn
- Khi một bên tham gia ký kết hợp động bảo hiểm bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép
- Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
- Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức
- Do có đối tượng không thể thực hiện được.
Tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết: 8 trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu.
Xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
Căn cứ Khoản 2, Điều 22, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định như sau:
“2. Việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Mà theo Điều 131, Bộ luật dân sự 2015 thì:
- Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập.
- Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Điều đó có nghĩa là, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả lại cho bên mua bảo hiểm khoản phí bảo hiểm mà họ đã đóng. Còn bên mua bảo hiểm sẽ phải trả lại số tiền mà doanh nghiệp bồi thường tương ứng với phần quyền lợi bị vô hiệu.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Như vậy, khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Vì vậy, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải không phải bồi thường nếu người được bảo hiểm gặp phải những rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm theo quy định trong hợp đồng.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất