avatart

khach

icon

Cách tính lãi vay tiêu dùng trả góp tại ngân hàng thương mại hiện nay

Kiến thức vay tiêu dùng

- 16/09/2019

0

Kiến thức vay tiêu dùng

16/09/2019

0

Bên cạnh lãi suất vay, một trong những vấn đề quan trọng nhất mà bất kỳ khách hàng nào khi đi vay tiêu dùng trả góp cũng cần nắm vững đó là cách thức tính lãi.

Mục lục [Ẩn]

Vay tiêu dùng trả góp là gì?

Vay tiêu dùng trả góp là hình thức vay vốn khá phổ biến hiện nay, khách hàng dễ dàng vay được một khoản tiền để thực hiện những mục đích tiêu dùng mà mình nhắm tới, không cần thế chấp tài sản. Khoản tiền đó sẽ được trả góp theo hàng tháng cho đến khi hết số dư. Thời gian trả nợ quý khách được chủ động chọn từ 06 đến 36 tháng.

Đọc thêm: Vay tiêu dùng là gì? Những thông tin khách hàng cần nắm

Lợi ích của vay tiêu dùng trả góp

Với hình thức vay tiêu dùng trả góp này, khách hàng được hưởng các lợi ích như sau:

  • Có ngay hàng hóa, dịch vụ để sử dụng, tiêu dùng mặc dù trong túi chưa có đủ tiền. Số tiền còn vay nợ lại sẽ được trả dần phù hợp với thu nhập của họ
  • Giải ngân nhanh chóng (Các công ty tài chính hỗ trợ vốn sau 1 ngày, 1 tiếng, có khi chỉ 15 phút), đáp ứng tốt những nhu cầu tiêu dùng nhanh của cá nhân
  • Tiện lợi, thủ tục nhanh gọn, đơn giản
  • Số tiền cho vay có thể lên đến 500 triệu như tại CitiBank, VPBank
  • Kỳ hạn vay linh hoạt từ 12 đến 60 tháng

Lãi suất vay tiêu dùng trả góp tại các ngân hàng thương mại

Hiện nay, các ngân hàng thương mại có rất nhiều ưu đãi khi vay tiêu dùng trả góp, mức lãi suất dao động từ 15% - 25%/năm.

Tuy nhiên, khách hàng cũng cần lưu ý tính toán các khoản lãi phải trả để có thể có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện tài chính của bản thân.

Các phương pháp tính lãi suất

Phương pháp tính lãi đơn

Theo phương pháp này, vốn gốc của người đi vay trả góp phải trả từng định kỳ, được tính đều nhau bằng cách lấy vốn ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán. Còn lãi phải trả mỗi kỳ được tính trên số tiền khách hàng thực sự nợ ngân hàng.

Chẳng hạn hiện nay, mức lãi suất cho vay tiêu dùng trả góp tại NHTM X đưa ra là 14%/năm và NHTM Y là 10%/năm. Thoạt nhìn, khách hàng sẽ chọn vay vốn tại NHTM Y, do mức lãi suất cho vay của ngân hàng này thấp hơn NHTM X, tức là số tiền khách hàng phải trả hàng tháng thấp hơn ngân hàng X.

Tuy nhiên, khi đến kỳ hạn trả nợ, nhiều khách hàng không khỏi ngỡ ngàng với số tiền lãi thực tế phải trả lớn hơn lãi suất niêm yết.

Ví dụ, ông A đến NHTM X làm thủ tục vay tiêu dùng 400 triệu đồng trong 4 năm để mua sắm nội thất cho gia đình. Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng của ngân hàng X đồng ý cho ông A vay với lãi suất 14%/năm. Kỳ hạn trả nợ là 1 năm, số tiền phải trả lãi được tính theo phương pháp lãi đơn (bảng 1).

Phương pháp tính lãi đơn

Phương pháp tính lãi đơn

Bảng 1 cho thấy, lãi được tính trên dư nợ còn lại của khách hàng, tiền lãi sẽ giảm dần theo thời gian. Phương pháp tính lãi đơn tuân theo nguyên tắc, khách hàng nợ bao nhiêu lãi trả bấy nhiêu. Điều này liên quan đến lãi suất hiệu dụng: Với mức lãi suất danh nghĩa 14%/năm của ngân hàng X niêm yết thì lãi suất hiệu dụng cũng đúng bằng 14%/năm.

Tuy nhiên, phương pháp lãi đơn này có một nhược điểm là nguồn trả nợ của khách hàng vay tiêu dùng chủ yếu là từ lương và thu nhập định kỳ, đây là nguồn thu nhập đều qua các kỳ hạn. Với phương pháp tính lãi này, áp lực trả lãi cho khách hàng ở những kỳ đầu tiên là rất lớn, gây căng thẳng về tài chính cho khách hàng và gây khó khăn cho khách hàng trong việc trả nợ cho ngân hàng.

Phương pháp tính lãi gộp

Để khắc phục nhược điểm của cách tính lãi đơn trên, các NHTM đã đưa ra phương pháp tính lãi thứ hai (phương pháp gộp). Theo phương pháp gộp, lãi được tính bằng cách lấy vốn gốc nhân với lãi suất và thời hạn vay, sau đó gộp vào vốn gốc rồi chia cho số kỳ hạn phải thanh toán để tìm số tiền phải thanh toán ở mỗi định kỳ.

Cụ thể, tính theo công thức sau:

T = (V+L)/N

Với L= V x R x N

Trong đó:

T: Số tiền phải thanh toán cho ngân hàng ở mỗi kỳ hạn

L: Chi phí tài trợ, bao gồm lãi vay phải thanh toán và các chi phí khác có liên quan

V: Vốn gốc

N: Số kỳ hạn

R: Lãi suất tính cho mỗi kỳ hạn

Với trường hợp trên, giả định ông A không vay vốn tại NHTM X mà vay vốn tại NHTM Y với mức lãi suất thấp hơn là 10%/năm. NHTM Y tính lãi phải trả cho ông A theo phương pháp gộp. Áp dụng theo công thức trên ta có: L = 400 x 10% x 4 = 160 triệu đồng. Như vậy, tổng số lãi ông X phải trả cho NHTM Y là 160 triệu đồng, cao hơn 20 triệu đồng so với NHTM X (mỗi kỳ phải trả số lãi là 40 triệu đồng).

Theo phương pháp gộp này, NHTM Y đã thực hiện cào bằng tổng lãi cho tất cả các kỳ hạn mà ông A phải trả số tiền lãi bằng 40 triệu. Tuy nhiên, tổng tiền lãi ông A phải thanh toán cho NHTM Y là 160 triệu đồng (Bảng 2).

Phương pháp tính lãi gộp

Phương pháp tính lãi gộp

Từ ví dụ trên cho thấy, để NHTM X và NHTM Y cạnh tranh công bằng với nhau, khi tính lãi theo phương pháp gộp thì NHTM Y sẽ phải điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ 10%/năm, xuống còn 8,75%/ năm. Như vậy, nhìn vào mức lãi suất cho vay mà hai ngân hàng trên đưa ra, khách hàng thấy có sự chênh lệch đáng kể, lãi suất theo dư nợ ban đầu (dư nợ gốc) hấp dẫn hơn so với lãi suất tính theo dư nợ giảm dần (dư nợ thực tế). Tuy nhiên, thực tế số tiền khách hàng phải trả khi ngân hàng tính lãi theo dư nợ ban đầu cao hơn rất nhiều so với việc tính lãi theo dư nợ thực tế.

Tìm hiểu thêm: Cách tính lãi suất trên dư nợ gốc và trên dư nợ giảm dần trong vay tiêu dùng

Sau khi đã nắm rõ về 2 cách tính lãi suất ở trên, khách hàng hãy nhanh chóng tìm hiểu chi tiết lãi suất, đặc điểm, thủ tục vay trả góp của các tổ chức cho vay uy tín nhất hiện nay để sớm tiếp cận được nguồn vốn vay mong muốn. Hãy ĐĂNG KÝ NGAY để được tư vấn thông tin chi tiết.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (3 lượt)

5 (3 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay tín chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *