avatart

khach

icon

Khác biệt giữa Vay tín chấp và vay thế chấp và lựa chọn nào phù hợp hơn?

Kiến thức vay vốn

- 24/05/2023

0

Kiến thức vay vốn

24/05/2023

0

Vay thế chấp và vay tín chấp là hai hình thức cho vay phổ biến do các tổ chức tài chính cung cấp. Vậy vay thế chấp khác với vay tín chấp như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Vay tín chấp và vay thế chấp là gì?

Vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp (tên tiếng Anh là unsecured loans) là một hình thức cho vay mà khách hàng không phải thế chấp bất cứ tài sản đảm bảo nào. Thay vào đó, khách hàng dùng chính uy tín cá nhân của mình để vay vốn.

Ngân hàng sẽ căn cứ vào thu nhập, lịch sử tín dụng và khả năng trả nợ của khách hàng để xét duyệt khoản vay. 

Ví dụ: Khách hàng A có thu nhập 10 triệu đồng/tháng, lương được chuyển trả vào tài khoản VIB. Khách hàng A có nhu cầu vay tín chấp tại VIB với số tiền 200 triệu đồng. Lúc này VIB sẽ căn cứ vào thu nhập, điểm tín dụng và khả năng trả nợ của khách hàng A để đưa ra quyết định có phê duyệt khoản vay.

Vay tín chấp là hình thức đáp ứng nhu cầu tài chính phục vụ cho các mục đích tiêu dùng cá nhân như mua sắm, tiêu dùng, đóng học phí, viện phí, tổ chức đám cưới, đi du lịch... Một khoản vay tín chấp thường dao động từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc có thể hơn tùy đối tượng vay vốn. Thời hạn cho vay linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng.

Các hình thức vay tín chấp

Hiện nay, vay tín chấp được các tổ chức tín dụng (ngân hàng/công ty tài chính) triển khai cho vay theo các hình thức sau: 

  • Vay tín chấp theo lương chuyển khoản
  • Vay tín chấp theo lương tiền mặt 
  • Vay tín chấp theo Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
  • Vay theo Cà vẹt xe
  • Vay theo Hóa đơn tiền điện
  • Vay theo Sao kê thẻ tín dụng
  • Vay theo Hợp đồng tín chấp
  • Vay theo CMND/CCCD/Hộ khẩu

vay tín chấp

Hình thức vay tín chấp không cần thế chấp tài sản

Vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp (tên tiếng Anh là Mortgage loans) là hình thức vay tiền yêu cầu người vay phải có tài sản có giá trị như nhà, đất đai, xe, tài sản cầm cố hoặc các giấy tờ có giá trị… hoặc tài sản hình thành trong tương lai để làm tài sản thế chấp cho khoản vay.

Ngân hàng sẽ thẩm định giá trị của tài sản thế chấp để quyết định hạn mức cho vay. Đối với vay thế chấp, hạn mức cho vay có thể dao động từ 70% - 100% giá trị tài sản thế chấp.

Trong quá trình thế chấp, tài sản đảm bảo vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu của khách hàng. Khách hàng vẫn sẽ được quyền sử dụng tài sản đó như bình thường nhưng giấy tờ sở hữu tài sản sẽ do ngân hàng giữ. Trong trường hợp người vay không thể trả khoản tiền đã vay, tài sản đã thế chấp sẽ được ngân hàng giữ lại và có quyền xử lý để thu hồi số tiền vay.

Ví dụ: Khách hàng A vay thế chấp mua nhà tại ngân hàng MSB với tài sản thể chấp là căn nhà sẽ mua (tài sản hình thành trong tương lai). Ngân hàng MSB sẽ tiến hành thẩm định giá trị căn nhà và đưa ra hạn mức cho vay phù hợp. Giấy tờ liên quan đến căn nhà như sổ đỏ sẽ được ngân hàng giữ lại. Căn nhà khách hàng vẫn ở và sinh hoạt bình thường.

Các hình thức vay thế chấp hiện nay

Hiện nay các ngân hàng đang cung cấp các sản phẩm vay thế chấp phổ biến như:

  • Vay mua nhà
  • Vay mua xe
  • Vay sản xuất kinh doanh
  • Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo
  • Vay cầm cố giấy tờ có giá

So sánh vay tín chấp và vay thế chấp

Vay thế chấp và vay tín chấp là hai hình thức vay vốn phổ biến, tuy nhiên hai hình thức này có sự khác biệt. Bảng sau sẽ giúp khách hàng phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp, từ đó hiểu và đưa ra sự lựa chọn phù hợp khi có nhu cầu:  :

Tiêu chí

Vay tín chấp

Vay thế chấp

Tài sản đảm bảo (tài sản thế chấp)

Không yêu cầu tài sản thế chấp 

- Bắt buộc phải có tài sản thế chấp 

- Ngân hàng sẽ có quyền xử lý đối với tài sản thể chấp trong trường hợp khách hàng không trả nợ khoản vay. 

Hạn mức cho vay 

Không quá 500 triệu đồng. Với một số đối tượng đặc thù, một số ít ngân hàng cho vay với hạn mức vay lớn hơn như  Vietcombank cho vay Tối đa 1 tỷ đồng đối với khách hàng là….  Hoặc Standard Chartered cho vay tối đa 900 triệu đồng đối với khách hàng….

Số tiền cho vay lớn lên đến 70%-100% giá trị tài sản đảm bảo, tùy từng gói vay 

Thời gian vay

1 năm đến 5 năm 

Có thể lên tới 35 năm

Lãi suất vay

Lãi suất cao, dao động từ… cố định trong suốt thời gian vay

- Lãi suất thấp hơn so với vay tín chấp

- Lãi suất thường cố định trong 6 - 12 tháng đầu và sau đó thả nổi theo thị trường

Các khoản phí khi  vay

- Phí xử lý hồ sơ

- Phí bảo hiểm khoản vay

- Phí phạt nếu thanh toán trễ hẹn

- Phí trả nợ trước  hạn

- Phí thẩm định tài sản

- Phí xử lý hồ sơ

- Phí bảo hiểm khoản vay

- Phí phạt nếu thanh toán trễ hẹn

- Phí trả nợ trước hạn

Điều kiện vay

- Độ tuổi: từ 20 đến 55 với nữ và 20 đến 60 với nam

- Không có nợ xấu

- Có thu nhập ổn định từ lương hoặc từ kinh doanh, đủ khả năng trả nợ

- Độ tuổi: từ 20 đến 55 với nữ và 20 đến 60 với nam. Không quá 70 tuổi với người bảo lãnh

- Không có nợ xấu

- Có thu nhập từ lương, sản xuất kinh doanh, cho thuê nhà...đủ khả năng trả nợ

- Có tài sản đảm bảo hợp pháp theo quy định của ngân hàng. Chấp nhận tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của cha, mẹ, anh chị em ruột trong gia đình.

Thủ tục vay

Đơn giản và nhanh chóng hơn:

- Bản sao CMND/CCCD, sổ hộ khẩu

- Cà vẹt xe

- Hóa đơn điện nước

...

Bao gồm nhiều giấy tờ hơn:

- Giấy tờ chứng minh nhân thân: CMND/CCCD/Hộ khẩu

- Giấy tờ chứng minh thu nhập: Bảng lương, sao kê lương, giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh

- Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo

- Phương án vay vốn

- Phương án trả nợ khoản vay

- Các giấy tờ khác theo quy định của từng ngân hàng

Thời gian duyệt giải ngân

1 đến 3 ngày

5 ngày đến 10 ngày

Đối tượng khách hàng vay vốn

Khách hàng có thu nhập ổn định nhưng không có tài sản đảm bảo

- Khách hàng có thu nhập ổn định từ lương, hoạt động kinh doanh...

- Có tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của khách hàng hoặc người bảo lãnh

Rủi ro mất tài sản

Không có do không phải thế chấp tài sản

Nếu không trả được nợ thì ngân hàng sẽ đem đấu giá, phát mại tài sản đảm bảo để trả nợ thay cho khách hàng.



 So sánh vay tín chấp và thế chấp

So sánh vay thế chấp và tín chấp

Nên vay tín chấp hay vay thế chấp có lợi nhiều hơn?

Từ những phân tích ưu, nhược điểm của 2 hình thức trên, ta có thể dễ dàng thấy được mỗi sản phẩm có những thế mạnh riêng. Việc nên vay tín chấp hay vay thế chấp phụ thuộc vào tình huống và nhu cầu của mỗi người.

Tuy nhiên, nếu xét về mặt chi phí trả lãi cho khoản vay thì rõ ràng hình thức vay thế chấp sẽ luôn có lợi hơn. Ví dụ như tại ngân hàng PVcomBank nếu khách hàng vay 500 triệu theo hình thức tín chấp sẽ phải chịu lãi suất từ 10%/năm. Nhưng nếu khách hàng vay theo hình thức thế chấp thì lãi suất sẽ chỉ còn hơn 7%/năm.

Tuy nhiên nếu như bạn đang cần một khoản tiền gấp hoặc đang cần một khoản vay lớn thì hình thức vay thế chấp lại không đáp ứng được ngay do thủ tục khá lâu vì phải thẩm định tài sản thế chấp và mang tính rủi ro cao. Trong trường hợp này thì vay tín chấp sẽ thuận tiện hơn vì quy trình xét duyệt nhanh chóng.

Vậy nên, để quyết định khi nào nên vay tín chấp khi nào nên vay thế chấp, bạn cần xác định rõ nhu cầu và khả năng thanh toán của mình, cũng như đánh giá lãi suất vay tín chấp và thế chấp, các ưu và nhược điểm của từng hình thức vay. Từ đó, đưa ra quyết định nên vay tín chấp hay thế chấp phù hợp nhất.

Vay tín chấp rồi có vay thế chấp được không?

Câu trả lời là có. Khi vay tín chấp rồi vay thế chấp sẽ tùy thuộc vào từng quy định và chính sách của từng ngân hàng để cho bạn vay. Tuy nhiên, bạn cần phải đáp ứng được các yêu cầu về khả năng tài chính và tiêu chuẩn đánh giá rủi ro của ngân hàng. Các yếu tố đảm bảo khả năng xét duyệt bao gồm:

  • Đảm bảo được năng lượng tài chính đủ khả năng thanh toán khoản vay tín chấp hiện tại và khoản vay thế chấp
  • Có tài sản để thế chấp
  • Sử dụng vốn vay với mục đích rõ ràng, không trái pháp luật

Tóm lại, khi vay tín chấp và vay thế chấp thì người vay cần phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định chọn loại hình vay nào phù hợp với tình hình tài chính của mình. Bất kỳ loại hình vay nào cũng đều cần có khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn, tránh để lại tình trạng mất điểm tín dụng và gánh nợ.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4,5 (4 lượt)

4,5 (4 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay thế chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *