Ý nghĩa của tài sản đảm bảo trong vay vốn ngân hàng
Mục lục [Ẩn]
Tài sản đảm bảo là gì?
Tài sản đảm bảo là tài sản mà bạn cầm cố để thực hiện vay thế chấp. Nếu bạn không có khả năng hoàn trả khoản vay, bên cho vay/ngân hàng sẽ thu giữ tài sản và bán lại để bù vào khoản lỗ
Ví dụ: Bạn đang cần một số tiền lớn để vay kinh doanh. Bạn cầm cố sổ đỏ để vay được 1 tỷ từ ngân hàng. Trong trường hợp này, tài sản đảm bảo ở đây sẽ là sổ đỏ.
Nếu bạn kinh doanh thua lỗ và không thể trả được khoản vay ngân hàng, ngân hàng sẽ thu giữ nhà đất và bán đi để thu hồi lại khoản lỗ.
Thường tài sản đảm bảo sẽ chia làm 3 dạng:
- Vật có giá trị: Ví dụ như phương tiện giao thông (xe máy, ô tô), kim khí, đá quý, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa có giá trị
- Các giấy tờ có giá trị: Ví dụ như trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu, và các giấy tờ khác trị giá được quy ra bằng tiền.
- Quyền tài sản: Ví dụ như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghệ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, các quyền tài sản khác.
Thông thường tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng là giấy tờ nhà đất, giấy tờ có giá trị do ngân hàng phát hành, phương tiện giao thông, sổ tiết kiệm, bất động sản có sổ đỏ hoặc sổ hồng, đôi khi còn là hợp đồng bảo hiểm có giá trị…. Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của người đứng ra vay, ký hợp đồng vay với ngân hàng.
Ngoài ra, tài sản đảm bảo có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản chắc chắn được hình thành trong tương lai (ví dụ như vay để mua xe ô tô thì xe ô tô đó là tài sản mà chắc chắn trong tương lai sẽ có).
Tài sản đảm bảo là gì?
Tại sao cần có tài sản đảm bảo khi vay vốn ngân hàng?
Khi bạn vay vốn ngân hàng, ngân hàng cần có tài sản thế chấp để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của họ khi có rủi ro về khoản vay.
Thường tài sản thế chấp sẽ áp dụng với khoản vay có số vốn lớn. Do vậy, ngân hàng cần được đảm bảo về quyền lợi, lợi ích của họ khi có rủi ro về khoản vay xảy ra. Tài sản thế chấp chính là khoản đảm bảo đó.
Tuy nhiên, thực tế không phải loại tài sản đảm bảo nào cũng được vay tiền. Các ngân hàng sẽ xem xét tài sản thế chấp của bạn. Nếu tài sản thế chấp của bạn phổ biến, dễ dàng bán lại thì khả năng cho vay sẽ lớn.
Ví dụ: Bạn thế chấp một chiếc xe tải giao hàng. Nhiều doanh nghiệp và ngành công nghiệp cần sử dụng xe tải giao hàng. Do vậy, ngân hàng có thể dễ dàng nhanh chóng bán đi chiếc xe tải đó nếu khoản vay không được hoàn trả.
Tuy nhiên, nếu tài sản thế chấp của bạn là một chiếc máy ép khuôn chỉ tạo ra một sản phẩm duy nhất thì khả năng từ chối của ngân hàng sẽ cao hơn.
Nếu bạn có thể sử dụng tài sản để vay tiền thì khoản vay tối đa bạn được nhận là 75% - 80% tài sản đảm bảo tùy ngân hàng. Giá trị đảm bảo phải cao hơn phần vốn vay để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra.
Hồ sơ tài sản đảm bảo
Đối với mỗi loại tài sản thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung hồ sơ tài sản đảm bảo sẽ có:
1. Các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản thế chấp:
- Nếu TSĐB là bất động sản, bạn cần có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà - đất (sổ đỏ, sổ hồng) và các giấy tờ liên quan đến bất động sản
- Nếu TSĐB là các chứng từ có giá như sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi... bạn cần bản gốc sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi… Nếu là chứng khoán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch tập trung thì bạn cần có xác nhận số dư chứng khoán từ công ty quản lý lưu ký hoặc công ty nhà nước có thẩm quyền
- Nếu TSĐB là phương tiện giao thông, bạn cần có giấy đăng ký phương tiện và bảo hiểm vật chất phương tiện
- Nếu TSĐB là tài sản được đăng ký quyền sở hữu, bạn cần có bản chính quyền sở hữu tài sản cá nhân
- Nếu TSĐB là máy móc, thiết bị, bạn cần có hợp đồng mua sắm thiết bị; hóa đơn, chứng từ tài chính; giấy chứng nhận chất lượng, nguồn gốc; tờ khai hải quan nhập khẩu.
2. Với các TSĐB cần đóng bảo hiểm, bạn cần chuẩn bị giấy chứng nhận bảo hiểm và chuyển quyền thụ hưởng cho bên ngân hàng khi vay vốn
3. Các giấy tờ chứng minh nhân thân như chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, hồ sơ pháp lý, sổ hộ khẩu.
Ngân hàng cần tài sản đảm bảo để bảo vệ quyền lợi
Lợi ích của việc có tài sản đảm bảo đối với người vay thế chấp
Việc có tài sản đảm bảo để vay thế chấp sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người vay, cụ thể:
Lãi suất vay thấp hơn
Nếu bạn đã từng so sánh lãi suất vay có tài sản đảm bảo (vay thế chấp) với vay không có tài sản đảm bảo (vay tín chấp), bạn sẽ thấy lãi suất vay thế chấp tốt hơn hẳn so với vay tín chấp.
Các ngân hàng đều muốn đảm bảo họ lấy lại được toàn bộ số tiền họ cho bạn vay. Do vậy, vay tín chấp thường sẽ có lãi suất cao hơn hẳn vì họ muốn phần lớn số tiền được thu hồi ngay trong những năm đầu khoản vay.
Khi bạn có tài sản thế chấp, nghĩa là bạn đảm bảo cho ngân hàng rằng ngay cả khi bạn không trả được khoản vay, tài sản thế chấp sẽ giúp ngân hàng thu hồi số tiền còn lại. Với sự đảm bảo này thì ngân hàng sẽ đưa ra lãi suất thấp hơn cho người vay.
Mở rộng phạm vi các sản phẩm cho vay có sẵn
Khi bạn vay mà không có cơ sở đảm bảo đồng nghĩa với việc lựa chọn sẽ bị hạn chế. Còn nếu bạn có tài sản thế chấp, bạn sẽ có phạm vi cho vay kinh doanh rộng hơn, từ đó có thể có được những điều khoản có lợi hơn.
Bạn có thể thương lượng tăng số tiền vay
Khi ngân hàng có tài sản thế chấp, họ không cần lo lắng về việc lấy lại tiền. Nếu tài sản thế chấp của bạn có giá trị cao, bạn có thể yêu cầu vay số tiền nhiều hơn cũng như có thể thương lượng để có được thỏa thuận tốt hơn về khoản vay của mình.
Nếu bạn có điểm tín dụng kém, vay thế chấp là cách tốt nhất cho bạn
Nếu xếp hạng tín dụng của bạn kém thì việc vay tiền gần như là không thể. Trong trường hợp này, chỉ có tài sản đảm bảo mới giúp được bạn. Với một tài sản đảm bảo lớn, ngân hàng có thể bỏ qua điểm tín dụng của bạn
Nhìn chung, việc vay vốn có tài sản không chỉ giúp đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng mà cũng đem đến nhiều lợi ích cho bạn. Khi bạn trả đủ tiền gốc và tiền lãi thì ngân hàng sẽ trả lại tài sản đảm bảo cho bạn.
Nếu bạn đang có ý định vay vốn, hãy đăng ký ngay để được tư vấn các gói vay phù hợp với nhu cầu.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất