avatart

khach

icon

Hướng dẫn cách tra cứu CIC cá nhân đơn giản

Kiến thức vay vốn

- 13/01/2023

0

Kiến thức vay vốn

13/01/2023

0

Tra cứu CIC cá nhân là một trong những cách nhanh chóng, đơn giản giúp bạn kiểm tra lịch sử tín dụng và kiểm tra xem mình có đủ điều kiện để đăng ký vay vốn hoặc làm thẻ tín dụng không.

Mục lục [Ẩn]

CIC (Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam) là lưu trữ lịch sử tín dụng bao gồm các khoản vay, lịch trả nợ, thời gian trả nợ, dư nợ hiện tại của cá nhân, tổ chức có hoạt động tín dụng tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Thông tin tín dụng của khách hàng sẽ được lưu giữ trên CIC ít nhất là 5 năm, không chỉ các tổ chức tín dụng có thể truy cập, cá nhân cũng có thể dễ dàng kiểm tra lịch sử tín dụng của mình bao gồm các giao dịch, các khoản nợ xấu (nếu có)...

Các cách tra cứu CIC cá nhân

Để tra cứu CIC cá nhân, khách hàng có thể thực hiện một trong các cách sau:

Tra cứu thông tin tín dụng cá nhân trên website CIC

Khách hàng có thể dễ dàng tra cứu thông tin tín dụng cá nhân tại website của CIC bằng các bước sau:

Bước 1: Truy cập website để tra cứu CIC: TẠI ĐÂY

  • Nếu bạn đã có tài khoản tại CIC, chọn nút "Đăng nhập".
  • Nếu chưa đăng kí tài khoản tại CIC, chọn nút “Khai thác nhu cầu vay”. 

Khai thác nhu cầu vay

Bước 2: Tiến hành đăng kí thông tin cá nhân. Điền các thông tin yêu cầu để đăng kí theo hướng dẫn trên màn hình. Sau đó nhấn “Tiếp tục” để thực hiện các bước tiếp theo.

Lưu ý: Khách hàng nên nhập email và SĐT thực để không bỏ lỡ các thông báo quan trọng từ CIC.

Đăng kí tài khoản cá nhân

Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký, chọn “Đồng ý” để chấp nhận các điều khoản cam kết. Sau đó nhấn “Tiếp tục” để thực hiện bước tiếp theo.

Nhập mã OTP

Sau 1 ngày làm việc, bên CIC sẽ có người gọi lại cho bạn để xác nhận thông tin, nếu đúng chính chủ thì sẽ trả kết quả tra CIC qua email cho khách hàng.

Tra cứu thông tin tín dụng cá nhân tại app CIC Credit Connect

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng App CIC Credit Connect để kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân của mình. Đây là ứng dụng được phát triển bởi chính CIC, cho phép khách hàng dễ dàng kiểm tra CIC online.

Tải App về điện thoại:

Giao diện app iCIC trên Appstore

(Nguồn ảnh: Internet)

Bước 1: iCIC đưa ra yêu cầu về truy cập thông tin người dùng. Khách hàng đọc kỹ và nhấn chọn "Tiếp" để thực hiện các bước đăng ký tiếp theo.

iCIC đưa thông tin đến người dùng

(Nguồn ảnh: Từ app CIC Credit Connect)

Bước 2: Đăng ký tài khoản theo hướng dẫn, điền các thông tin đầy đủ và chính xác theo yêu cầu như Họ tên theo CMND/CCCD, số điện thoại, email...

Đăng ký tài khoản

(Nguồn ảnh: Từ app Credit Connect)

Bước 3: Đăng nhập bằng số điện thoại và mật khẩu vừa đăng ký ở bước trên. 

Đăng nhập tài khoản

(Nguồn ảnh: Từ app CIC Credit Connect)

Bước 4: Chọn Khai thác báo cáo để bắt đầu tra CIC

- Xác thực khai thác báo cáo bằng Mật khẩu/Vân tay/ Face ID

- Chọn Khai thác BC và xác nhận OTP để kiểm tra lịch sử tín dụng

Khai thác báo cáo tín dụng

(Nguồn ảnh: Từ app CIC Credit Connect)

Sau đó, hệ thống sẽ trả về kết quả kiểm tra tín dụng cá nhân  trên CIC. Tùy vào thông tin tín dụng tra cứu được mà kết quả hiển thị sẽ khác nhau, chẳng hạn:

- Đối với trường hợp khách hàng không có nợ xấu, hệ thống sẽ hiển thị kết quả như sau:

Báo cáo kết quả CIC(Nguồn ảnh: Internet)

- Đối với trường hợp khách hàng có nợ xấu, hệ thống sẽ hiển thị thông báo gồm bảng đánh giá điểm tín dụng, bảng giải thích điểm tín dụng và xếp loại rủi ro, cụ thể như sau:

báo cáo nợ xấu trên app cic credit connect

(Nguồn ảnh: Internet)

Tra cứu nợ xấu cá nhân thông qua ngân hàng/tổ chức tài chính

Ngoài hai cách thức trên khách hàng còn có thể kiểm tra xem mình có bị nợ xấu hay không thông qua ngân hàng/tổ chức tài chính. Trước khi cho vay bất kỳ khách hàng nào thì ngân hàng/tổ chức tài chính sẽ thực hiện kiểm tra lịch sử tín dụng của người vay trên CIC trước. Nếu người vay không có nợ xấu ngân hàng/tổ chức tài chính sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ vay vốn. Ngược lại khi khách hàng có nợ xấu, ngân hàng/tổ chức tài chính sẽ từ chối cho vay.  

Tuy nhiên khách hàng cần lưu ý, cách này chỉ có thể thực hiện khi đăng ký khoản vay tại ngân hàng/công ty tài chính, bạn không thể chủ động kiểm tra. Đặc biệt, dù các tổ chức tín dụng thông báo thông tin về nợ xấu cho khách hàng khi đăng ký vay vốn nhưng bạn vẫn nên chủ động tự kiểm tra CIC cá nhân để tránh mất thời gian.

Nên làm gì khi bị nợ xấu?

Dưới đây là một số lưu ý mà khách hàng có thể thực hiện khi biết mình vướng phải nợ xấu:

  • Kiểm tra lại thông tin về khoản vay, đối với trường hợp bạn không vay tiền của ngân hàng hay công ty tài chính nhưng vẫn có nợ xấu cần liên lạc ngay với ngân hàng/công ty tài chính để làm rõ về khoản nợ để có hướng giải quyết.
  • Trong trường hợp đã kiểm tra thông tin về khoản nợ, cần cố gắng sắp xếp để thanh toán số tiền nợ càng nhanh càng tốt. Một số phương án mà khách hàng có thể tham khảo là:
    • Thu xếp trả nợ gốc và lãi hàng tháng theo đúng lịch của ngân hàng để tránh trường hợp lãi dồn, số tiền phải trả ngày càng tăng.
    • Bán một số loại tài sản có giá trị để bù vào khoản vay.
    • Thương lượng với ngân hàng để gia hạn khoản vay, tránh trường hợp để lãi quá hạn.

Ngoài ra khách hàng cũng cần lưu ý:

  • Đối với các khoản nợ xấu của khoản vay giá trị dưới 10 triệu đồng thì ngay khi khách hàng tất toán, trả hết nợ, CIC sẽ không cung cấp thông tin lịch sử nợ xấu của khách hàng nữa. Do đó bạn cần nhanh chóng thanh toán các khoản nợ này càng sớm càng tốt.
  • Đối với các khoản vay giá trị lớn hơn 10 triệu đồng thì sau khi tất toán nợ vay CIC sẽ xóa thông tin nợ xấu cho khách hàng sau 5 năm. Vì vậy điểm cốt lõi để được xóa thông tin nợ xấu trên CIC đó là bạn phải nhanh chóng trả toàn bộ số tiền còn nợ cho ngân hàng và tổ chức tín dụng.
  • Đặc biệt không nên sử dụng các dịch vụ xóa nợ xấu CIC được quảng cáo rầm rộ hiện nay vì nguy cơ bị lừa đảo và vướng phải các khoản nợ mới là rất cao.

Tra cứu CIC cá nhân là thao tác quan trọng giúp cho khách hàng nắm được thông tin về lịch sử tín dụng của mình, để từ đó cân nhắc phương án phù hợp khi có nhu cầu vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4 (23 lượt)

4 (23 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay tín chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *