Các nguyên tắc khi dùng thẻ tín dụng hiệu quả
Mục lục [Ẩn]
Thẻ tín dụng (Credit Card) là một loại thẻ ngân hàng cho phép bạn mượn tiền của ngân hàng để mua hàng với điều kiện bạn phải trả lại số tiền bạn tiêu trong một khoảng thời gian quy định.
Hay nói cách khác, đây là loại là thẻ được ngân hàng cấp cho một hạn mức tiền cố định, bạn có thể dùng thẻ để chi tiêu trước sau đó trả tiền lại cho ngân hàng khi đến hạn.
Tham khảo: So sánh thẻ tín dụng các ngân hàng hiện nay
Hiện nay số người dùng thẻ tín dụng ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi và những lợi ích hấp dẫn khi mua sắm bằng thẻ. Tuy nhiên để sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả bạn cần nhớ 5 nguyên tắc dưới đây.
Không để lộ thông tin thẻ
Khác với thẻ ghi nợ nội địa ATM, các thẻ tín dụng không cần phải nhập mã khi giao dịch tại quầy thanh toán. Mặt khác, nếu biết được thông tin ở mặt trước của thẻ là đã có thể giao dịch thanh toán online tại các website bán hàng dù không cần biết có phải chủ thẻ hay không.
Do đó phải tuyệt đối giữ bí mật thông tin mặt trước thẻ, vì các tổ chức tín dụng khi yêu cầu đối chiếu trong vay vốn cũng chỉ yêu cầu mặt sau.
Tuy nhiên, với tâm lý người Việt Nam thì việc cho mượn thẻ để giao dịch diễn ra rất thường xuyên. Các tổ chức luôn có ưu đãi giá cả nếu thanh toán bằng thẻ tín dụng vì vậy nhiều người muốn tham gia chương trình ưu đãi thường mượn thẻ của người thân, bạn bè. Cho người nhà mượn thẻ để thanh toán nhưng họ lại vứt thẻ linh tinh.
Một số người thậm chí còn chụp ảnh chiếc thẻ chia sẻ trên mạng xã hội mà quên không làm mờ các chữ số in trên đó. Tất cả đều rất nguy hiểm.
Xem thêm: Thẻ tín dụng có bao nhiêu số và dãy số này quan trọng thế nào?
Theo một thống kê bảo mật của Las, khoảng 80% thông tin cá nhân bị đánh cắp do khách hàng lơ là khi thanh toán. Nhiều người đưa thẻ ra giao dịch hớ hênh trong khi kẻ gian hoàn toàn có thể chụp lại thông tin một cách dễ dàng. Hoặc cứ đưa thẻ cho nhân viên thu ngân mà không quan sát.
Không nên mở nhiều thẻ tín dụng
Với thẻ ATM, đôi lúc khuyến mãi mở thẻ, công ty trả lương nên một người mở cả chục thẻ là điều thường xảy ra. Điều này không gây hại gì tuy nhiên thói quen xấu này áp dụng vào thẻ tín dụng là không nên. Sở hữu nhiều thẻ của tổ các tổ chức tài chính sẽ nguy hiểm nếu người dùng không biết các kiểm soát, ảnh hưởng đến ví tiền của bạn do chi tiêu quá đà.
Theo tư vấn của một nhân viên mở thẻ tín dụng, mỗi người chỉ nên có nhiều nhất 2 thẻ. Bên cạnh đó, xếp hạng tín dụng (CIC) của cá nhân, một tiêu chí rất quan trọng khi bạn đi vay vốn ngân hàng sẽ không được đánh giá cao để duyệt vay khi bạn sở hữu quá nhiều thẻ tín dụng.
Nếu đã được cấp hạn mức tín dụng lớn, bạn chỉ nên mở một thẻ. Không nên lưu ý đến các quảng cáo hấp dẫn như "không tốn phí mở thẻ, xét duyệt nhanh chóng, không có phí thường niên" rồi tự làm khó mình. Các Ngân hàng thường chỉ miễn phí thường niên năm đầu tiên và các loại phí liên quan đến thanh toán thẻ tín dụng thường rất cao so với thông thường.
Xem thêm: Làm 2 thẻ tín dụng có được không?
Những nguyên tắc dùng thẻ tín dụng
Hiểu bản chất của thẻ tín dụng
Quẹt thẻ ghi nợ thì trừ theo số dư có sẵn trong tài khoản. Ngược lại, khi thanh toán bằng thẻ tín dụng thì bản chất là bạn đang tiêu tiền đi vay của ngân hàng. Nhưng không ít khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ thường không để ý đến vấn đề này, không thoát được "cạm bẫy" do mua sắm, vô tư thanh toán thả ga mà không lo "bất ngờ nho nhỏ" vào cuối tháng thanh toán.
Tham khảo: 3 thời điểm không nên quẹt thẻ tín dụng
Lãi suất các ngân hàng tính cho thẻ tín dụng thường khá cao, từ 20 - 30% một năm. Trong khi đa số chỉ thanh toán số dư tối thiểu yêu cầu của thẻ chứ không thanh toán hết. Số dư còn lại trả dần và sẽ được tính lãi toàn bộ.
Vì vậy, cần suy nghĩ cẩn thận và chỉ chi tiêu số tiền mà chắc chắn hoàn trả lại trong tháng, nếu không muốn trở thành con nợ, từ đó dính sâu vào nợ nần. Thực tế, có rất nhiều người cũng đột nhiên bị nợ xấu vì thẻ tín dụng do thanh toán chậm sau tối đa 45 ngày.
Hạn chế rút tiền mặt
Vai trò chủ đạo của thẻ tín dụng là thanh toán chứ không phải rút tiền mặt vì phí rút tiền thường rất cao (3 - 4% số tiền rút). Ngay khi rút tiền thẻ tín dụng, số tiền đó sẽ bị tính lãi như một khoản vay cá nhân với lãi suất theo thời điểm rút tiền. Không được quên điều này nếu không muốn chịu thiệt đôi đường so với việc đi vay.
Ngoài ra, cũng có một số người mở thẻ chỉ để rút tiền bất chấp phí cao do cần tiền mặt nhưng ngại thủ tục vay tiêu dùng hoặc bí nguồn, muốn nhanh gọn. Nên hạn chế phương pháp này và chỉ dùng trong trường hợp bất khả kháng, không dùng cho ham muốn chi tiêu nếu không sẽ tự đưa mình vào vòng xoáy nợ nần
Nên nhớ ngày thanh toán
Hình thức chi tiêu trước trả tiền sau của thẻ tín dụng còn khá mới mẻ với số đông khách hàng hiện nay so với khách hàng truyền thống. Trước đây sử dụng thẻ ghi nợ thông thường không để ý đến phần trả lại cho ngân hàng nên chuyển qua hình thức mới thường quên ngày thanh toán thẻ. Trong khi phí trả chậm cũng không hề thấp và các khoản đã chi tiêu không trả đúng hạn là lập tức được tính lãi rồi.
Quan trọng hơn hết là bạn sẽ bị đưa vào nhóm nợ xấu nếu thanh toán chậm. Vì vậy khi đã sử dụng thẻ tín dụng phải có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, lập kế hoạch hay nhắc nhở trên ghi chú hoặc điện thoại, tránh xảy ra trường hợp trả muộn. Phải chủ động thanh toán thẻ tín dụng khi có đủ tiền.
Trên đây là 5 nguyên tắc cần thiết giúp bạn dùng thẻ tín dụng hiệu quả hơn. Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết hơn có thể gửi yêu cầu tới chuyên gia TheBank để được hỗ trợ tư vấn miễn phí:
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất