avatart

khach

icon

5 Bước đơn giản khiến bạn không bị mất phí "oan" khi dùng thẻ tín dụng

Kiến thức thẻ tín dụng

- 26/06/2019

0

Kiến thức thẻ tín dụng

26/06/2019

0

Hầu hết tất cả chúng ta đều có thể quên ngày thanh toán. Bạn có thể thanh toán ngắn hạn thì mức phạt không đáng lo nhưng nếu kéo dài thì đó là cả một vấn đề. Cách tốt nhất bạn phải thanh toán hết những khoản nợ của từng tháng, nếu không dư nợ thì sẽ không có lãi suất.

Mục lục [Ẩn]

Thẻ tín dụng là loại thẻ hiện đang được ưa chuộng nhờ tính năng thanh toán, chi tiêu trước trả nợ sau. Chính sự tiện lợi thanh toán thay tiền mặt mà thẻ tín dụng đang rất được khách hàng ưu tiên lựa chọn. Trong việc sử dụng thẻ tín dụng thanh toán, mua sắm không ít chủ thẻ đã bị mất tiền, mất phí “oan”. Vậy làm cách nào để không bị mất phí "oan" khi dùng thẻ tín dụng? Hãy cùng tìm hiểu ngay 5 bước đơn giản sau:

Trả hết dư nợ hiện có trong tài khoản

Hầu hết tất cả chúng ta đều có thể quên ngày thanh toán. Bạn có thể thanh toán ngắn hạn thì mức phạt không đáng lo nhưng nếu kéo dài thì đó là cả một vấn đề.

Do đó, cách tốt nhất bạn phải thanh toán hết những khoản nợ của từng tháng. Nếu không dư nợ thì sẽ không có lãi suất.

Đọc ngay: 3 cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

5 Bước đơn giản khiến bạn không bị mất phí

5 Bước đơn giản khiến bạn không bị mất phí "oan" khi dùng thẻ tín dụng

Hạn chế rút tiền mặt qua thẻ tín dụng

Khi sử dụng thẻ tín dụng chủ thẻ có thể rút tiền mặt trước và thanh toán sau rất thuận lợi. Hiện nay bạn có thể rút tiền mặt tới 70% hạn mức tín dụng được cấp.

Nhưng bạn nên nhớ, không thể nào lấy tiền mặt mà không đánh đổi một thứ gì đó. Thẻ tín dụng được ngân hàng cấp nhằm khuyến khích bạn thanh toán không dùng tiền mặt, do đó nếu bạn dùng thẻ để rút tiền mặt sẽ phải chịu mức phí 2 - 4% số tiền được rút, tuỳ theo thời điểm thị trường và quy định của từng ngân hàng.

Lời khuyên dành cho các chủ thẻ tín dụng để tránh mất các khoản phí “oan” khi sử dụng là hãy hạn chế việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng.

Xem thêm: Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng - Hiểm họa khó lường khách hàng cần nắm

Biết được khi nào kỳ hạn không lãi suất kết thúc

Phần lớn những loại thẻ tín dụng hiện nay có khoảng thời gian miễn lãi suất lên đến 45 ngày, thậm chí có những loại thẻ thời gian miễn lãi lên đến 55, 60 ngày.

Với khoảng thời gian này, những giao dịch của bạn sẽ không bị tính lãi suất ngân hàng. Do đó, hãy lợi dụng khoảng thời gian này và thanh toán hết dư nợ trước khi bị tính lãi. Quan trọng là bạn phải biết được ngày tính lãi suất hàng tháng vào ngày nào, vì sau ngày đó bạn sẽ bị tính lãi.

Thường các ngân hàng sẽ quy định ngày thanh toán là mùng 10 hoặc 15 tùy từng ngân hàng.

Đừng bỏ qua: Lãi suất thẻ tín dụng và cách tránh bị tính lãi hiệu quả

Trả hóa đơn tín dụng đúng hạn

Đối với khách hàng, phí chậm thanh toán hoàn toàn có thể tránh được. Theo đó, bạn chỉ cần để ý một chút đã có thể tiết kiệm vài trăm nghìn đồng mỗi năm có khi đến hơn 1 triệu đồng tùy theo từng loại thẻ. Đây là một trong những bước giúp các chủ thẻ tránh được việc mất phí không đáng có.

Đọc ngay: Phí trả chậm thẻ tín dụng là gì? Cách ngân hàng tính phí trả chậm

Theo dõi các mức chi tiêu và tránh vượt quá hạn mức của mình

Với mỗi một lần bạn vượt quá hạn mức, ngân hàng sẽ thu phí vượt hạn mức ngay tức thì. Thực tế, nếu bạn muốn sử dụng quá hạn mức và được ngân hàng cấp cũng chẳng có vấn đề gì. Bên ngân hàng cho phép bạn quẹt lố hạn mức cho phép với điều kiện bạn sẽ phải đóng thêm khoản phí vượt hạn mức tín dụng trên phần tiền vượt.

Tuỳ từng ngân hàng quy định, với mức phí này bạn có thể được quy định một hạn mức cụ thể, hay được tính phần trăm trên số tiền vượt hạn mức tín dụng. Nếu bạn không muốn sử dụng thêm hạn mức thì chỉ cần bỏ ra một chút thời gian theo dõi các khoản chi tiêu của mình thì sẽ không phải trả các khoản phí này nữa.

Xem thêm:

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp ích để bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất. Từ đó tránh được những khoản phí “oan” gây mất an tâm khi chi tiêu, mua sắm.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn thẻ tín dụng

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH THẺ TÍN DỤNG

Số mức thu nhập

Chọn số mức thu nhập

Hình thức nhận lương

Chọn hình thức nhận lương

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *