Giới thiệu
Vốn điều lệ của ngân hàng Phát triển Việt Nam là 30.000 tỷ đồng. VDB là ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được hưởng rất nhiều chính sách hỗ trợ từ Nhà nước như:
- Được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý
- Được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán
- Được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%
- Không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Cơ cấu tổ chức quản lý của VDB bao gồm:
- Hội đồng quản trị: cơ quan quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đây là cơ quan quan được nhân danh Ngân hàng Phát triển Việt Nam để đưa ra quyết định, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng (trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu và Bộ Tài Chính).
Đồng thời Hội đồng quản trị cũng phải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, Bộ Tài Chính trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- Ban kiểm soát: gồm 3 thành viên, trong đó có 1 thành viên làm Trưởng Ban, có nhiệm vụ nhiệm vụ kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định nội bộ, quy định của pháp luật...
Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc: Tổng giám giám đốc là người đại diện pháp luật của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, có trách nhiệm điều hành các hoạt động của ngân hàng và phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện quyền nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong suốt nhiệm kỳ được bổ nhiệm.
Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm:
- Huy động vốn
- Tín dụng
- Ủy thác và nhận ủy thác
- Tham gia thị trường liên ngân hàng
- Tổ chức thanh toán nội bộ
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngoại hối và các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng
- Thực hiện hoạt động ngoại hối
- Tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao
Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định số 369/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hàng nêu rõ chiến lược phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các mục tiêu cụ thể như sau:
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2013 - 2020 bình quân khoảng 10%/năm, quy mô tài sản của VDB đến năm 2020 đạt khoảng 500.000 tỷ đồng.
- Xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động của Ngân hàng, có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của VDB cho phù hợp với từng giai đoạn.
- Nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ:
- Xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của VDB
- Xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chương trình
- Tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020 - 2030 ở mức dưới 3%.
- Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ trợ phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình mục tiêu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định
- Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bao gồm cả cho vay thỏa thuận đối với các đối tượng này trong những điều kiện nhất định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và từng bước giảm cấp bù của ngân sách nhà nước tiến tới tự chủ về tài chính.
- Hoàn thiện mô hình quản trị và tổ chức bộ máy phù hợp với tính chất, đặc thù của ngân hàng chính sách
- Chuẩn hóa và chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro
- Tăng cường kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.
Xem chi tiết Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại đây.
Tra cứu chi nhánh và ATM
- Chi nhánh
- ATM
Danh sách chi nhánh ngân hàng VDB theo tỉnh thành
- TP Cần Thơ (1)
- Gia Lai (1)
- Đồng Tháp (1)
- TP Hải Phòng (1)
- Khánh Hòa (1)
- Lai Châu (1)
- Hà Nam (1)
- Lâm Đồng (1)
- Hòa Bình (1)
- Phú Yên (1)
- Tây Ninh (1)
- Quảng Ninh (1)
- Bình Dương (1)
- Trà Vinh (1)
- Sơn La (1)
- Thanh Hóa (1)
- Bạc Liêu (1)
- Bình Định (1)
- Thừa Thiên Huế (1)
- Điện Biên (1)
- Vĩnh Long (1)
- Hà Giang (1)
- Hải Dương (1)
- Kon Tum (1)
- Ninh Thuận (1)
- Lạng Sơn (1)
- TP Hà Nội (1)
- Ninh Bình (1)
- Bắc Ninh (1)
- Phú Thọ (1)
- Thái Nguyên (1)
- Quảng Ngãi (1)
- Bình Phước (1)
- Tiền Giang (1)
- Tuyên Quang (1)
- Yên Bái (1)
- Bà Rịa - Vũng Tàu (1)
- TP Đà Nẵng (1)
- Bình Thuận (1)
- Quảng Trị (1)
- Đồng Nai (1)
- Đắk Lắk (1)
- Hà Tĩnh (1)
- Hưng Yên (1)
- Kiên Giang (1)
- Nam Định (1)
- Lào Cai (1)
- Vĩnh Phúc (1)
- Nghệ An (1)
- TP HCM (1)
- Quảng Bình (1)
- Bắc Kạn (1)
- Bến Tre (1)
- An Giang (1)
- Sóc Trăng (1)
- Thái Bình (1)
- Cà Mau (1)
- Bắc Giang (1)
- Quảng Nam (1)
- Cao Bằng (1)
Gặp tư vấn viên
Tỉnh/Thành phố: | Bình Dương |
Dịch vụ tư vấn: | |
Kinh nghiệm: | 1 năm |
Tỉnh/Thành phố: | TP HCM |
Dịch vụ tư vấn: | |
Kinh nghiệm: | 11 năm |
Tỉnh/Thành phố: | Hà Nội |
Dịch vụ tư vấn: | |
Kinh nghiệm: | 4 năm |
Tỉnh/Thành phố: | Hà Nội |
Dịch vụ tư vấn: | |
Kinh nghiệm: | 2 năm |
Tỉnh/Thành phố: | Phú Thọ |
Dịch vụ tư vấn: | |
Kinh nghiệm: | 12 năm |